Chuyện gì đang xảy ra với “giới siêu giàu”?

Link Video: https://youtu.be/ErSuwR2QfDc

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang làm xã hội ‘bế tắc’, con người ‘bí bách’ thường dễ ‘nổi giận’, nhất là khi có những đối tượng và lý do thoả mãn.

Dư luận và chính quyền chưa hết phẫn nộ với những cá nhân, tổ chức liên quan trong đại án ‘Việt – Á’, coi chúng là tội ác và “lũng đoạn nhà nước”…, thì lại bàng hoàng không hiểu điều gì đang xảy ra với giới siêu giàu.

Hai biến cố khiến dư luận dậy sóng xung quanh hành động ‘bất thường’ của hai ông chủ của hai Tập đoàn: Tân Hoàng Minh về việc đấu giá đất ‘khủng’, 2,4 tỷ đồng/m2 tại Thủ Thiêm gây ‘phá giá thị trường’, và FLC về ‘bán chui’ hàng triệu cổ phiếu để trục lợi…

TS. Phạm Quý Thọ nêu ý kiến qua bài phân tích các sự kiện nóng gần đây với tựa đề “Chuyện gì đang xảy ra với “giới siêu giàu”?”

Các diễn biến vẫn tiếp tục thu hút sự chú ý. Trước phản ứng dữ dội của công luận chính quyền đã phải ‘vào cuộc’.

Đại biểu Quốc hội khoá 15 nói: ‘Cần chế tài nghiêm khắc’ để ngăn chặn.

Ông Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ‘rà soát các bất thường trong những phiên đấu giá đất gần đây và giao Ngân hàng Nhà nước giám sát các nhà băng cho các nhà đầu tư vay tiền đấu giá đất’, ông Bộ trưởng Bộ tài chính cảnh báo về hành vi gây ‘rối loạn thị trường’ tài chính và bất động sản, Uỷ ban Chứng khoán ‘hủy phi vụ giao dịch cổ phiếu FLC vì ‘bán chui’, tuy “chưa có tiền lệ”, nhưng ‘cần làm để đảm bảo minh bạch, kỷ cương thị trường’. Hiệp hội Kế toán Tài chính Việt Nam (VAFI) ‘đề xuất phong tỏa tài khoản chứng khoán của tác nhân’

Truyền thông còn ‘phát hiện’ những hành vi như trên đã từng xảy ra trước đây đối với hai ông chủ của hai tập đoàn trên.

Hơn thế, về việc Bộ Công an xác minh 11 dự án “đất kim cương” của Tân Hoàng Minh tại Hà Nội và ‘đã có văn bản gửi UBND TP.Hà Nội và các sở, ngành liên quan đề nghị phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu về các dự án trên’ là tin nóng…

Ảnh: sau khi tăng nóng một cách kỳ lạ thì giá chứng khoán bất ngờ lao dốc sau thông tin về FLC giao dịch chui và Tân Hoàng Minh bỏ cọc.

Ông Chủ tịch Tân Hoàng Minh vừa có ‘tâm thư’ gửi các lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước và đơn gửi Hội đồng đấu giá của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, trình bày động cơ, xin bỏ cọc lô đất đã trúng thầu và xin chịu phạt như mất tiền đặt cọc lên tới gần 600 tỷ đồng…

Hành vi ‘khó đoán’ trên, phản ứng của dư luận và những động thái của Chính phủ khiến cho câu hỏi chuyện gì đang xảy ra vậy, trước hết với ‘đại diện’ của giới nhà giàu trở thành vấn đề nóng.

Để có thêm vững chắc luận cứ cho câu trả lời hai ý diễn giải dưới đây xuất phát từ góc nhìn mối quan hệ ‘thân hữu’ giữa giới nhà giàu với chính quyền trong quá trình hình thành và phát triển.

Và hơn thế, ‘số phận’ của thành phần xã hội này phụ thuộc vào thái độ ứng xử của Đảng và Nhà nước.

