Việt Nam lo chống dịch, Trung Quốc lợi dụng lấn thêm tại Biển Đông

https://www.youtube.com/watch?v=hxsBPOVSd7g

Đầu năm 2020, Hoa Kỳ liên tục có những hành động thể hiện cam kết tăng cường hiện diện ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, đặc biệt là Biển Đông : bắt đầu từ chuyến tuần tra « khai xuân » ngày 25/01, tiếp theo là chuyến thăm hữu nghị ngày 05/03 tại Đà Nẵng của tầu USS Theodore Roosevelt, đánh dấu 25 năm Mỹ-Việt bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Tuy nhiên Trung Quốc đang tranh thủ thời điểm toàn thế giới gồng mình chống dịch Cúm Vũ Hán để tiến những nước cờ ở Biển Đông.

Hành động mới nhất, được Tân Hoa Xã đưa tin ngày 20/03/2020, là Trung Quốc vừa khánh thành hai trạm nghiên cứu trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và Đá Xu Bi (Subi Reef), thuộc quần đảo Trường Sa.

Toàn cảnh căn cứ đồn trú của binh lính Trung Quốc trên bãi Chữ Thập, cuối 2012.

Bắc Kinh cho rằng việc thiết lập các trạm nghiên cứu mới sẽ cho phép các nhà khoa học nghiên cứu thực địa trong các lĩnh vực sinh thái, địa lý và môi trường. Các trạm này cũng có thể theo dõi các thay đổi sinh thái và địa chấn trong các vùng quan trọng ở Biển Đông.
Trang tin Global Nation Inquirer của Philippines trích lời Chuyên gia an ninh hàng hải Collin Koh rằng, một số người cho rằng đại dịch Cúm Vũ Hán đang diễn ra sẽ làm Bắc Kinh bớt quan tâm tới những điểm nóng ở Biển Đông.
Sự thật không phải thế. Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc vẫn sẵn sàng tác chiến.
Trước đó, ngày 20/03, Hải Quân Trung Quốc tuyên bố đã tiến hành diễn tập chống tầu ngầm ở Biển Đông, ngay sau khi Hải Quân Mỹ thông báo một cuộc tập trận cũng ở Biển Đông và huy động một lực lượng hùng hậu, trong đó có đội tầu sân bay USS Theodore Roosevelt, từ ngày 15 đến 18/03.
Trả lời Inquirer ngày 24/03, TS Collin Koh nhận định : « Hẳn nhiều người nghĩ rằng dịch virus corona đang diễn ra có lẽ sẽ khiến Bắc Kinh không chú ý đến những điểm nóng hàng hải. Thực tế lại không như vậy. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, bất chấp Dịch Cúm Vũ Hán đang bùng phát ».

Sự kiện này là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đang đẩy mạnh việc thuộc địa hoá Biển Đông vào lúc cả thế giới đang lo phòng chống đại dịch Cúm Vũ Hán, một số nhà quan sát nhận định.

Là chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Tích hợp Đảo và Đá ngầm thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và đặt trên Đá Vành khăn kể từ 2018, hai trạm nghiên cứu mới có các hệ thống theo dõi nhằm phục vụ các dự án bảo tồn, theo Tân Hoa Xã. Tuy nhiên, các địa điểm xây cất mới đây đều nằm trong vùng biển đang có tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam, Philippines và Đài Loan.
Đá Chữ Thập có tên tiếng Anh là Fiery Cross Reef, Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử Tiêu, còn Philippines gọi llaf Kagitingan; còn Đá Su Bi có tên tiếng Anh là Subi Reef, Bắc Kinh gọi là Chử Bích Tiêu và Manila gọi là Zamora, là các địa điểm đang có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Trung Quốc trên thực tế đã nắm quyền kiểm soát những nơi này kể từ 1988, sau khi chiếm từ tay Việt Nam.
Kể từ đó, Bắc Kinh đã bồi đắp những nơi này cùng một số bãi đá, đảo nhỏ khác ở Biển Đông thành các đảo nhân tạo, điều được các nước khác cho là để nhằm biến những nơi này thành tiền đồn quân sự chiến lược trên biển.

Dùng những thứ được cho là ‘khoa học phục vụ đời sống dân sự’ này để xác quyết các tuyên bố chủ quyền là một cách thức hoạt động mà chúng ta có thể dễ lơ là bỏ qua,” Chuyên gia an ninh hàng hải Collin Koh nhận định.

Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập cũng có các cơ sở hạ tầng tương tự, như vị trí đặt tên lửa, đường băng, các nhà kho lớn và nhiều loại thiết bị khác phục vụ cho việc phát hiện, theo dõi vệ tinh, hoạt động quân sự và thông tin liên lạc của nước khác.
Các cơ sở quân sự đó cũng được cho là nơi đặt các thiết bị liên lạc, xây cất bãi đáp máy bay và đặt bệ phóng tên lửa của Trung Quốc.
Nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, coi đây như bước đi của Bắc Kinh nhằm đưa Trung Quốc trở thành một sức mạnh quan trọng trên thế giới.
Hoa Kỳ đã tăng hiện diện của mình tại Biển Đông trong những năm gần đây, và hỗ trợ các quốc gia Đông Nam Á trong nỗ lực chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.
Quân đội Mỹ cũng tăng các hoạt động mà Hoa Kỳ gọi là nhằm “thực thi quyền tự do đi lại trên biển, phù hợp với luật pháp quốc tế“, với việc nhiều lần đưa tàu chiến vào sát phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo Đá Su Bi, Đá Vành Khăn, Đá Chữ Thập.

