Nhiều dự án điện gió tại Lào có kế hoạch bán điện về Việt Nam

Vì sao không mua điện gió trong nước, VN nhập điện gió từ Lào?

Ngày 25/2, RFA Tiếng Việt loan tin “Hơn 4.100 MW điện gió tại Lào đang có kế hoạch bán về Việt Nam”.

Theo đó, 7 dự án điện gió của Lào, với tổng công suất gần 4.150 MW, đang được các nhà đầu tư nước này đề nghị bán cho Việt Nam, qua đường dây truyền tải liên miền.

RFA cho biết, trong số trên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho truyền thông hay, công suất nhà đầu tư Lào đề nghị bán trước năm 2025 là hơn 682 MW, số còn lại sau thời gian này.

EVN cho biết, chỉ riêng đề xuất bán điện gió qua các đường dây truyền tải tại Quảng Trị, các dự án Lào có thể cung cấp hơn 4.000MW, lớn hơn rất nhiều so với khả năng giải tỏa công suất bên phía Việt Nam.

RFA dẫn nguồn từ báo Tuổi Trẻ cho biết, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn đầu tư và thương mại Vinacom nhiều lần có kiến nghị EVN, về việc triển khai dự án điện gió Savan 1 tại tỉnh Savanakhet (Lào) với công suất 495MW.

Dự kiến, dự án đưa vào khai thác trước ngày 31/12/2025. Vì vậy, Công ty Vinacom đề xuất EVN có kiến nghị tới Bộ Công thương về chủ trương nhập khẩu dự án điện gió Savan 1 và cam kết đưa dự án vào vận hành năm 2025, để góp phần cung ứng điện cho miền Bắc Việt Nam.

RFA cũng dẫn báo cáo của EVN gửi Bộ Công Thương, cho biết, điện cho miền Trung và Nam sẽ đảm bảo tới 2030, nếu các nguồn mới trong Quy hoạch điện VIII bảo đảm tiến độ hoàn thành. Nhưng với miền Bắc, cung ứng điện trong các tháng cuối mùa khô đến năm 2030 sẽ hết sức khó khăn, và khu vực này sẽ thiếu điện từ 2025. Vì thế, nhập khẩu từ Lào sẽ hỗ trợ giảm nguy cơ thiếu điện các năm tới.

Theo RFA, Việt Nam nhập khẩu điện từ Lào (chủ yếu là thủy điện) từ 2016, và Trung Quốc từ 2005, qua các thỏa thuận hợp tác liên Chính phủ. Việc tăng mua điện từ Lào cũng được Bộ Công thương đưa vào kế hoạch cung cấp, vận hành điện trong năm 2024.

RFA dẫn lời ông Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Trung tâm năng lượng tái tạo, thuộc Bộ Công Thương, nói trên tờ Tuổi Trẻ rằng, việc nhập khẩu điện từ Lào ngày càng gia tăng, là một xu thế trao đổi kinh tế thị trường hợp lý và đôi bên cùng có lợi.

Nếu Việt Nam có thể nhập khẩu điện gió từ Lào, thì có lẽ, đây là một tín hiệu tốt cho quá trình chuyển đổi xanh.

Vào cuối năm 2022, Việt Nam đã đạt được một thỏa thuận với các nước công nghiệp phát triển G7, để nhận được một gói trợ giúp tương đương 15,5 tỷ đô la cho việc chuyển đổi từ điện than sang các nhiên liệu thân thiện với môi trường, nhằm đạt mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Tuy nhiên, ngay sau đó, Việt Nam đã liên tiếp bắt bớ 6 nhà hoạt động môi trường độc lập, khiến quá trình triển khai gói hỗ trợ này trở ngại.

Bên cạnh đó, Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng để phát triển điện gió ngoài khơi, vì có gió mạnh và các vùng nước nông, gần các khu vực đông dân cư. Ngân hàng Thế giới ước tính lĩnh vực này có thể bổ sung thêm ít nhất 50 tỷ đô la cho nền kinh thế Việt Nam.

Tuy nhiên, đã bao nhiêu năm qua mà Việt Nam vẫn ỳ ạch trong quá trình phát triển nguồn năng lượng tái tạo này. Có thể nói là đến lúc này vẫn chưa có nhà máy điện gió nào đi vào hoạt động. Chung quy cũng chỉ bởi những cản trở trong vấn đề thủ tục, quy định, và cả kinh nghiệm, năng lực trong đến lĩnh vực này.

Trước đó, Việt Nam từng đặt ra kế hoạch có được 6 GW điện gió ngoài khơi đến năm 2030. Nhưng, theo các chuyên gia, khó có thể đạt được mục tiêu này.

Điều đáng nói là quá trình chuyển đổi năng lượng xanh chậm trễ của Việt Nam sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế. Bởi đa số các nước phát triển ngày nay đều đòi hỏi tiêu chuẩn xanh về hàng hoá nhập khẩu vào đất nước họ.

 

Ý Nhi – thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023