Điều 9 Hiến pháp 2013 lường gạt nhân dân về vai trò của Mặt trận Tổ quốc

Link Video: https://youtu.be/XbyZx8le0VE

Ngày 26/9, báo Tiếng Dân có bài “Mặt trận Tổ quốc: Tuồng lường gạt nhân dân qua Điều 9 Hiến pháp” của Luật sư Đào Tăng Dực từ Úc châu.

Tác giả cho rằng, là người Việt Nam, trong lẫn ngoài nước, không ai là không nghe nhắc đến Mặt trận Tổ quốc, như là một trong những định chế rường cột của trật tự chính trị hiện giờ tại Việt Nam, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu hỏi tự nhiên phải đặt ra là: Mặt trận Tổ quốc là gì? Có hiện diện trong Hiến pháp 2013 hay không?

Tác giả cho biết, vị trí của Mặt trận Tổ quốc đã được hiến định hóa trong Điều 9 của Hiến pháp 2013.

Theo đó, Mặt trận Tổ quốc là một liên minh chính trị, tập hợp tất cả các đoàn thể trong xã hội dân sự, từ chính trị đến xã hội, tôn giáo, giai cấp xã hội, các cá nhân người Việt trong lẫn ngoài nước, bao gồm Công Đoàn Việt Nam, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, hầu phục vụ cho Đảng.

Tác giả lưu ý rằng, Điều 4 Hiến pháp minh thị trao quyền lãnh đạo cả nhà nước (tức chính quyền), lẫn xã hội dân sự cho Đảng. Chính vì thế, chúng ta có thể kết luận rằng, lý do Cộng sản Việt Nam qua Điều 9 Hiến pháp, hiến định hóa vai trò của Mặt trận Tổ quốc, là nhằm mục đích đem lại tính chính danh cho một tay sai đắc lực của Đảng, hầu đoàn ngũ hóa mọi thành phần xã hội dân sự, củng cố sự lãnh đạo toàn trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tác giả nêu vấn đề, Đảng lường gạt nhân dân ở chỗ nào?

Đọc kỹ Điều 9 Hiến pháp, chúng ta nhận xét ngay rằng, không có đoạn nào cho phép Mặt trận Tổ quốc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các cuộc bầu cử: Đó là vai trò chọn lọc ứng cử viên giùm cho Đảng cả.

Điều này hoàn toàn đi ngược với khái niệm dân chủ, mà con người với trí thông minh bình thường trên thế giới có thể hiểu được.

Hình: Bài trên báo Tiếng Dân

Đảng Cộng sản đã lường gạt nhân dân, khinh thường sự thông minh của cả một dân tộc, khi họ thông qua Quốc hội bù nhìn Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng Nhân dân 2015, tiền thân của nó luật hóa vai trò chọn ứng viên cho Quốc hội và các cơ quan dân cử địa phương.

Tác giả cho hay, theo Điều 4 đoạn 5 của Luật Bầu cử kể trên, Mặt Trận được giao trách nhiệm chọn lọc ứng viên được ứng cử vào Quốc hội. Có nghĩa là, trên thực tế, chỉ có những ứng viên được Đảng chấp nhận mới được cho phép ứng cử. Kết quả là, trong tất cả những nhiệm kỳ của Quốc hội, hơn 90% dân biểu là đảng viên chính thức và phần còn lại là cảm tình viên của Đảng.

Tác giả nhấn mạnh, không có điều khoản nào trong Hiến pháp cho phép Mặt trận Tổ quốc những đặc quyền hoặc trách nhiệm về bầu cử ứng cử lớn lao như thế. Trong một nền dân chủ chân chính, với tam quyền phân lập thực sự, thì một định chế tư pháp độc lập, chẳng hạn Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ hoặc Hội đồng Hiến pháp Pháp, đã tuyên bố những điều khoản thiết yếu của sắc luật Bầu cử Đại biểu 2015 nêu trên là vi hiến và hoàn toàn vô hiệu lực.

Bởi vì Điều 27 Hiến pháp, ghi rất rõ:

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.”

Như vậy, tác giả phân tích, Luật Bầu cử Đại biểu 2015 vi phạm tinh thần của Điều 27 Hiến pháp, vì quyền bầu cử và ứng cử bị Mặt trận Tổ quốc giới hạn nghiêm trọng.

Tuy nhiên, dưới chế độ Cộng sản Việt Nam, một định chế tư pháp tối cao như Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ hoàn toàn vắng bóng. Hậu quả là Đảng Cộng sản,một thực thể kiểm soát quân đội và công an, đạp trên nhân dân và thống trị đất nước một cách ngông cuồng.

Hình: Điều 9 Hiến pháp 2013

Minh Vũ

>>> Sự thật về việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng sử dụng bằng tiến sĩ “dỏm” như thế nào?

>>> VinFast lỗ chổng vó, cổ phiếu bổ nhào, ông Vượng mang “thân tàn” VinFast Tây tiến!

>>> Nền kinh tế Việt Nam vẫn không có sự tự do sau 37 năm mở cửa

>>> Những bài học cho Nga trong cuộc chiến Ukrain

Văn hóa của người Cộng sản

Kasse animation 7.8.2023