Nếu Lưu Bình Nhưỡng bị ghép tội chống Đảng và là án điểm, thì Huệ và Thưởng sẽ ra sao?

Luật sư, nhà báo Lê Quốc Quân, cựu học trò của ông Lưu Bình Nhưỡng, khi còn là sinh viên ở Đại học Luật Hà Nội, trong bài viết đăng trên website của Đài VOA ngày 17/11, cho biết:

“Mới đây, tôi được nghe từ một người bạn đang làm trong Chính phủ rằng, trong một lần cách đây 3 năm, ông Trương Hòa Bình đã nói về thầy Lưu Bình Nhưỡng rằng, “Thằng khóc thuê đó, đợi đấy!”.

Điều đó hoàn toàn có cơ sở, nếu chiếu theo bài viết với tiêu đề “Tiếng nói đại biểu – sự cẩn trọng cần thiết”, đăng trên báo Công an Nhân dân ngày 6/11/2018, của tác giả Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Cảnh Thìn.

Mở đầu bài viết, tác giả nêu vấn đề rằng:

“Bên cạnh đại đa số các đại biểu tâm huyết, trách nhiệm và đưa ra nội dung chất vấn mang tính thuyết phục, với tinh thần, thái độ xây dựng, thì vẫn có những đại biểu đưa ra những nội dung không đúng sự thật, đôi khi mang tính kích động…”

Rõ ràng tác giả Đỗ Cảnh Thìn không nêu tên cụ thể, nhưng chắc chắn, những ai quan tâm tin tức chính trị, sẽ nghĩ ngay đến cái tên Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng.

Theo quy định của pháp luật, bất kể ai có hành vi “…đưa ra những nội dung không đúng sự thật, đôi khi mang tính kích động…”, liên quan tới công tác nội chính của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì sẽ bị ghép vào tội “Chống lại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Đây là tội danh hình sự đã được quy định tại Điều 117, Chương XIII, Bộ Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2015. Kể cả ông Lưu Bình Nhưỡng, cựu Đại biểu Quốc hội khóa 14, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, cũng không loại trừ.

Sau khi ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt, giới quan sát cho rằng, khả năng cao đây là hành động trả thù của các cơ quan tư pháp, trong đó có Bộ Công an và ngành Tòa án. Vì trong nhiều năm khi còn là Đại biểu Quốc hội khóa 14, ông Nhưỡng là người phê phán Bộ Công an của Bộ trưởng Tô Lâm và ngành Tòa án của Chánh án Nguyễn Hòa Bình mạnh mẽ nhất.

Xin dẫn chứng cụ thể,

  1. Ông Nhưỡng nhận xét về báo cáo của Bộ Công an: “… tôi thấy vi phạm của cơ quan điều tra rất khủng khiếp. Tỷ lệ không thụ lý tin tố giác 94%; chậm gửi quyết định cho Viện Kiểm sát 86%; xử lý tin sau tố giác quá hạn 99,76 %,…”. Phát biểu này đã khiến nhiều đại biểu của ngành công an phản ứng dữ dội, nhưng ông Lưu Bình Nhưỡng vẫn bảo lưu ý kiến của mình.

Năm 2020, khi Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an, bằng chuyện tưởng nhỏ, nhưng đã làm mất mặt Tô Lâm tại nghị trường, bằng phát biểu:

“Cứ vào dịp lễ, Tết là công an cơ sở đi thu tiền của bà con buôn bán các thứ…., đề nghị đồng chí thực hiện biện pháp gì để cho anh em không làm chuyện này nữa…”

  1. Với các vụ án có dấu hiệu oan sai, như vụ án Hồ Duy Hải, với trách nhiệm rõ ràng thuộc về Chánh án Nguyễn Hòa Bình. Ông Nhưỡng đã đánh giá:

“… dư luận cho rằng, phán quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao, đã vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội, và đã dựa trên tư duy, quan niệm mang tính buộc tội, vấn đề “cấm kỵ” trong lĩnh vực hình sự. Mặc dù, công nhận nhiều sai sót mang tính mấu chốt trong quá trình điều tra, nhưng lại cho rằng, sai sót đó “không ảnh hưởng đến bản chất vụ án”.”

Ông Nhưỡng nêu quan điểm đại ý: Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao đã không xem xét công tâm, khách quan, khoa học, đúng đắn, đối với các vi phạm tố tụng của cơ quan điều tra. Có thể nói, nhiều vấn đề khuất tất bị che lấp, như thời gian thực hiện hành vi phạm tội, thời điểm nạn nhân chết, các vi phạm trong việc thu giữ dấu vân tay, mẫu máu, vật chứng…, đặc biệt là việc loại trừ các nghi can khác trong vụ án.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng chê Chánh án Nguyễn Hòa Bình rằng: “… “không có quy định nào cho phép Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao phán quyết về việc kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, đúng hay không đúng pháp luật.”.

V.v… và v.v…

Công luận đánh giá rằng, việc tập trung mũi dùi được cho là quá mức vào các cơ quan bảo vệ pháp luật, tới mức, có Đại biểu Quốc hội thuộc Bộ Công an, đã nói trước nghị trường Quốc hội rằng, “… cử tri trong ngành [Công an] sục sôi phản ứng với phát biểu của ông Nhưỡng”.

Đó là nguồn cơn của việc, cựu Chánh án Tòa án Tối cao, cựu Phó Thủ tướng Thường trực – Trương Hòa Bình – nói về Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, rằng “Thằng khóc thuê đó, đợi đấy!”

Và bây giờ, ông Lưu Bình Nhưỡng, cựu Đại biểu Quốc hội khóa 14, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, đã vào “nhà đá” theo lời nguyền đối với “thăng khóc thuê” – Lưu Bình Nhưỡng.

Nhưng công luận quan tâm rằng, trách nhiệm của những người có liên quan tới bị can Nhưỡng, sẽ bị xử lý ra sao? Nhất là khả năng cao, vụ án này sẽ là vụ án điểm, liên quan tới tội danh, “tuyên truyền chống Nhà nước”.

Trong số những người liên quan, phải kể đến Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong vai trò chống lưng, còn Võ Văn Thưởng trong vai trò đồng phạm, giúp sức bằng các “tin nhắn”./.

Trà My – Thoibao.de

Kasse animation 7.8.2023