Hành trình “khủng khiếp” trên chuyến bay giải cứu.

Link Video: https://youtu.be/Eqfe21WE2GI

Ngày 6/8 vừa qua, báo VOA có cuộc phỏng vấn với 2 nạn nhân trên “chuyến bay giải cứu”.

Theo những gì họ kể lại, thì hành trình họ trở về nước thật sự khủng khiếp, họ bị đại sứ quán của Việt Nam bỏ mặc, bị vắt kiệt tiền bạc, bị đối xử tàn tệ ở các trại cách ly và lên án những quan chức ‘ăn trên xương máu đồng bào’ nhân phiên tòa sơ thẩm vụ chuyến bay giải cứu vừa kết thúc.

Nạn nhân đầu tiên được phỏng vấn là bà Nguyễn Minh Huệ, bà kể lại rằng lúc dịch bệnh bùng phát, bà Huệ ở Pháp cùng chồng và con nhỏ. Chồng bà là công dân Thụy Sỹ sống ở Pháp. Bà đi trên chuyến bay giải cứu từ Paris về thành phố Hồ Chí Minh hồi tháng 11 năm 2021.

Bà nói, vợ chồng bà đã mua vé máy bay về Việt Nam vào cuối tháng 7 năm đó, nhưng khi ra đến sân bay thì được thông báo là ‘thời điểm đó Việt Nam không cho bất cứ người nào về’.

Bà đến Đại sứ quán để hỏi thì không nhận được sự giúp đỡ. “Họ coi như họ không có trách nhiệm, mặc dù chồng mình cầu xin.” Chồng của bà do có công ty tại Việt Nam nên được cấp visa về trước, còn bà thì họ nhất định không chịu cấp.
Dù bà đã trình bày hoàn cảnh là visa sắp hết hạn, không biết lái xe, không biết tiếng, không có người thân ở Pháp và có con nhỏ nhưng họ vẫn nói ‘không’. Họ bảo đó là việc của mình và nói phải nhờ người ở Việt Nam mua vé thì mới được.

Theo lời bà miêu tả thì ở tòa đại sứ Việt Nam ở Paris khi đó ‘có rất đông người đến xin cứu giúp’, và tất cả đều đứng ở sảnh hỏi vào. “Người ta còn không thèm tiếp mình, chỉ có một người thò đầu qua cửa kính, ai hỏi gì thì đưa văn bản vào cho họ đọc xong rồi trả lời, chứ hỏi miệng họ không thèm trả lời, gửi email không hồi âm, gọi điện không ai nhấc máy.”

Chồng của bà sau đó đã về trước, và nhờ thư ký “lo lót” để mua vé cho 2 vợ con bà về sau. Đến tháng 11 thì người thư ký của chồng bà mới báo là ‘đã lo xong’ và bà Huệ được cho về. Bà kể rằng ngoài tiền vé, bà phải mất thêm 200 triệu đồng nữa cho hai mẹ con.
Cùng hoàn cảnh với bà Huệ, một nạn nhân chuyến bay giải cứu khác là bà Quỳnh nói với VOA rằng khi dịch bùng phát bà đang đi công tác ở Vilnius, Lítva, và bị kẹt ở đó. Bà nói rằng bà đã cố gắng liên lạc các đại sứ quán Việt Nam trên khắp châu Âu để xin về vì ở các nước. Nhưng không được trợ giúp với lý do chưa được tiêm vắc-xin.

Bà sau đó đã bay từ Litva về Malaysia, và sau đó được bay về Cam Ranh, Khánh Hoà để cách ly. Bà nói chi phí để bay về Việt Nam từ Malaysia là 90 gần triệu đồng và phải nhờ dịch vụ mới mua được.

Hình: Bài viết trên VOA

Cách ly tồi tệ’

Bà Quỳnh được đưa về cách ly ở Cam Ranh. Bà kể nơi cách ly nhìn rất gớm, nhà vệ sinh rất tệ,” bà nói. “Hai người vào một phòng. Cơm hộp ngày ba suất. Ngày nào cũng bị chọt mũi test nhanh.”
Còn bà Huệ thì được đưa cách ly ở Bà Rịa, bà mô tả nơi đây là ‘giống như trại tập trung’. Bà kể rằng họ bán giá cao hơn mọi thứ, một chiếc đệm bông họ bán giá 350 nghìn đồng, trong khi giá thị trường chỉ 50 nghìn,
Bà phải bỏ ra 380 ngàn đồng mua một chiếc bình đun siêu tốc. Khi ra khỏi trại, bà nói bà phải bỏ lại bình nước đó để họ lấy lại ‘bán tiếp cho người đến sau’.

Về khẩu phần ăn uống ở trại cách ly, bà mô tả là ‘cực kỳ khủng khiếp’, đến nỗi bà phải đi hái thêm rau, đu đủ ở xung quanh trại và phải trả thêm 450 ngàn mua một con gà cho con ăn mà ‘dai nhai không nổi’.
Trải nghiệm kinh hoàng nhất, theo lời bà, là khi kết quả xét nghiệm cho thấy ai đó bị dương tính mà bà mô tả là ‘bị đối xử như tội phạm’.

Chỉ cần có một người bị nghi nhiễm thì thôi rồi. Họ phóng loa, gõ kẻng inh ỏi, sau đó họ dùng hết tất cả chất khử trùng phi vào phòng có người nhiễm xịt thẳng vào người, đem hết chăn chiếu ném ra ngoài sân, lùa hết mọi người trong phòng đó đi đến một khu khác,” bà kể.

Chuyến bay giải cứu’ là chính sách được cho là ‘nhân đạo’, ‘nghĩa tình đồng bào’ của chính quyền Việt Nam hồi cao điểm đại dịch COVID-19 để cứu những người Việt bị kẹt lại nơi xứ người, lâm vào cảnh khốn đốn.
Tuy nhiên, hành động ‘nhân đạo’ này hóa ra là cơ hội để các quan chức Việt Nam kiếm chác hàng trăm tỷ đồng từ các chuyến bay giải cứu bị tố cáo là ‘ăn tiền cắt cổ’.

Minh Vũ

>>> Phan Văn Mãi dùng Sài Gòn để ngã giá chính trị?

>>> Có cần sát nhập quận Hoàn Kiếm?

>>> Để tội ác nhân danh công lý, nhà nước đang vấy máu dân oan

>>> Những điều kỳ lạ trong vụ bắt giữ ông Nguyễn Cao Trí

Công luận nói gì về vụ án Nguyễn Văn Chưởng ?


Kasse animation 7.8.2023