Trước hết, nhận định ít tranh cãi là một số cá nhân trở thành giàu và siêu giàu là nhờ ‘thời thế và đất đai’.

Chủ trương Đổi mới năm 1986, trong đó chuyển đổi nền kinh tế tập trung bao cấp sang thị trường, quyền tự do kinh doanh và cơ hội làm giàu được mở rộng.

Giới siêu giàu đã ra đời, từ số vốn được tích luỹ theo nhiều cách, thậm chí ‘nguyên thuỷ’ và ‘hoang dã’ với số tiền kiếm được trong thời loạn lạc khi Liên Xô cũ và Đông Âu đang tan rã, nhưng phần lớn ‘từ đất’.

Quá trình chuyển đổi tạo ra ‘thời thế’ với mâu thuẫn chủ yếu giữa nền tảng ý thức hệ CNXH của chế độ và kinh tế thị trường.

Ảnh: bản copy 3 trang “Tâm thư” xin bỏ cọc của ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Hoàng Minh gửi cho ’16 cái gạch đầu dòng’, cho thấy sự nịnh bợ thần thánh này hơn cả những bà lên đồng ‘vái lạy tứ phương’. Nó là đỉnh cao của ‘văn hóa’ nịnh bợ chính quyền của tầng lớp doanh nhân hiện nay – Theo bình luận của Luật sư Lương Vĩnh Kim trên FB cá nhân

Đất đai và tài sản công thuộc sở hữu toàn dân, thuộc quyền quản lý bởi những quan chức cộng sản trong một tổ chức đứng trên nhà nước, trong đó lãnh đạo chóp bu không được người dân trực tiếp lựa chọn.

Thị trường phát triển nhờ sở hữu tư nhân và những nguyên tắc vận hành khác đối nghịch với toàn trị và kế hoạch hoá tập trung.

Giới lãnh đạo cố níu kéo ý thức hệ để duy trì chế độ đã không thể tạo ra những thể chế và chính sách thúc đẩy thị trường như một động lực.

Họ biện minh đây chỉ là sách lược quá độ mang tính thực dụng nhưng đã cản trở sự phát triển.

Mâu thuẫn cơ bản trên hiện diện trong mọi thể chế và chính sách hiện hành, không những biến đất đai trở nên ‘màu mỡ’ để làm giàu bởi những kẻ ‘có gan’, mà còn tạo ra kẻ cơ hội, quan chức tiếp tay để trục lợi và tham nhũng.

Trong môi trường này mối quan hệ thân hữu hình thành và củng cố để tạo ra một kiểu nhà nước tư bản thân hữu bởi các mối quan hệ chính trị và kinh doanh phức tạp, tinh vi.

Các nhóm lợi ích, bảo trợ chính trị và bảo kê kinh doanh, công ty bình phong, ‘sân sau’ của quan chức, ‘thật giả lẫn lộn’ dù được ‘nhắc đến’ nhiều, nhưng việc ‘điểm mặt, chỉ tên’, thậm chí trong số hàng chục ngàn quan tham trong các vụ án hay kỷ luật đảng, là đơn lẻ và rất khó khăn.

Đây chắc chắn là điểm nghẽn lớn nhất trong thể chế, thách thức không chỉ công tác chống tham nhũng mà cả việc sửa luật Đất đai năm 2013 cũng như các luật liên quan.

Ảnh: bốn lô đất được đấu giá ở Thủ Thiêm

Những vụ án xét xử gần đây cho thấy các luật này có thể bị ‘vô hiệu hoá’ bằng nhiều cách khi thực thi, có thể thông qua ‘quân xanh quân đỏ’ hay hối lộ tinh vi để ‘mua’ các thành viên hội đồng thẩm định giá hay xét thầu…

Hai là, chuyển đổi sang kinh tế thị trường tạo ra động lực tăng trưởng mạnh mẽ, mà tăng trưởng kinh tế đảm bảo duy trì tính chính danh của độc đảng cầm quyền, bởi thế giữa thị trường và Đảng có mối liên kết chặt chẽ ‘cộng sinh’.

