Đại gia chạy làng nổi lên như nấm sau mưa, “ung nhọt” đang ăn vào chân trụ của VinGroup

Link Video: https://youtu.be/w56I-IFYZcI

Nền kinh tế Việt Nam đang bị dịch bệnh ăn cho mục ruỗng, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản đang là hai nơi mọc ra rất nhiều ung nhọt của nền kinh tế. Một số nhà quan sát dự báo, nếu nền kinh tế Việt Nam có sụp đổ, thì nó tích tụ ở hai chân trụ yếu nhất này. Điều đáng nói là số tỷ phú đô la của Việt Nam có dính đến bất động sản rất nhiều. Thậm chí như Trường Hải cũng đầu tư ngành bất động sản, với công ty con là Đại Quang Minh làm chủ dự án Khu đô thị Sala TP. Thủ Đức.

Đa số các đại gia nổi lên từ bất động sản, và trong cơn khủng hoảng năm 2022 này, đại gia bất động sản cũng là những đại gia bị đổ nhiều nhất. Từ Tân Hoàng Minh, FLC, đến Vạn Thịnh Phát đều là những đại gia bất động sản và có dính đến thị trường chứng khoán. Ngoài những đại gia đã bị pháp luật sờ gáy trên, thì các đại gia chưa bị pháp luật sờ gáy cũng bắt đầu đổ nợ. Mà hầu hết khi đổ nợ, các đại gia đều không thể thanh toán lại tiền đầu tư cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Những ngày qua, chuyện Tập đoàn Egroup của Shark Thủy vỡ nợ đã rùm beng trên cộng đồng mạng, nhà đầu tư cũng không thể thu hồi tiền. Nhà đầu tư của Egroup cũng chẳng khác nào nhà đầu tư đã trót mua trái phiếu của Tân Hoàng Minh và An Đông? Hầu hết những nhà đầu tư trái phiếu đều bị cám dỗ bởi lãi suất hấp dẫn của trái phiếu doanh nghiệp, mà quên rằng, lợi nhuận càng cao thì càng rủi ro càng lớn. Thực tế rất nhiều người đã và đang gánh chịu rủi ro.

Hình: Nhiều đại gia bất động sản bị nợ dí

Từ năm ngoái, nhà đầu tư đã phải biểu tình vì Tập đoàn Sunshine chiếm dụng vốn của nhà đầu tư. Đấy là dấu hiệu của việc ung nhọt bắt đầu lở loét, và cho đến hôm nay, thì tên những nạn nhân đang được nối dài với Tân Hoàng Minh, với Vạn Thịnh Phát, với SCB, với Egruop, và rồi còn với ai nữa? Trong tình hình nền kinh tế ảm đạm như hiện nay thì khó có chuyện khủng hoảng sớm chấm dứt. Nhiều tháng qua, cộng đồng mạng cũng đã soi vào Tập đoàn VinGroup của ông Phạm Nhật Vượng rất nhiều. Bởi không ai thấy lạc quan nếu mảng bất động sản – mảng kinh doanh chủ lực của Vin Group gặp phải vấn đề.

Có người ví von rằng, vết loét khủng hoảng tài chính đang gặm nhấm vào chân trụ cứng nhất của VinGroup. Đó là việc gọi vốn. Ông Phạm Nhật Vượng lập ra Công ty VMI để gọi vốn mà không thông qua thị trường chứng khoán. Đây là cách mà ông Vượng có thể huy động vốn trong khi vẫn tránh né được cặp mắt soi mói của Uỷ ban Chứng khoán. Đấy là một dấu hiệu ung nhọt đang nổi lên.

Mấy tháng trước, một tờ báo cho biết VinGroup nợ đến 285% so với vốn chủ sở hữu. Không biết vì lý do gì mà tờ báo bị ép phải rút bài, và sau đó là hàng loạt tin tức từ Bộ Công an đứng ra thanh minh cho những tin đồn nhắm vào ông Phạm Nhật Vượng. Với việc kiểm soát báo chí và điều khiển được Bộ Công an, ông Vượng muốn cho xã hội thấy điều gì? Ắt hẳn ông muốn cho xã hội thấy rằng, ông vẫn còn đang rất mạnh, vì rất mạnh nên mới điều khiển được báo chí và Bộ Công an.

Hình: Liệu người Việt ở Mỹ có hứng thú với việc móc túi giao cho Vượng không

Sức mạnh đó cũng được thừa nhận từ nhiều năm qua. Tuy nhiên dù thể hiện thế nào thì cũng không thể che đậy được sự hụt hơi của dòng tiền đầu tư của Vin. Hình ảnh bế tắc vốn đã xuất hiện từ nhiều tháng qua và cho tới nay vẫn chưa có cách khả dĩ nào để giải quyết.

Mới đây, báo chí lại PR mạnh mẽ cho hồ sơ xin IPO của VinFast trên thị trường chứng khoán Mỹ, trong đó, có bức tâm thư của ông Chủ tịch VinGroup – Phạm Nhật Vượng. Đọc bức tâm thư thấy toát lên những khoe khoang về năng lực và vẽ ra viễn cảnh đẹp đẽ. Tuy nhiên, tâm thư nào cũng thế, cũng chỉ với mục đích tìm kiếm lợi ích cho công ty, còn nhà đầu tư thì vẫn là người bị đối xử bạc bẽo nhất nếu doanh nghiệp làm ăn thất bại.

Có thể nói, được IPO trên thị trường Mỹ là cơ hội gọi vốn ngoại cho VinFast. Tuy nhiên, nếu gọi vốn thành công mà kinh doanh thất bại thì đấy là ác mộng cho nhà đầu tư. VinFast thì rất dễ thất bại, bởi xe xăng đã chứng minh rồi và giờ đến xe điện. Thị trường Mỹ là sân chơi của khủng long, rất khó để VinFast tránh được những bàn chân khổng lồ dẫm nát.

Hình: Ở Việt Nam, việc ông Vượng gọi vốn phi chính thống là câu hỏi rất lớn với những người quan tâm

Lê Hoàng – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Hỗn loạn chuyện ngân hàng nợ, nguyên nhân từ đâu?

>>> Huệ Vương trồi lên rồi lặn xuống, liệu có lặn cùng Phó Thủ Lê Văn Thành hay không?

>>> Bà Trương Thị Mai dọa ai? Dọa Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh rồi ai nữa?

Tranh nhau xà xẻo: Sài Gòn đội vốn lên gấp 78 lần, Bình Dương thổi giá mỗi camera bằng xe Camry


Kasse animation 7.8.2023