Ông Tập Cận Bình nói gì với ông Nguyễn Phú Trọng?

Link Video: https://youtu.be/KPtHn5_biDo

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, vào sáng 24/9, đã điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.

Hình ảnh do Thông Tấn xã Việt Nam công bố cho thấy cùng có mặt ở cuộc điện đàm, có một số ủy viên Bộ Chính trị tại Hà Nội.

Tân Hoa xã của Trung Quốc thì tường thuật Tổng Bí thư Tập Cận Bình cho biết từ đầu năm đến nay, hai nhà lãnh đạo “duy trì trao đổi mật thiết dưới nhiều hình thức, thúc đẩy hai Đảng Trung – Việt sâu sắc tin cậy lẫn nhau về chiến lược, củng cố hữu nghị truyền thống, cùng dẫn dắt quan hệ song phương trong tình hình mới“.

‘Lợi ích chung’

Theo Tân Hoa xã, trong cuộc điện đàm, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nói: “Hai bên có rất nhiều lợi ích chung và mối quan tâm chung trong tình hình phức tạp chịu sự tác động chồng chất giữa cuộc biến đổi lớn trăm năm không gặp và đại dịch thế kỷ.”

Hai bên cần phải nắm bắt phương hướng đúng đắn, tăng cường đoàn kết hợp tác, không ngừng phát triển lớn mạnh sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, thiết thực bảo vệ tốt lợi ích căn bản của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, góp phần tích cực vào hòa bình và phát triển của khu vực và thế giới.”

‘Bảo vệ an ninh cầm quyền’

Cũng theo phía Trung Quốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh “bảo vệ an ninh cầm quyền của Đảng Cộng sản và an ninh chế độ xã hội chủ nghĩa là lợi ích chiến lược căn bản nhất của hai nước Trung – Việt“.

Trung Quốc kiên định ủng hộ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt Đảng và nhân dân Việt Nam đi con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình nước mình, thực hiện mục tiêu phát triển được xác định trong Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13.”

Ông Tập nói: “Hai bên cần phải tổ chức tốt trao đổi cơ chế hóa như hội thảo lý luận, đào tạo cán bộ, hợp tác đảng ủy địa phương, v.v, sâu sắc giao lưu và học hỏi lẫn nhau giữa các cơ quan đối đẳng hai Đảng, hai nước, tăng cường định hướng dư luận, hai bên cần phải đẩy mạnh kết nối chiến lược phát triển, gây dựng điểm sáng hợp tác mới, để nhân dân hai nước có nhiều cảm giác được hưởng hơn.”

Ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc điện đàm với ông Tập Cận Bình hôm 24-9

Trung Quốc kiên định ủng hộ Việt Nam chiến thắng dịch bệnh, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Hai bên cần phải tăng cường điều phối và phối hợp công việc quốc tế và khu vực, giữ gìn hòa bình và ổn định của Nam Hải, phản đối chính trị hóa vấn đề truy tìm nguồn gốc vi rút nCoV, thực hiện chủ nghĩa đa phương thực sự, thúc đẩy xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại.”

Báo chí Việt Nam chưa đưa tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói gì ở cuộc điện đàm.

Còn theo nguồn của Tân Hoa xã, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “đánh giá cao thành tựu to lớn Trung Quốc giành được trong các lĩnh vực dưới sự lãnh đạo kiên cường của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong 100 năm thành lập Đảng và hơn 70 năm thành lập nước Trung Hoa mới, đặc biệt là kể từ Đại hội Đảng lần thứ 18 với hạt nhân là đồng chí Tập Cận Bình, tin chắc rằng Trung Quốc sẽ thu được thành tích huy hoàng mới trong hành trình mới xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hóa toàn diện“.

Ông cảm ơn Trung Quốc đã dành cho Việt Nam những ủng hộ và giúp đỡ quý báu trong phòng chống dịch bệnh và phục hồi phát triển kinh tế – xã hội.