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc cho rằng, không vì đại dịch toàn cầu mà Trung Quốc tạm ngưng mưu đồ bành trướng của mình mà ngược lại còn gia tăng áp lực trên Biển Đông.

Chiến hạm Mỹ USS McCampbell ngày 11/2 đã tiến hành tuần tra tự do hàng hải, áp sát Đá Vành Khăn đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Các tàu của Trung Quốc di chuyển liên tục từ phía đảo Hải Nam xuống bảy cứ điểm họ đang chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa để chứng minh mình có sự hiện diện thường xuyên trên Biển Đông. Trung Quốc không hề ngưng nghỉ.
Chính vì hành động của Trung Quốc như vậy đã làm nhiều nhà quan sát tình hình Đông Nam Á, tình hình khu vực Biển Đông cảm thấy không an tâm với những phát biểu về hòa bình, ổn định của Bắc Kinh đối với ASEAN cũng như thế giới.
Để đáp trả những hành động của Trung Quốc, Mỹ đã có cuộc tập trận trên biển Philippines mấy ngày vừa qua. Hành động của Mỹ là dấu hiệu răn đe tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông.
” Ông Đinh Kim Phúc cho biết.
Hôm 10 tháng 3 năm 2020, chiến hạm Mỹ USS McCampbell tiến hành hoạt động bảo vệ tự do hàng hải ở quần đảo Hoàng Sa để thách thức những tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Bắc Kinh gọi đây là một “hành động khiêu khích” của Mỹ.
Một năm trước, hôm 7 tháng 1 năm 2019, chiến hạm này cũng đã đi qua vùng 12 hải lý của các đảo Cây, Linh Côn và Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Cũng với chiến dịch thực hiện tự do hàng hải ở Biển Đông, ngày 11 tháng 2 năm 2019, hai tàu chiến Mỹ USS Spruance và USS Preble đi vào vùng 12 hải lý của đá Vành Khăn tại quần đảo Trường Sa.

Hôm 19 tháng 3 năm 2020, tàu khu trục USS Barry và tuần dương hạm USS Shilohhai tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển Philippines. Giới phân tích cho biết cuộc tập trận gửi thông điệp rõ ràng rằng đó là thách thức cho hệ thống vũ khí tiên tiến của quân đội Trung Quốc.
Theo Thạc sĩ Hoàng Việt, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông thì chiến lược của Trung Quốc là luôn luôn quan tâm đến thế thời. Có lẽ đây là lúc họ cho rằng thế thời mạnh nhất, họ phải nhanh chóng đạt mục đích. Vì thế việc Trung Quốc ngừng tay trong lúc này là chuyện không có.
Thạc sĩ Hoàng Việt nói: “Thực ra thì lúc xảy ra dịch cho đến nay, Trung Quốc không hề ngưng nghỉ trên Biển Đông. Ban đầu họ có vẻ hơi rối trong nước khi tâm dịch bùng phát ở Vũ Hán với số người chết quá lớn. Tuy rối nhưng những hành động bên ngoài, nhất là Biển Đông không hề giảm sút, cũng không tăng. Sau này, khi thế giới, bao gồm cả Hoa Kỳ bắt đầu bùng phát dịch, Trung Quốc bắt đầu ổn thì nước này lại tiếp tục hành động ở Biển Đông.
Theo tôi nhận định, dựa trên tất cả những gì Trung Quốc đã làm như ngang nhiên xây những trạm thí nghiệm; tập trận mạnh mẽ hơn để trả đũa việc tập trận của Hoa Kỳ, vân vân…thì rõ ràng Trung Quốc không hề giảm sự chú ý ở Biển Đông
”.

Cuối tháng 1 năm 2019, mạng báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, dẫn thông báo của Bộ GTVT Trung Quốc cho hay, nước này vừa xây một trung tâm cứu hộ hàng hải tại đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa. Với cơ sở mới này Bắc Kinh đang đẩy mạnh kế hoạch biến nơi này thành một trung tâm hậu cần lớn nhất ở Biển Đông.

Đá Chữ Thập chỉ mới là đảo nhân tạo lớn thứ ba trong số những đảo mà Trung Quốc bồi lắp nên tại khu vực Trường Sa. Hai đảo lớn hơn có diện tích mỗi đảo gần gấp đôi Đá Chữ Thập là Subi và Vành Khăn.
Chuyện Trung Quốc thực hiện việc xây lấp và quân sự hóa các đảo, bãi đá ở Biển Đông xảy ra từ nhiều chục năm trước nhưng thực sự chưa có nước nào ngăn cản được mà chỉ là những phản ứng suông.
Ông Đinh Kim Phúc nhận định:
Mỹ lên tiếng, Nhật lên tiếng, cộng đồng Châu Âu lên tiếng về vấn đề Biển Đông. Nhưng họ lên tiếng về vấn đề tự do hàng hải, về vấn đề an ninh khu vực chứ họ không hề lên tiếng can thiệp vấn đề chủ quyền của các đảo, bãi đá trên Biển Đông như Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.”
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia thuộc học viện Quốc phòng Úc từng nói với RFA rằng, Hoàng Sa thực ra đã được quân sự hóa từ lâu trước khi Trung Quốc đưa giàn tên lửa lên đây. Từ thập niên 90 Trung Quốc đã cho xây dựng sân bay tại đây và sau đó cho mở rộng sân bay này. Họ đặt ở đó những máy bay chiến đấu hiện đại nhất cho nên họ có khả năng đánh chặn và cho máy bay bay ra khu vực biển Đông từ đó.

Hải Yến từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023