Bất lực trước Trần Quý Thanh, Tô “dát vàng” cầu cứu Nghĩa tuyên giáo!

Việc bắt nghi phạm và chứng minh nghi phạm có tội, là trách nhiệm của cơ quan tố tụng hình sự. Trách nhiệm đó thuộc quyền hạn của cơ quan điều tra.

Trong khi, nghi phạm chỉ là một vài cá nhân, còn cơ quan điều tra là cả một bộ máy. Cho nên, rất dễ xảy ra hiện tượng bức cung nhục hình, để lập ra hồ sơ vụ án theo ý của cơ quan điều tra.

Để đảm bảo công bằng cho bị can, thì ở các nước dân chủ, người ta áp dụng quyền im lặng và quyền có luật sư ngay từ đầu. Quyền im lặng giúp cho nghi can tạm thời tự bảo vệ trước áp lực quá lớn của bộ máy điều tra, và cũng tránh cho nghi can không bị lỡ lời, mà nói những điều bất lợi cho bản thân. Nghi can có quyền im lặng cho đến khi có luật sư đại diện, để luật sư hướng dẫn họ, nên nói gì để có lợi, và nói điều gì sẽ gây bất lợi cho họ.

Với luật pháp chặt chẽ và nhân bản như vậy, các nước dân chủ đảm bảo cho nghi can có được sự công bằng trước pháp luật, cho dù nghi can có là tội phạm gây ra tội ác nghiêm trọng và có bằng chứng rõ ràng.

Việc có luật sư ngay từ đầu, như là người bảo vệ và cũng là bên thứ ba giám sát cơ quan điều tra, để tránh bức cung nhục hình hàm oan cho nghi can.

Ở Việt Nam thì khác, luật pháp không được soạn bởi những đại diện chân chính cho dân, mà do những người đại diện cho Đảng Cộng sản, nhưng lại mạo danh là đại diện cho dân, soạn thảo. Cho nên, ngay từ trong luật, đã trao cho cơ quan điều tra những cơ hội, để họ có thể ra tay với nghi can. Miễn sao những điều tra viên đạt được kết quả như ý muốn, còn có đúng người đúng tội hay không, thì với họ không quan trọng.

Chính vì thế mới xảy ra tình trạng lạm sát ngay tại cơ quan công an. Chỉ trong 3 năm, Công an Cộng sản đã bức cung nhục hình, rồi gây ra cái chết của 226 nạn nhân, khi họ đang bị giữ trong trại tạm giam. Luật pháp Cộng sản đã thả nổi cho Công an – vốn rất tàn ác – được tự do ra tay với dân, nên mới có sự lạm dụng như thế.

Ông Trần Quý Thanh là một đại gia có tiếng, khi bắt ông, việc điều tra và chứng minh ông có tội là trách nhiệm của cơ quan điều tra.

Việc ông Trần Quý Thanh không khai theo ý Công an, để tự bảo vệ mình, là điều đương nhiên, không thể nói ông “ngoan cố”. Với bị can, cho dù là tội phạm giết người đi nữa, thì họ cũng chỉ khai những gì có lợi cho họ, đó là điều đương nhiên. Việc cơ quan điều tra tố ông Trần Quý Thanh là “ngoan cố”, điều đó cho thấy, họ đang bất lực. Họ cố ép ông nhận tội mà không được, nên quay ra tố bị can là “ngoan cố”. Một chiêu trò có thể nói là rất bẩn thỉu của cơ quan điều tra Cộng sản.

Trước một Trần Quý Thanh già dặn kinh nghiệm, thì cơ quan điều tra không thể nhào nặn ra lời khai như ý họ muốn. Vì vậy, họ đã phải nhờ đến Nguyễn Trọng Nghĩa – Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương – chỉ đạo báo chí tố ông Trần Quý Thanh là “vẫn ngoan cố, chưa thành khẩn khai báo”.

Việc công an bất lực trước bị can, rồi dùng báo chí đổ tội bị can là “ngoan cố”, là hành động vô cùng bỉ ổi của lính Tô Lâm. Ở đây, cả công an và báo chí đều khốn nạn như nhau. Chẳng có bị can nào “ngoan cố” cả, mà bất kỳ bị can nào cũng có quyền tự bảo vệ mình.

Ông Trần Quý Thanh là người từng bị xã hội khinh ghét, bởi ông từng dùng tiền và các chiêu trò bỉ ổi để triệt hạ những người tố cáo sản phẩm nước giải khát của ông.

Tuy nhiên, không thể vì thế mà mặc định rằng, tất cả những điều ông Thanh làm đều là sai, nhất là trong quá trình tố tụng hình sự. Với nghiệp vụ yếu kém, điều tra không ra, khai thác bị can không được, thì công an lại đi xua báo chí để định hướng dư luận, thì có thể nói, đấy là cách làm án rất khốn nạn của Công an Cộng sản.

Làm công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là không có bất cứ một quyền nào, đặc biệt là khi phải đối diện với bộ máy công quyền.

Một nhà nước tự cho mình đứng trên pháp luật, và muốn trị dân chẳng dựa trên bất kỳ một chuẩn mực luật pháp nào. Đấy chính là bản chất của cái gọi là “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.

Ý Nhi – thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023