“Hung thần tòa án” Nguyễn Hòa Bình bị đì, đang muốn “làm loạn”?

Ở Đại hội 13, Nguyễn Hòa Bình vào Bộ Chính trị với hy vọng kiếm cho mình một miếng bánh trong mâm quyền lực của nhóm 18 ông vua tập thể này. Sau khi vào Bộ Chính trị, Nguyễn Hòa Bình có tham vọng thay Trương Hòa Bình ngồi vào ghế Phó Thủ tướng Thường trực, bởi Trương Hòa Bình bị văng khỏi Ủy viên Bộ Chính trị. Tuy nhiên, ông Trương Hòa Bình vẫn lì lợm bám ghế làm ông Nguyễn Hòa Bình mất cơ hội.

Trò chơi chính trị là cần phải tận dụng thời cơ, khi thời cơ qua rồi thì cơ hội cho Nguyễn Hòa Bình cũng qua đi. Khi ông Trương Hòa Bình bị buộc phải rút, thì khi đó, người gần chiếc ghế của Trương Hòa Bình đã trám vào, đó là ông Phạm Bình Minh, lúc đó đang là Ủy viên Bộ Chính trị và cũng đã làm Phó thủ tướng. Cơ hội của Nguyễn Hòa Bình bị kẻ khác chiếm mất.

Cơ hội đến với Nguyễn Hòa Bình gần nhất khi mà Phạm Bình Minh bị kỷ luật mất chức, ông Nguyễn Hòa Bình với chức Ủy viên Bộ Chính trị là hợp lý nhất để trám vào. Tuy nhiên, lần này ông Trần Lưu Quang – một Ủy viên Trung ương Đảng – đã trám vào. Bị một Ủy viên Trung ương Đảng giật mất cơ hội, thì quả là đau cho Nguyễn Hòa Bình.

Theo đánh giá của một cây bút am hiểu về nội chính cho biết, Nguyễn Hòa Bình là mẫu người “thượng đội hạ đạp”. Ông này sẵn sàng bán rẻ lương tâm để làm bất cứ điều gì, miễn đạt mục đích chính trị. Vụ án Hồ Duy Hải đã làm hiện rõ bản chất của ông này, khi ông ta cố ép chết Hồ Duy Hải, bất chấp những vật chứng được xác định là do cơ quan điều tra mua ngoài chợ, rồi ghép tội. Vụ ép chết Hồ Duy Hải là cách xử án đổ vấy tội lên người một người dân thấp cổ bé họng, nhằm bảo vệ hung thủ thật sự, được cho là con cháu của một thế lực chính trị rất lớn ở miền Nam.

Nếu nói, vụ bắt cóc người ở Berlin tạo nên thương hiệu cho Tô Lâm, thì vụ xử Hồ Duy Hải tạo nên “thương hiệu” cho Nguyễn Hòa Bình. Có bạn đọc cho nhận xét rằng, Nguyễn Hòa Bình là “hung thần tòa án”. Chưa thấy ông quan tòa nào trắng trợn như Nguyễn Hòa Bình.

Tuy ông Nguyễn Hòa Bình làm mọi cách vì mục đích chính trị, kể cả trắng trợn dẫm đạp lên cán cân công lý. Tuy nhiên, ông này vẫn không đạt được ý đồ như kỳ vọng. Là Ủy viên Bộ Chính trị nhưng bị đì ở ghế Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, chứ không được bố trí công việc tương xứng. Rất nhiều cơ hội để nắm ghế Phó Thủ tướng Thường trực, nhưng không hề được tin tưởng, tại sao?

Có ý kiến cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng là người tinh đời. Những kẻ tàn nhẫn với người dân, áp bức với cấp dưới và nịnh nọt cấp trên lộ liễu, ông không tin mấy, có thể, ông dùng nhưng không tin. Nguyễn Hòa Bình là một con người như thế. Ông bị cho là loại người có thể dùng thận trọng, nhưng không thể trao cho ông này quyền lực lớn. Và đó có thể là nguyên nhân Nguyễn Hòa Bình cứ bị đì ở ghế Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao.

Nguyễn Hòa Bình bày thêm trò

Được biết, ngày 26/2, ông Nguyễn Hòa Bình sẽ cho tổ chức Hội nghị triển khai công tác cải cách tư pháp, mục đích là dẹp bỏ Tòa án Nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện. Đổi lại là mô hình phân cấp khác, đó là Tòa án Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân cấp cao, Tòa án Nhân dân cấp tỉnh, Tòa án Nhân dân cấp huyện và Tòa án Quân sự. Khi đổi lại còn Tòa án Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân cấp cao, Tòa án Nhân dân phúc thẩm, Tòa án Nhân sơ thẩm, Tòa án Nhân dân sơ thẩm chuyên biệt và Tòa án Quân sự.

Việc thay đổi này được cho là tạo điều kiện cho các tòa án cấp dưới từ địa phương này với tay sang địa phương khác để xử tội. Điều này có nghĩa là, một số tòa án địa phương sẽ được phép “lộng hành”. Thực tế điều này đã diễn ra khi mà cựu Chủ tịch tỉnh và cựu Bí thư tỉnh Bình Dương bị kéo ra Hà Nội xét xử. Hay mới đây, cựu Chủ tịch tỉnh và Bí thư tỉnh Đồng Nai dính vụ án AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cũng bị kéo ra Hà Nội xử. Ông Nguyễn Hòa Bình đang muốn làm ngành tư pháp loạn lên thật.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://thanhnien.vn/tand-toi-cao-de-xuat-mo-hinh-moi-khong-con-toa-an-cap-tinh-va-huyen-185230221083152799.htm

 

 

Kasse animation 7.8.2023