Chủ tịch Phúc đề nghị học theo Tây Sơn để giữ nước và trị nước

Link Video: https://youtu.be/VhYWpDEzCiI

Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc mới đây đề cao những bài học của phong trào Tây Sơn đối với điều mà ông gọi là “công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay”.

Tây Sơn là phong trào khởi nghĩa của nông dân Việt Nam vào cuối thế kỷ 18 dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ, được sử sách của đất nước gọi là “anh hùng dân tộc”.

Ông Phúc đưa ra đề xuất kể trên hồi chiều ngày 15/2 tại lễ khánh thành đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt thờ ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ tại mảnh đất phát tích phong trào khởi nghĩa ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, theo tường thuật của Tuổi Trẻ, Thanh Niên và một số báo khác.

Ông ca ngợi những thành tích của Tây Sơn như ‘phát huy văn hóa truyền thống dân tộc, có những chính sách tiến bộ như chiêu hiền đãi sĩ, mở mang công thương, chấn hưng giáo dục, cải cách văn hóa’ và cho rằng những chính sách này ‘giúp đất nước có những bước chuyển mình sau nhiều năm bị chia cắt’, các báo Việt Nam đưa tin.

Nhân dịp này, năm bài học về giữ nước và trị nước từ Nguyễn Huệ – tức hoàng đế Quang Trung mà ông Phúc ca ngợi là ‘hoàng đế lỗi lạc, văn trị võ công’ – cũng đã được ông Phúc nêu lên để các lãnh đạo Việt Nam hiện nay noi theo.

Năm bài học đó, theo các bản tin của báo chí trong nước, là: tin ở chính mình, tin vào cơ đồ đất nước mình; thần tốc, tức là làm gì cũng phải nhanh chóng, khẩn trương; táo bạo, quyết đoán, quyết liệt trong công việc; tận dụng thời cơ, từng cơ hội nhỏ để đạt thắng lợi cuối cùng; chắc chắn trong hành động, phải chắc thắng thì mới đánh.

Những bài học này không những quan trọng đối với sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc mà còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc về phát triển kinh tế-xã hội cho Bình Định nói riêng và cả nước nói chung”, phát biểu của ông Phúc được báo chí trích dẫn lại.

Ông còn nói rằng tinh thần, khí chất, trí tuệ di sản của vua Quang Trung ‘mãi mãi trường tồn cùng dân tộc’ và là ‘niềm cảm hứng to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc’.

Ảnh: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dâng hương tại Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt.

Trong bài phát biểu của mình, ông Phúc cũng nhắc lại bài hiểu dụ nổi tiếng của vua Quang Trung khi lên ngôi “Đánh cho để dài tóc / Đánh cho để đen răng / Đánh cho nó chích luân bất phản / Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn / Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

 

Chủ tịch Phúc yêu cầu chính quyền Bình Định và Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch sớm lập đề án phát huy bền vững giá trị của đền Tây Sơn Tam Kiệt vốn được Nhà nước xếp hạng là ‘di tích quốc gia đặc biệt’.

Đền Tây Sơn Tam Kiệt bao gồm các hạng mục như nhà Tiền bái thờ các văn thần, võ tướng, Thượng điện thờ ba anh em Nguyễn Huệ, nhà Tiền tế thờ thân phụ, thân mẫu và tổ tiên họ Nguyễn Tây Sơn, Nhà bia, Nghi môn…

Nguyễn Huệ được các sử gia đánh giá là một trong những nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam – vừa có công giữ nước, vừa có tài trị nước với một loạt chính sách cải cách nhằm đưa đất nước đi lên sau thời gian dài nội chiến và loạn lạc.

Ông là người đánh bại đánh bại các thế lực phong kiến cát cứ của nhà Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn để thống nhất đất nước sau thời Trịnh-Nguyễn phân tranh và lên ngôi hoàng đế vào năm Mậu Thân 1788.

Trong lĩnh vực giữ nước, ông cũng được đánh giá là thiên tài quân sự khi đã dẫn quân ra Bắc đánh bại cuộc xâm lược của 20 vạn quân Thanh trong trận Ngọc Hồi-Đống Đa vào mùng 5 Tết Kỷ Dậu năm 1789.

Trước đó, ông cũng từng đưa quân vào Nam đại phá 5 vạn quân Xiêm ở trận Rạch Gầm-Xoài Mút vào năm 1785.

Vua Quang Trung ở ngôi không bao lâu thì đột ngột băng hà vào năm 1792.

Ảnh: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu 5 bài học từ Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Nhà Tây Sơn cũng suy vi từ đó, sau đó bị Nguyễn Ánh đánh bại để lập nên nhà Nguyễn ở Huế vào năm 1802.

Mặc dù có công đánh giặc ngoại xâm, nhưng phong trào Tây Sơn cũng bị chỉ trích là ‘truy cùng giết tận’ dòng tộc của chúa Nguyễn, trong đó có Nguyễn Ánh, và tàn sát người Hoa ở miền Nam do họ theo Nguyễn Ánh.

Người dân miền Nam vào cuối thời kỷ 18 đa phần phò tá Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn.

Thủ tướng VN thăm nghĩa trang liệt sĩ trong chiến tranh với Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm 26 tháng 1 năm 2022 đến Đài tưởng niệm Pò Hèn để thắp nhang cho các quân nhân qua đời trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 với Trung Quốc.

Mạng báo Chính phủ đưa tin về chuyến đi của ông Chính đến khu vực biên giới ở tỉnh Quảng Ninh, tháp tùng trong đoàn còn có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Huy Vịnh, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Lê Đức Thái và Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể.