Dù muốn hay không Đảng cần phải dựa vào kinh tế tư nhân, trong đó có ‘giới nhà giàu’ để duy trì tính chính danh, và ‘giới siêu giàu’ đã có ‘chỗ đứng’ trong chính sách của Đảng.

Tuy nhiên, cách giải thích, rằng thành công kinh tế là do Đảng ‘vận dụng sáng tạo’ chủ nghĩa Mác Lê-nin vào hoàn cảnh cụ thể, chứ không phải do thị trường chỉ là tuyên truyền làm sai lệch bản chất sự việc.

Cho đến Hội nghị TƯ 6 khoá 12 năm 2018, sau hơn 30 năm Đổi mới, Đảng mới thừa nhận rằng ‘kinh tế tư nhân là động lực quan trọng’ phát triển kinh tế.

Dù muộn còn hơn không’, nhưng giải pháp chính sách sao cho động lực thị trường trở nên mạnh hơn vẫn chưa được chú ý.

Sự bao biện cho ý thức hệ CNXH giáo điều đang cản trở cải cách thể chế. Khi biện minh cho hệ tư tưởng này hai phạm trù thị trường và CNTB đã bị giải thích là ‘khác nhau’ một cách có chủ ý.

Thực tế chỉ ra rằng, quá trình hàng trăm năm phát triển TBCN là nhờ thị trường dựa trên sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân.

Ảnh: Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn FLC và Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Ông Đỗ Anh Dũng bên trái, ông Trịnh Văn Quyết bên phải.

Hơn thế, các nhà tư tưởng cũng nhìn thấy những mặt trái của nó như rủi ro đạo đức và tha hoá quyền lực và những thể chế dân chủ đã được thiết kế để ngăn chặn.

Bởi vậy, nhiệm vụ cải cách rõ ràng là tạo ra môi trường để thị trường vận hành theo các nguyên tắc cần có, cũng như thể chế chính trị dân chủ kiểm soát quyền lực và rủi ro đạo đức, chứ không phải cản trở nó vì ý thức hệ giáo điều.

Cụ thể với câu hỏi liệu chuyện gì đang xảy ra với ‘giới siêu giàu’. Dù tư bản được tích luỹ theo cách nào thì chức năng của nó là không ngừng mở rộng và ‘tham lam’ tìm cách kiếm lời.

Thậm chí trong bối cảnh đại dịch COVID-19 kinh tế ngừng trệ thì giới siêu giàu vẫn không chịu ‘ngồi yên’.

Tiền vẫn đổ vào thị trường chứng khoán khiến nó ‘sôi động’ nhất châu Á. Bất động sản giá vẫn tăng ‘khó hiểu’.

Trái phiếu doanh nghiệp ‘lách luật’ phát hành, chuyển vốn ra nước ngoài…

Những động thái như nêu trên có thể bộc lộ ‘quán tính bản năng’, từng được thực hiện dựa trên mối quan hệ thân hữu giữa họ với chính quyền và, cũng có thể là ‘phép thử’ nào đó với thị trường… nhưng nhất quyết ‘giới nhà giàu’ không ‘ngu’, vì họ là các nhà tư bản.

Vấn đề là chính quyền có tạo ra được khuôn khổ chính sách và thể chế để thúc đẩy động lực thị trường, phòng ngừa mặt trái của nó, tạo ra cơ chế giải trình trách nhiệm, chống tham nhũng và, quan trọng hơn thế, kiểm soát quyền lực và chuyển đổi dân chủ?

Ảnh: ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch tập đoàn FLC

Hải Yến – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Đầu sỏ vụ test kit Việt Á vẫn còn ‘lẩn tránh’

>>> Báo Nhà nước có bịa tin về VinFast để lừa người Việt?

>>> HRW: Việt Nam trừng phạt có hệ thống, bắt giữ và xét xử nhiều nhà hoạt động trong năm 2021

Để cứu nhân viên ‘bị bỏ đói’, bệnh viện Tuệ Tĩnh xin Bộ Y tế tạm ứng 10 tỉ đồng


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023