Theo Tân Hoa xã, ông Nguyễn Phú Trọng nói Đảng Cộng sản Việt Nam sẵn sàng cùng Đảng Cộng sản Trung Quốc tăng cường trao đổi giữa hai đảng, tăng thêm tin cậy lẫn nhau về chính trị, sâu sắc giao lưu kinh nghiệm quản lý đảng, quản lý đất nước, thúc đẩy hai bên tăng cường hợp tác cùng có lợi trong nhiều lĩnh vực.

Ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã chúc mừng Trung Quốc kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc và đón chào 72 năm Quốc khánh Trung Quốc.

Mới đây, vào chiều 11/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng ở Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp ông Vương Nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Ảnh: Thông tin trên báo Tuổi trẻ về giá vaccine TQ là đắt nhất thế giới, gấp khoảng 5 lần vaccine Astra Zeneca của Anh, nhưng mới hôm 22-9 Chính phủ đã phê duyệt mua đến 20 triệu liều vaccine của tập đoàn Sinopharm TQ

Khi gặp mặt, ông Nguyễn Phú Trọng cũng nói hai nước “cùng nhau bàn bạc, giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong hợp tác; tăng cường tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ, về quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai nước

Theo ông Nguyễn Phú Trọng, hai nước “kiên trì giải quyết thỏa đáng các tranh chấp, bất đồng, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc không ngừng phát triển lành mạnh, bền vững, vì lợi ích của nhân dân hai nước“.

Từ khi nhận chức Tổng bí thư, ông Nguyễn Phú Trọng đã có ba chuyến đi thăm Trung quốc tháng 10/2011, tháng 4/2015, và tháng 1/2017. Riêng chuyến đi vào năm 2017 ông Trọng đã ký kết 15 văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có các thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa hai đảng, hợp tác kinh tế, quốc phòng…

Riêng ý đồ cử cán bộ sang Trung Quốc học dưới danh nghĩa là “hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao” được nhà báo Lê Anh Hùng gọi là quyết tâm ‘Hán hoá’ đội ngũ lãnh đạo Việt Nam của ông Nguyễn Phú Trọng.

Dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, việc hợp tác đào tạo cán bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc đi từ “Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ” ký kết vào tháng 11/2015, và sau đó là “Thoả thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao”, được ông Trọng ký vào tháng 1/2017.

Tức là, những cán bộ Việt Nam được đưa sang Trung Quốc đào tạo theo thoả thuận hợp tác mới nhất này thuộc diện cán bộ cấp cao, hoặc là cán bộ nguồn cho những vị trí chủ chốt trong bộ máy nhà nước Việt nam.

Từ năm 1993 đến 2008 có 632 đoàn cán bộ Việt Nam sang Trung Quốc học tập mô hình ‘chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc’. Mỗi đoàn khoảng 20 đến 30 người, từ các ngành như quân đội, công an, hành chính, y tế, giáo dục, đặc biệt là hải quan, v.v.

Tuần đầu sang Trung Quốc, họ sẽ được đưa đi thăm thú các danh lam thắng cảnh trên đất nước Trung Quốc. Sau đó, người của Cục Tình báo Hoa Nam dưới những vỏ bọc khác nhau sẽ tham gia đào tạo họ. Ngày thì học tập, tối thì mỗi cán bộ Việt Nam ở một phòng VIP và có mỹ nữ phục vụ. Họ sẽ bị ghi hình lén để rồi rơi vào vòng khống chế của Trung Quốc lúc nào không hay.

Chương trình đi học tập này do Ban Tổ chức Trung ương tổ chức. Khi về nước, thông qua bàn tay chỉ đạo của Bắc Kinh, họ sẽ được đề bạt vào các chức vụ rồi dần dần vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt. Đây là một hình thức cài cắm người của Tình báo Hoa Nam.

Việt Nam thì không thể “đào tạo cán bộ cấp cao” cho Trung Quốc được – đó là điều không cần phải bàn cãi. Vì vậy, thông qua văn kiện “hợp tác đào tạo” được ông Trọng ký kết vào ngày 12/1/2017, đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao của Việt Nam sẽ dần dần bị Trung Quốc kiểm soát, khống chế và thao túng, trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho mưu đồ thôn tính Việt Nam của Bắc Kinh.” Nhà báo Lê Anh Hùng nêu quan điểm trong bài viết cho đài VOA, hiện ông Lê Anh Hùng vẫn đang bị Công an Hà nội giam giữ từ tháng 7/2018 đến nay chưa đưa ra xét xử.

