Cả ba kịch bản đường sắt cao tốc đều có nguy cơ khiến Việt Nam nợ nần chồng chất

Link Video: https://youtu.be/aRCrJOE3kfQ

Ngày 27/12, VOA Tiếng Việt có bài “Việt Nam đứng trước nguy cơ nợ nần chồng chất nếu xây dựng đường sắt cao tốc”.

Theo đó, Việt Nam hiện xem xét để chọn ra 1 trong 3 phương án, chi từ 67 tỷ đô la đến 72 tỷ đô la, để xây tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam, nhưng một số chuyên gia cảnh báo rằng, đất nước sẽ rơi vào cảnh nợ nần chồng chất nếu theo đuổi tham vọng này trong bối cảnh kinh tế chưa mạnh và nhân sự trong nước chưa đủ năng lực làm chủ công nghệ.

VOA cho biết, “kịch bản 1” xây mới tuyến đường sắt Bắc – Nam đường đôi, tốc độ 350 km/h; đầu tư 67 tỷ đô la. “Kịch bản 2” xây tuyến đường sắt dùng chung cho tàu chở khách tốc độ 250 km/h, và tàu chở hàng tốc độ 120 km/h.

Bộ Giao thông Vận tải đánh giá phương án hàng đầu là “kịch bản 3”, sẽ có hai cặp đường ray khổ 1.435 mm chạy song song nhau, gọi là đường đôi, khai thác tàu chở khách tốc độ 350 km/h, có tổng vốn đầu tư xấp xỉ 69 tỷ đô la.

Trái lại, theo VOA, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Ngọc Trường, Phó Chủ tịch Hội Cầu – đường – cảng thành phố Hồ Chí Minh nói trên báo Thanh Niên hồi cuối tháng 11 rằng, đường sắt tốc độ 350 km/h cực kỳ tốn kém cho duy tu, bảo dưỡng, bảo trì, chiếm khoảng 5 – 10% chi phí xây dựng.

Ông cảnh báo rằng, nếu Việt Nam đầu tư cho phương án 1 hoặc 3, tuyến đường sắt mới sẽ “ngốn” ít nhất 6 tỷ đô la/năm, chỉ riêng cho việc bảo dưỡng.

Mức kinh phí này, cho dù có xét đến tình hình kinh tế của Việt Nam trong 50 – 80 năm nữa “vẫn hoàn toàn không phù hợp”, ông Trường nhận xét.

VOA dẫn bình luận của Giáo sư, Tiến sĩ Khương Hữu Lộc ở Mỹ nói: “Đầu tư bảy mươi mấy tỷ đô la không phải là con số duy nhất. Theo kinh nghiệm của tôi, những dự án này kéo dài 25 30 năm, thì con số bây giờ mình ước tính phải nhân gấp đôi hoặc ít ra nhân gấp rưỡi, nghĩa là, trên 100 tỷ đô la rất dễ dàng”. Đó là chưa tính chi phí bảo trì, bảo hành, Tiến sĩ Lộc chỉ rõ.

Hình: Bài trên VOA

Hệ lụy của việc đầu tư là Việt Nam sẽ phải trả cả tỷ đô la chỉ riêng cho tiền lãi, ông Lộc nói và đặt câu hỏi: “Lấy tiền đâu trả nợ? Đời sống dân chúng sẽ như thế nào?”

Để so sánh, VOA cho hay, Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) năm 2022 của Việt Nam là gần 410 tỷ đô la, GDP bình quân đầu người là hơn 4.100 đô la, theo bảng thống kê của Ngân hàng Thế giới. Như vậy, đầu tư đường sắt cao tốc từ 70 đến 100 tỷ đô la là một con số cực kỳ lớn.

Ông Lộc nói thêm: “Mình mua của ngoại quốc là vận mệnh nằm trong tay của họ. Mỗi năm họ có thể lên giá… Họ không làm bảo trì thì hệ thống bị đóng cửa.”

Thành ra đây là con đường đi vào bẫy nợ”.

VOA dẫn tiếp ý kiến của ông Ngô Quý Nhâm, giảng viên cấp cao tại Đại học Ngoại thương Hà Nội, cho rằng “Việt Nam dự định làm hoàn toàn bằng tiền đi vay, nên nợ công Việt Nam sẽ lên khủng khiếp”.

Ông Nhâm nói: “Nếu giá vé được tính đủ [khoảng 200 đô la để đi tuyến Hà Nội – Sài Gòn – cao hơn vé máy bay], thì hành khách chẳng dại gì đi tàu, trừ những người muốn đi trải nghiệm. Khi đó, đường sắt cao tốc lấy tiền đâu để trả nợ vay?”

Nếu hạ giá vé xuống bằng máy bay, thì tiền đâu để bù lỗ hàng ngày cho hệ thống này vận hành?”

Ông Nhâm khẳng định, tất cả các phương án tính đến “đều không khả thi về mặt kinh tế”. Đồng thời, ông báo động: “Dự án này có nguy cơ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho nền kinh tế, bao nhiêu tiền thuế thu được chỉ để đem đi trả nợ, nên không có tiền đầu tư cho y tế, giáo dục và các lĩnh vực khác cần thiết hơn, nhưng đang đói vốn”.

VOA dẫn ý kiến Tiến sĩ toán học Nguyễn Ngọc Chu, cho rằng, Việt Nam với “thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 116/187 quốc gia”, mà lại chọn xây đường sắt cao tốc tốc độ 350 km/h chỉ để chở khách mà không chở hàng, là “sự xa xỉ”.

Ông nhắc đến thực tế là, châu Âu đến nay vẫn sử dụng đường sắt tốc độ 150 – 200 km/h là chính, trong khi, Việt Nam lại có ý định bỏ qua đường sắt tốc độ 150 – 200 km/h, vừa chở hàng vừa chở khách, để tiến thẳng lên 350km/h chỉ để chở khách. Điều đó bị ông Chu gọi là “ảo tưởng”.

Hình: Truyền thông Việt Nam loan tin về 3 kịch bản của Bộ Giao thông Vận tải

Xuân Hưng

>>> Đánh đổ chế độ phong kiến để thiết lập cơ chế “con vua lại làm vua” – Tổng Trọng hãy trả lời?

>>> Nụ cười “bí hiểm” của Phan Quốc Việt và quả bom “80% cổ phần Việt Á”: Nỗi bất an của Tổng Trọng?

>>> Rửa tiền và tài trợ khủng bố, Đảng bị EU chỉ mặt!

>>> Vì sự dốt nát hay vì gian ác, mà Bộ của ông Tô đẩy các doanh nghiệp vào sự khốn đốn?

Việt Nam là một quốc gia nguy hiểm đối với nhà báo

Kasse animation 7.8.2023