G7: ‘Nga sẽ bị trừng phạt kinh tế lớn nếu xâm lược Ukraine’

Link Video: https://youtu.be/MT4FkKNo69s

Các nhà lãnh đạo từ nhóm các quốc gia G7 nói rằng việc Nga tăng cường quân đội ở biên giới Ukraine là nguyên nhân gây ra “mối quan ngại nghiêm trọng”, và cảnh báo họ chuẩn bị áp đặt một gói trừng phạt kinh tế khổng lồ nếu Moscow quyết định xâm lược nước láng giềng này.

Trong một tuyên bố được đưa ra vào sáng thứ Hai, các bộ trưởng tài chính từ nhóm các quốc gia dân chủ giàu có nhất thế giới – bao gồm Anh, Hoa Kỳ và Đức – cho biết ưu tiên trước mắt của họ “là hỗ trợ các nỗ lực giảm leo thang tình hình“.

Tuy nhiên, họ cảnh báo rằng nếu Nga tăng cường hành động quân sự, nhóm này sẽ sẵn sàng “áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính tập thể sẽ gây ra những hậu quả to lớn và tức thì đối với nền kinh tế Nga“.

Chúng tôi, các Bộ trưởng Tài chính G7, nhấn mạnh sự sẵn sàng hành động nhanh chóng và quyết đoán để hỗ trợ nền kinh tế Ukraine, đồng thời ủng hộ các nỗ lực đang diễn ra nhằm khẩn trương xác định một con đường ngoại giao hướng tới việc giảm leo thang.”

Các quốc gia phương Tây đã nhiều lần cảnh báo Moscow rằng bất kỳ cuộc xâm lược nào vào Ukraine sẽ gây ra phản hồi làm kinh tế tê liệt, với Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tuần trước cho biết Berlin sẵn sàng “trả một cái giá kinh tế cao” nếu cần có các biện pháp trừng phạt Nga.

Tuy nhiên, vào cuối tuần qua, ông Viktor Tatarintsev, đại sứ Nga tại Thụy Điển, đã chế giễu lời hứa về các biện pháp trừng phạt của phương Tây, đồng thời tuyên bố rằng Tổng thống Vladimir Putin không hề nao núng trước những lời đe dọa đó.

Ông nói thêm rằng “phương Tây càng ép Nga, thì phản ứng của Nga sẽ càng mạnh mẽ hơn“.

Thủ tướng Anh Quốc Boris Johnson vào hôm thứ Hai nói có “bằng chứng khá rõ” là Nga đang lên kế hoạch cho việc xâm lược Ukraine.

Trước đó Ukraine đã yêu cầu một cuộc họp với Nga và các thành viên khác trong một tổ chức an ninh quan trọng của Châu Âu liên quan đến vấn đề leo thang căng thẳng ở biên giới.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói rằng Nga đã phớt lờ những yêu cầu chính thức giải thích việc tăng cường quân sự ở biên giới hai nước.

Ông cho biết “bước tiếp theo” là yêu cầu một cuộc họp với phía Nga trong vòng 48 giờ để có “sự minh bạch” về các kế hoạch quân sự của Nga.

Ảnh: Bộ trưởng Tài chính G7, nhấn mạnh sự sẵn sàng hành động nhanh chóng và quyết đoán để hỗ trợ nền kinh tế Ukraine

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Bảy nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng phương Tây sẽ đáp trả một cách dứt khoát đối với cuộc xâm lược vào Ukraine.

Trong nỗ lực mới nhất nhằm kiềm chế sự thù địch ngày càng gia tăng, hai người đã nói chuyện qua điện thoại một giờ, sau khi Washington và các đồng minh cảnh báo rằng quân đội Nga, với 100.000 binh sĩ đông đảo gần Ukraine, có thể xâm lược bất cứ lúc nào.

Moscow gọi những lời cảnh báo đó là “sự cuồng loạn“.

Tổng thống Biden đã nói rõ rằng, nếu Nga tiến hành một cuộc xâm lược nữa vào Ukraine, Hoa Kỳ cùng với các đồng minh và các đối tác của chúng tôi sẽ đáp trả một cách dứt khoát và áp đặt những tổn phí nhanh chóng và nghiêm trọng đối với Nga.”

Tổng thống Biden nhắc lại rằng một cuộc xâm lược nữa của Nga vào Ukraine sẽ gây ra sự đau khổ cho con người và làm giảm vị thế của Nga,” Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố.

Thủ tướng mới của Đức Olaf Scholz mới đây có chuyến công du đầu tiên tới Washington trong bối cảnh bị chỉ trích về phản ứng yếu ớt đối với cuộc khủng hoảng Ukraine.