Bình luận về thái độ “câm như hến” của ông Nguyễn Phú Trọng khi tàu Trung quốc hoành hành gần cả năm ở bãi tư Chính, Chủ tịch hội nhà báo Độc lập Phạm Chí Dũng khi chưa bị bắt, vào tháng 10/2019 đã viết rằng:

Người dân hy vọng rằng Bộ Chính trị Việt Nam phải tính đến việc kiện Trung Quốc, hoặc ít nhất cũng lấp ló khả năng kiện tụng ra trước công luận nhằm xoa dịu phản ứng của dư luận xã hội về một chế độ chỉ biết ‘hèn với giặc, ác với dân’.

Hội nghị trung ương 11 diễn ra trong bối cảnh đã hơn ba tháng kể từ ngày Trung Quốc điều tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 và các tàu hộ vệ cho tàu này xâm phạm Bãi Tư Chính như vào chốn vô chủ quyền, nhưng lực lượng cảnh sát biển và hải quân Việt Nam vẫn chưa một lần dám nổ súng cảnh cáo.

Trong khi đó, toàn bộ chóp bu Việt Nam từ Nguyễn Phú Trọng trở xuống vẫn kiên định ‘câm như hến’ mà không một lần dám nêu tên Trung Quốc, càng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy giới ‘văn dốt, võ dát’ này dám kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

Thế nhưng kết quả của Hội nghị 11 thật bi đát: dù kéo dài trong suốt một tuần lễ, hội nghị 11 đã chỉ như mê nhảm khi Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc hội nghị trên với sự lồng ghép câu ‘thần chú’: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế”, sau khi đã phát biểu khai mạc Hội nghị 11 bằng cách thập thò ‘phân tích dự báo tình hình Biển Đông’”.

 ‘Không nhân nhượng’ hay đã ‘nhượng nước’?

Vài ngày sau Hội nghị 11, ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng có một cuộc tiếp xúc với các đại biểu thuộc đơn vị bầu cử số 1 thuộc 3 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ ở Hà Nội vào sáng ngày 15/10/2019. Sau khi đã lần đầu tiên thú nhận ‘đang là bệnh nhân’ với giọng có vẻ mệt mỏi và cam phận chung sống với bệnh tật, Trọng huấn thị: “Làm sao giữ đất nước yên bình, tiến lên nhưng đồng thời giữ đất nước độc lập thế mới là giỏi. Cha ông ta cũng thế thôi, các cụ khôn khéo lắm. Cố gắng giữ quan hệ nhưng cái gì về độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ta không bao giờ nhân nhượng”.

Phát ngôn trên xảy ra trong bối cảnh tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc và các tàu hộ vệ cho tàu này đã tiến rất sâu vào vùng lãnh hải Việt Nam ở các tỉnh Bình Thuận, Phan Rang, Phú Yên, Bình Định…, với nhiều lần di chuyển đan áo mà có lần chỉ còn cách bờ biển Việt Nam khoảng 100 km.

Lời huấn thị của Nguyễn Phú Trọng đã mâu thuẫn, mâu thuẫn khủng khiếp với với thực tế mất chủ quyền và đang dần mất nước.

Không chỉ nhân nhượng, mà về thực chất đảng CSVN đã để mặc cho kẻ thù biến vùng lãnh hải chủ quyền của Việt Nam thành ‘vùng biển đang tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam’, bộc lộ sự ươn hèn không thể chấp nhận được.” Ông Phạm Chí Dũng thẳng thắn nêu quan điểm.

Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Tương lai của lăng tẩm và mồ mả của các lãnh đạo Cộng sản

>>> COVID-19: Bế tắc con đường về quê của công nhân!

>>> “Gia tài niềm tin của chính quyền Việt Nam” có gì?

Đóng – mở đá nhau, ngoáy mũi và vắc-xin Tàu!


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023