Niềm tin tan vỡ – dân trữ vàng, kinh tế tê liệt, những hệ lụy nào sẽ xảy ra tiếp theo?

Link Video: https://youtu.be/s97jRGG8cQE

Hôm qua, trong bài viết về việc Ngân hàng Nhà nước liên tục bơm tiền ra thị trường, ngân hàng thương mại liên tục tăng lãi suất, nhưng khả năng thanh khoản vẫn đóng băng, chúng tôi có đặt câu hỏi là “Tiền đi về đâu”. Thì dường như, hôm nay chúng ta đã nhận được câu trả lời, khi mà số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới công bố, người Việt Nam đã mua 12 tấn vàng trong 3 tháng qua. Lượng mua này tăng 264% so với cùng kỳ năm ngoái, một tỷ lệ kinh khủng. Cùng kỳ, nhu cầu vàng thế giới chỉ tăng 28%.

Khi mà các ngân hàng tìm đủ mọi cách để bẫy người dân, khi mà các đại gia, các đại tập đoàn đánh rơi những chiếc mặt nạ đẹp đẽ sang trọng, để lộ ra bộ mặt thật gian trá, lừa đảo… khi mà người dân đã cạn kiệt niềm tin… thì họ sẽ đi tìm nơi trú ẩn an toàn hơn cho tài sản của họ. Đó hẳn là vàng, là ngoại tệ mạnh. Điều này cũng không có gì mới mẻ hay kỳ lạ, mà là điều đương nhiên vì ai cũng hiểu giá trị và tính thanh khoản của vàng và đô la Mỹ. Ở thời điểm này, việc tích trữ đô la là khá khó khăn khi mà Ngân hàng Nhà nước siết chặt nguồn ngoại tệ, vậy nên, việc lựa chọn trú ẩn cho tài sản bằng vàng là hợp lý.

Lúc này đây, không còn là việc đầu tư chờ kiếm lãi từ biến động giá, mà tích trữ vàng là hành động bảo vệ tài sản. Lượng vàng tích trữ này sẽ không lưu thông trên thị trường nữa, mà nằm yên trong các két sắt gia đình, chờ sóng gió đi qua.

Hình: vàng SJC được bán ra thị trường

Việc thu vén và cất giữ tài sản này càng làm cho thị trường thêm tê liệt. Ngân hàng không thu hút được vốn, doanh nghiệp không vay được vốn và phải chịu những rủi ro khủng khiếp do những biến động của thị trường, tài sản cố định đã đầu tư ra không có vốn lưu động để vận hành đành nằm xếp xó và trở thành phế liệu, thanh lý cũng chẳng ai mua… Từ đó dẫn tới tình trạng thất nghiệp của hàng nghìn, hàng vạn người… Không sản xuất, không kinh doanh, rồi tình trạng thiếu thốn hàng sẽ dần dần lan rộng.

Nhà báo Bạch Hoàn viết trên trang cá nhân của mình rằng: “Sự thực là, ngay cả những doanh nghiệp tốt hàng đầu của nền kinh tế cũng đang chịu những rủi ro khủng khiếp. Họ phải đóng dây chuyền sản xuất để giảm tồn kho, bớt thiệt hại vì tỷ giá, bớt áp lực vì lãi suất…”

Ngày hôm nay, tình trạng thiếu xăng đã xuất hiện và nguyên nhân của tình trạng này rõ ràng là do thiếu vốn, thiếu tiền. Mọi sự biện bạch lý do này khác đều là ngụy biện, nhằm kéo lệch trọng tâm của vấn đề.

Vậy sau xăng sẽ đến mặt hàng nào? Là lương thực, thực phẩm hay là điện???

Có nhiều người cho rằng, Việt Nam sẽ không thiếu thốn hàng hóa như thời bao cấp, bởi vì hiện nay là kinh tế thị trường, hàng hóa không chỉ giao thương trong nước mà còn giao thương quốc tế. Nếu thiếu hàng, có thể nhập khẩu từ nước ngoài.

Nhưng tiền đề của những giao thương này là TIỀN, TIỀN ĐÂU??? Nếu dòng chảy tiền tệ bị ách tắc, thì những thứ khác cũng trì trệ, ách tắc theo. Cho dù Đảng Cộng sản có dùng bàn tay sắt hay biện pháp mạnh gì đấy thì cũng không thể thay đổi được điều này.

Hình: Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn có nguy cơ dừng hoạt động vì thiếu tiền

Ngày nay, Đảng không thể thành lập các đội “Hồng vệ binh” để đi lục soát từng nhà, lấy đi của cải của họ như thời đánh tư sản. Và ngay cả khi họ làm như vậy thì chắc chắn sẽ không thu được gì, bởi vì người dân đã KHÔN nhiều rồi. Hơn nữa, trong thời buổi vàng thua lẫn lộn, không thể biết nhà nào đang cất giấu nhiều tài sản. Có thể trong những biệt thự to lớn hoành tráng lại là những cái vỏ rỗng ruột, chủ nhân của nó đang nợ nần chồng chất, đầm đìa. Trong khi, những căn nhà đơn sơ lại có những cái két đầy ắp được chôn sâu trong tường hay dưới lòng đất…

Một quan điểm khác cho rằng, rất nhiều gia đình Việt Nam có nguồn thu nhập từ người thân đang sinh sống ở nước ngoài như Việt Kiều, lao động xuất khẩu, du học sinh… Đây là nguồn ngoại tệ lớn cho Việt Nam, nên Việt Nam sẽ không thiếu ngoại tệ, không lo thiếu vốn để nhập khẩu hàng hóa.

Tuy nhiên, dường như những người phân tích theo xu hướng này lại quên rằng, người Việt rất giỏi trong những cách luồn lách để tự bảo vệ. Đa số ngoại tệ từ người Việt ở nước ngoài gửi về Việt Nam không đi theo những con đường chính thống – nghĩa là thông qua ngân hàng, thông qua các dịch vụ được cấp phép, mà là đi theo con đường “chui”. Bằng con đường này, ngoại tệ sẽ đến tận tay người dân, và để bảo vệ tài sản, người dân sẽ không bỏ vốn ra đầu tư kinh doanh hay gửi ngân hàng. Số ngoại tệ đó lại được cất sâu vào trong những cái két gia đình, tiền lại ngưng trệ ở đó, không lưu thông ra thị trường.

Vậy thì, một khi niềm tin đã mất, sự sụp đổ của nền kinh tế là tất yếu, xe tăng, súng ống của Đảng cũng không thể nào ngăn được.

Tú Ngọc – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Miếng bánh lớn phần ông Tổng bí thư, bánh nhỏ phần Thủ tướng

>>> Trịnh Bá Tư – căm hận ngút trời

>>> Gia nhập thương trường bằng quyền lực chính trị, Vạn Thịnh Phát là bậc thầy!

“Vọc” thuốc nổ, Phó bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái vào tù. Yên Bái, quan chức thích dùng “hàng nóng”?


Kasse animation 7.8.2023