Các thành viên đảng Cộng hòa đã khắc họa Berlin như một cái phanh đối với các lệnh trừng phạt, vì lợi ích Đức của trong việc duy trì nhập khẩu khí đốt từ Nga.

Sau cuộc gặp với thủ tướng, Tổng thống Biden khẳng định rằng Nord Stream 2 sẽ không đi vào hoạt động nếu Moscow xâm lược Ukraine.

Ông Scholz đã không đi quá xa đến vậy, với lý do cần phải rõ ràng hơn về chiến lược mơ hồ này. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng Mỹ và Đức sẽ tuyệt đối đoàn kết trong việc thực hiện các bước tương tự để đối phó với bất kỳ cuộc xâm lược nào và những bước đi này sẽ rất cứng rắn.

Ông Biden đã ra sức phủ nhận ý kiến cho rằng Đức không phải là một đồng minh đáng tin cậy, ông khẳng định nhiều lần rằng ông không nghi ngờ gì về điều đó.

Đầu tuần, có tin chính phủ Ukraine ‘sẵn sàng linh hoạt về tương lai gia nhập Nato hay là không’.

Trả lời BBC Ukraine, đại sứ Ukraine tại Anh, Vadym Prystaiko nói rằng nước ông “sẵn sàng linh hoạt” về mục tiêu gia nhập Nato.

Ukraine có thể bỏ mục tiêu gia nhập Nato để tránh chiến tranh với Nga, theo lời ông Prystaiko nói.

Tin này đang được các báo châu Âu đăng lại đồng loạt.

Ngay lập tức, chính phủ Anh trong ngày 14/02 cho biết Anh ủng hộ mọi quyết định của Ukraine về đường lối có chủ quyền của họ, kể cả trong việc có muốn trở thành thành viên khối quân sự Nato hay không.

Khủng hoảng Ukraine: Putin, Schroeder, Warnig và ‘cục xương Nord Stream’

Phát biểu yếu ớt của thủ tướng Đức vừa lên cầm quyền, Olaf Scholz về khủng hoảng Ukraine vừa bị các báo châu Âu, gồm cả đài báo Đức chỉ trích.

Ông Scholz, thuộc đảng thiên tả SPD của Đức, bị chỉ trích vì không đồng ý bán hoặc chuyển vũ khí cho Ukraine để phòng thủ chống Nga mà chỉ nói chung chung về sự “đoàn kết của châu Âu” trước Nga.

Người lãnh đạo quốc gia chủ chốt và đông dân nhất trong EU còn không nhắc tới cả “con voi trong phòng khách” – đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2, khi nói về Ukraine trong chuyến thăm sang Hoa Kỳ tuần trước.

Đường ống khí đốt đặt ở lòng biển Baltic, từ Nga chạy thẳng sang Đức, bỏ qua các nước Đông Âu đang gây chia rẽ tại EU, và hiện chờ cấp phép của Berlin và Brussels thì mới vận hành được.

Căng thẳng tại Ukraine khiến các tiếng nói đòi bỏ dự án này ngày càng lớn nhưng Đức vẫn chần chừ.

Như một số tờ báo châu Âu chỉ ra, ông Scholz và đảng SPD có truyền thống mềm dẻo (có người cho là mềm yếu) đối với Nga.

Truyền thống ‘sợ Nga’ hay muốn làm thân để ‘cải hóa’?

Một cựu thủ tướng Đức khác của đảng SPD, ông Gerhard Schroeder không chỉ rất thân ông Vladimir Putin, mà còn là người đã ký năm 2005 để Nga thực hiện dự án Nord Stream, gồm hai đường ống dẫn khí từ Nga sang Đức.

Xa hơn về quá khứ, thủ tướng Willy Brandt (SPD) chính là người đề xuất chính sách hòa hoãn với Liên Xô năm 1973, và đồng ý mua khí đốt từ Moscow.

Chính sách hướng Đông (Ostpolitik) của ông Brandt có mục tiêu tạo ra môi trường hòa bình cho châu Âu thời Chiến tranh Lạnh, và “khuyến khích Liên Xô cải tổ“.

Trên thực tế, Liên Xô tan rã vì không thể tự cải tổ, và ông Vladimir Putin nay theo đuổi đường lối khác hẳn, không tự do hóa chính trị Nga, mà trở thành nhà cầm quyền độc đoán, theo phóng sự chuyên đề Khủng hoảng Ukraine trên tờ Sunday Times ở Anh hôm 13/02/2022.

Nhưng niềm tin vào Putin của các chính trị gia Đức, gồm cựu thủ tướng Schroeder không đổi, tờ báo này nói.

Việc rà lại quan hệ thân tình của Gerhard Schroeder với Vladimir Putin sẽ giúp người ta sáng tỏ thêm về dự án Nord Stream, và ảnh hưởng của Nga tại Đức, theo Sunday Times.

Và quan hệ này không có gì là bí mật, theo trang web của đài Deutsche Welle, thuộc chính phủ Đức.

Trong bài “Putin and Schröder: A special German-Russian friendship under attack” hôm 31/01/2022, đài này cho hay quan hệ thân hữu của hai ông Schroeder và Putin bị chỉ trích.

Bài báo mô tả ngay từ năm 2004, 2005, ông Putin đã thân với ông Schroeder, và đây là “cặp bạn bè có điểm mù (blind spot)”, hàm ý chính trị gia Đức không nhìn thấy thực sự ông ta bị Putin lợi dụng trong cuộc chơi ngoại giao châu Âu.

Schroeder không nhìn thấy một Putin khác trong quan hệ thân mật hết sức đó mà chỉ thấy một Putin đã dắt ông ta đi trượt xe kéo trên tuyết một tối Giáng Sinh ở Moscow, một Putin thăm Schroeder tại nhà riêng ở Hanover khi ông ta làm lễ sinh nhật 60 tuổi.”

Mới đây, ông Schroeder lên tiếng phê phán Ukraine.

Nhưng tình thân với Nga của ông đã có từ lâu. Ngay sau khi rời chức thủ tướng Đức (nhiệm kỳ 1998-2005), Gerhard Schroeder đã nắm chức trong hội đồng quản trị tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga, với lương 300 nghìn USD/năm, theo trang RFE.

Các báo Đức từ lâu đã chỉ trích ông Schroeder, như tờ Der Spiegel hồi 2014 từng hỏi có phải cựu thủ tướng “quên mất rằng ông ta cần hành xử có trách nhiệm cho nước Đức như một người từng lãnh đạo quốc gia“.

Năm 2017, ông chuyển sang làm quan chức cho Rosneft của Nga với lương 350 nghìn USD/năm và nói sẽ trả thuế thu nhập tại Đức, theo Reuters, và còn thắng kiện khi một bộ trưởng Đức nói ông “dùng quan hệ cũ để kiếm lợi” ở Nga.

Gần đây, bất chấp căng thẳng Nga-EU vì Ukraine, ông Schroeder được lên chức, quay trở lại ngồi vào hội đồng quản trị của Gazprom, nhà khổng lồ trong ngành dầu khí Nga.

Hoàng Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)


Triệu lời CẢM ƠN!

Hàng triệu người đã xem tin tức và các chương trình của chúng tôi. Ngày càng có nhiều người lựa chọn ủng hộ chúng tôi. Bởi vì cần có một tiếng nói độc lập, phản biện trên các phương tiện truyền thông cho Việt Nam.

Với sự ủng hộ của các bạn, sẽ giúp cho mọi người truy cập thoibao.de miễn phí. Bởi vì chúng tôi xem báo chí không chỉ là sản phẩm truyền thông, mà còn là hoạt động có ích cho cộng đồng.

Đã có hàng chục triệu lượt người mỗi tháng không phải trả bất kỳ khoản nào để xem tin tức trên thoibao.de, nhưng các bạn cũng biết, để có báo chí chất lượng thì chúng tôi phải đầu tư rất nhiều. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần sự hỗ trợ từ các bạn và người những ủng hộ.

1/ Qua Paypal, Visa, Mastercard, America Experess, Sepa Lastschrift: 

QR Code tài trợ:

2/ Qua chuyển khoản ngân hàng:

Tên tài khoản: Thoibao.de

IBAN: DE36 1005 0000 0190 636319

SWIFT: BELADEBE

Địa chỉ: Berliner Sparkasse, Ostseestr. 109, 10409 Berlin, Germany

Khi tài trợ hay chuyển khoản, các bạn ghi dòng chữ: Ủng hộ thoibao.de

Trân trọng cám ơn

Lê Trung Khoa – TBT Thoibao.de. E-Mail: [email protected]  Viber / WhatsApp / Telegram / Signal : +49 170 2363084


>>> Linh mục Giuse Trần Ngọc Thanh: Chết vì đạo?

>>> Thách thức nghiêm trọng nhất của Việt Nam là Đảng Cộng sản

>>> Về hiện tượng ‘nịnh ông Trọng’

Quan hệ Nga-Trung: Bề ngoài hữu nghị, bên trong nghi kỵ


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023