Tờ báo điện tử của Chính phủ Việt Nam cho biết, tại nơi đây vào ngày 17/2/1979, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng 209, Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh và cán bộ Lâm trường Hải Sơn, nhân viên thương nghiệp Móng Cái đã ngoan cường chiến đấu bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Các tờ báo nhà nước sau đó đăng tải các bản tin tường thuật về chuyến đi nhưng không nói rõ những quân nhân này tử trận trong cuộc chiếc với phía nào.

Ông Chính lên thăm nghĩa trang liệt sĩ trong chiến tranh biên giới sau khi có vụ binh lính Trung Quốc ném đá sang Việt Nam khi các công nhân đang xây kè và hàng rào biên giới hồi đầu tháng 1/2022.

Ảnh: Vua Quang Trung

Quốc gia láng giềng cũng chặn hàng ngàn xe container chở nông sản ở các cửa khẩu để kiểm soát tốc độ lây lan của COVID-19 khiến người dân Việt khốn đốn.

Trước chuyến đi của ông Chính, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đi thăm nghĩa trang liệt sĩ huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang vào ngày 12/1.

Hôm 8 tháng 12 năm 2021, trước khi tham dự buổi Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh Hà Giang, Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên.

Với những dữ liệu vừa nêu, một số nhà quan sát cho rằng, mục đích chính của ông Nguyễn Xuân Phúc đến Hà Giang không nhằm kỷ niệm 130 năm ngày thành lập tỉnh này, mà thực chất là ông Phúc muốn đến thăm nghĩa trang Vị Xuyên nhằm gửi đi một vài tín hiệu cho Bắc Kinh.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nêu nhận định của ông với RFA vào sáng ngày 9 tháng 12:

Câu hỏi thứ nhất là tại sao ông ấy lại đi vào lúc này và sáng đi tối về luôn, không đi thăm ai hết. Ngày xưa Trung Quốc đánh Việt Nam là ngày 17 tháng 2, trận Vị Xuyên ngày 12 tháng 7, như thế ngày ông Phúc thăm nghĩa trang Vị Xuyên chả ăn nhằm vào đâu cả. Đấy là một tín hiệu đối với Bắc Kinh.

Tín hiệu thứ nhất là Việt Nam không quên bọn xâm lược.

Tín hiệu thứ hai là ông Phúc vừa ở Nga về, ông Phúc ký với Nga một số thỏa thuận về an ninh rất tốt và có quyền tin vào sự hậu thuẫn của Nga tốt hơn trong vấn đề an ninh và các hợp tác khác.

Thứ ba, do ông Phúc là một chính khách nên hoạt động đó là một tín hiệu gửi đến cho người dân, cho những người trong ban chấp hành trung ương ĐCSVN và những người khác trong Bộ chính trị nữa.”

Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 18 tháng 1 năm 1950. Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc đem quân tấn công các tỉnh dọc biên giới của Việt Nam với mục đích ‘dạy cho Việt Nam một bài học’. Hai nước trở thành kẻ thù của nhau.

Đến năm 1991, hai nước Việt Nam và Trung Quốc tuyên bố bình thường hóa quan hệ theo phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên là nơi yên nghỉ của hơn 1.800 anh hùng liệt sĩ hy sinh trong công cuộc chống bọn bành trướng Trung Quốc xâm lược từ năm 1979 đến 1989. Nghĩa trang được xây dựng từ năm 1990 đến 1991 mới hoàn thành trong hoàn cảnh cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã chấm dứt và trong hoàn cảnh quan hệ Việt Trung đã trở lại bình thường.

Tháng 4 năm 1979, báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam ước lượng tổng thương vong của quân Trung Quốc là 62.500 người. Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương. Còn theo tạp chí Time thì có khoảng 10.000 lính Việt Nam thiệt mạng và trên 20.000 lính Trung Quốc tử vong.

Hải Yến – Thoibao.de (Tổng hợp)


Triệu lời CẢM ƠN!

Hàng triệu người đã xem tin tức và các chương trình của chúng tôi. Ngày càng có nhiều người lựa chọn ủng hộ chúng tôi. Bởi vì cần có một tiếng nói độc lập, phản biện trên các phương tiện truyền thông cho Việt Nam.

Với sự ủng hộ của các bạn, sẽ giúp cho mọi người truy cập thoibao.de miễn phí. Bởi vì chúng tôi xem báo chí không chỉ là sản phẩm truyền thông, mà còn là hoạt động có ích cho cộng đồng.

Đã có hàng chục triệu lượt người mỗi tháng không phải trả bất kỳ khoản nào để xem tin tức trên thoibao.de, nhưng các bạn cũng biết, để có báo chí chất lượng thì chúng tôi phải đầu tư rất nhiều. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần sự hỗ trợ từ các bạn và người những ủng hộ.

1/ Qua Paypal, Visa, Mastercard, America Experess, Sepa Lastschrift: 

QR Code tài trợ:

2/ Qua chuyển khoản ngân hàng:

Tên tài khoản: Thoibao.de

IBAN: DE36 1005 0000 0190 636319

SWIFT: BELADEBE

Địa chỉ: Berliner Sparkasse, Ostseestr. 109, 10409 Berlin, Germany

Khi tài trợ hay chuyển khoản, các bạn ghi dòng chữ: Ủng hộ thoibao.de

Trân trọng cám ơn

Lê Trung Khoa – TBT Thoibao.de. E-Mail: [email protected]  Viber / WhatsApp / Telegram / Signal : +49 170 2363084


>>> Chuyên gia: Chiến tranh Nga-Ukraine có thể khiến Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc ở Biển Đông

>>> Vì sao quan chức thời nay không dám “đột phá”?

>>> Quan hệ Nga-Trung: Bề ngoài hữu nghị, bên trong nghi kỵ

Cuộc chiến Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979 vẫn chưa được truyền dạy đầy đủ!


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT