SCB bung, Ngân hàng Nhà nước toang, nền kinh tế rách toác!

Ngày 23/11 vừa qua, góp ý Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) có nói rằng: “Cốt lõi là Ngân hàng Nhà nước giám sát, quan tâm các ông chủ ngân hàng là doanh nghiệp lớn hiện nay, không để xảy ra trường hợp như ở SCB. Tình hình này, nếu không kịp thời ngăn chặn thì lại xảy ra các vụ SCB như chơi”.

Trong vụ án Trương Mỹ Lan, lỗi trước tiên thuộc về vị đại gia này và các đồng phạm. Tuy nhiên, với vai trò người đứng đầu Chính phủ, ông Phạm Minh Chính phải nhận ra vấn đề lớn của Ngân hàng nhà nước. Ngân hàng Nhà nước hàng năm ra rất nhiều chính sách để điều tiết hệ thống ngân hàng thương mại, vậy mà vẫn để cho vụ SCB xảy ra.

Nếu bà Trương Mỹ Lan dùng SCB để hốt tiền bá tánh được, thì người khác cũng làm được. Vấn đề là Đảng Cộng sản có dám làm đến nơi đến chốn hay không mà thôi.

Theo một nguồn tin riêng cho chúng tôi biết, SCB của bà Trương Mỹ Lan không thực hiện hành vi lừa đảo một mình, mà còn có hai ngân hàng khác hỗ trợ. Trong hai ngân hàng này, một ngân hàng thuộc sở hữu của một đại gia bất động sản nổi tiếng. Đại gia này cũng từng bị báo chí nhắc tên vì có dính đến Vạn Thịnh Phát, nhưng không hiểu sao, sau đó báo chí lại im lặng. Còn ngân hàng thứ hai là của một đại gia Đông Âu.

Vấn đề nhức nhối của ngành ngân hàng hiện nay là hiện tượng “sở hữu chéo”. Sở hữu chéo là việc, đồng thời, hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau. Việc sở hữu chéo, nếu ở mức độ đơn vị này kiểm soát đơn vị kia, thì có thể tạo ra doanh thu giả, lợi nhuận giả, hay chuyển cổ phần giữa các thành viên trong công ty.

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, sở hữu chéo khiến cho ngân hàng hoặc doanh nghiệp này chỉ đạo ngân hàng kia cho vay dưới chuẩn, gây thiệt hại cho các cổ đông thiểu số, hay thiệt hại cho chính ngân hàng bị chỉ đạo. Khi một ngân hàng gặp khó khăn, thì các cổ đông sở hữu chéo lập tức “rút êm”, để lại hậu quả cho nhà nước và người dân gánh chịu. Nhà nước vì không dám để thị trường tài chính xáo trộn, sợ sẽ gây ra phản ứng dây chuyền, nên buộc phải giải cứu. Mà hậu quả sau cùng là người đóng thuế phải chịu.

Nói chung, việc sở hữu chéo, dù là giữa ngân hàng với ngân hàng, hay giữa ngân hàng và doanh nghiệp, thì về cơ bản cũng giống nhau. Ngân hàng bị thao túng, bị chỉ đạo, để làm lợi cho thành phần nắm quyền kiểm soát.

Đề cập đến vấn đề này, Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) nói rằng, qua vụ SCB và thực trạng hiện nay, cho thấy, có 3 vấn đề là, sở hữu chéo, chi phối, thao túng tổ chức tín dụng, đang tạo nên những rủi ro, cấp bách, cần phải nhận diện để xử lý triệt để.

“Tôi cho rằng, sở hữu chéo, chi phối và thao túng ngân hàng, là các thủ thuật rất tinh vi và thường là vô hình. Tuy nhiên, với đối tượng vô hình và thường xuyên biến đổi này, ta lại dùng các công cụ như luật đang thiết kế, như giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần, giảm hạn mức cấp tín dụng và mở rộng đối tượng không được đảm nhiệm chức vụ… tức là, ta đang lấy cái hữu hình để trị cái vô hình. Theo tôi là không hiệu quả”, ông An nói.

Trả lời chất vấn trước Quốc hội mới đây, bà Nguyễn Thị Hồng – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước – đã tìm cách chạy tội cho mình. Bà nói rằng, quy định tỷ lệ sở hữu của cá nhân là 5%, nhưng nếu cổ đông cố tình nhờ người khác đứng tên, thì rất khó để xử lý. Bà Hồng cho rằng, trên thực tế, khó có thể xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo, chi phối ngân hàng.

Vấn đề sở hữu chéo là nguy hiểm, tuy nhiên, các nước trên thế giới kiểm soát được, tại sao Việt Nam lại thả nổi? Đã là tội phạm thì ở đâu cũng có những thủ đoạn tương tự, đặc biệt là loại tội phạm có trình độ. Tại sao các nước hạn chế được, còn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lại chỉ biết than khó? Điều này cho thấy, bà Hồng cùng với bộ máy do bà điều khiển không có năng lực. Với lãnh đạo thế này thì nền kinh tế Việt Nam không rách toác với lạ.

Ý Nhi – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023