Tranh chấp Biển Đông và mối quan hệ Việt – Trung

Link Video: https://youtu.be/tsC60gAFWVU

BBC Tiếng Việt ngày 23/3 có bài phân tích “Biển Đông trong mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc hiện nay ra sao?”

Bài viết cho biết, vấn đề chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là trên Biển Đông luôn được xem là vùng nhạy cảm giữa mối quan hệ của hai quốc gia Cộng sản Việt Nam – Trung Quốc.

Theo BBC, Việt Nam phải luôn giữ tâm thế cẩn trọng: phải bảo vệ chủ quyền, nhưng đồng thời không “gây hận thù với Trung Quốc”, làm “ảnh hưởng tới sự phát triển của Việt Nam”. Sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc hồi cuối tháng 10/2022, Việt Nam có vẻ càng thận trọng hơn nữa.

Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm, nói với BBC rằng, lãnh đạo của hai nước đã thống nhất là không để các tranh chấp ở Biển Đông làm cản trở sự hợp tác trên phạm vi rộng lớn trong khuôn khổ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. “Nói cách khác, họ đã đồng ý giải quyết tranh chấp này một cách hòa bình”.

Ông Thayer nhắc lại bản Tuyên bố chung khi ông Trọng sang chúc mừng ông Tập tái đắc cử nhiệm kỳ 3. Trong bản Tuyên bố chung này, thỏa thuận về Biển Đông được ghi trong Điểm thứ 9 trong tổng số 13 điểm.

Đoạn đầu của Tuyên bố chung xác định, “việc kiểm soát thỏa đáng bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông là vô cùng quan trọng; đồng thời nhất trí xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển, đóng góp cho hòa bình và an ninh lâu dài ở khu vực”.

Đoạn thứ nhất của Điểm thứ 9, đôi bên cũng nhất trí “sử dụng hiệu quả cơ chế đàm phán cấp chính phủ về biên giới hai nước; thông qua hội đàm và đàm phán, thảo luận các giải pháp tạm thời, chuyển tiếp mà không ảnh hưởng đến lập trường, chủ trương mỗi bên; và tìm kiếm các giải pháp cơ bản dài hạn được hai phía chấp nhận”.

Trong đoạn thứ hai của Điểm 9, lãnh đạo hai Đảng nhất trí “thúc đẩy trao đổi về hợp tác cùng phát triển trên biển và phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đẩy nhanh hai vấn đề nêu trên để sớm đạt được tiến triển thực chất. Sẵn sàng tiếp tục triển khai hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển; trao đổi về việc mở rộng hợp tác trên biển ở Vịnh Bắc Bộ trên cơ sở đáp ứng lợi ích thiết thực của cả hai bên”.

Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông hiệu quả, “kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình; và mở rộng tranh chấp; duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và thúc đẩy hợp tác trên biển” cũng được hai bên nhất trí, theo ông Thayer.

Hình: Bài trên BBC

Nhắc lại những tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam, GS Carl Thayer nêu nhận xét:

Vụ Gạc Ma đặt ra hai tình thế tiến thoái lưỡng nan cho các lãnh đạo tuyên giáo ở Việt Nam. Đầu tiên, phía Việt Nam được cho là thiệt hại 64 chiến sỹ và thua trong cuộc giao tranh. Thứ hai, bất kỳ sự công khai nào về sự kiện này mà gọi Trung Quốc là kẻ xâm lược sẽ làm Bắc Kinh phật ý, vì Trung Quốc khẳng định rằng, họ có quyền lịch sử đối với chủ quyền bãi Gạc Ma.

Trong quá khứ, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam đã đồng ý “kiểm soát dư luận” và điều này có nghĩa là ngăn chặn việc đưa tin vào ngày kỷ niệm sự kiện này,” ông Thayer phân tích.

Về vụ Gạc Ma, theo Giáo sư Thayer, “đoạn video trắng đen về cuộc đụng độ vào tháng 3/1988 cho thấy rõ ràng cảnh các tay súng Trung Quốc bắn hạ lính Việt Nam tại vùng nước gần bãi cạn.”

Chính quyền Trung Quốc muốn thúc đẩy câu chuyện về sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc. Trung Quốc không muốn có tiếng xấu cũng như không muốn tạo ra những liệt sĩ yêu nước cho phía Việt Nam. ”

Các nhà chức trách Việt Nam có thể đã quyết định vụ việc này là quá nhạy cảm để phát sóng trên các phương tiện truyền thông trong nước vào thời điểm này. Nhưng chính quyền Việt Nam không thể ngăn chặn cuộc thảo luận trên phương tiện truyền thông xã hội,” Giáo sư nhận định.

Trả lời BBC về vấn đề này, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm hôm 13/3 đã nói rằng, sự nhạy cảm trong mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc đòi hỏi phía Việt Nam phải cẩn trọng. Theo ông Lâm, Việt Nam phải lên án hành vi dã man và phi nghĩa của “một bộ phận hải quân Trung Quốc”, và quan hệ tốt với Trung Quốc trên đại cục vẫn giữ”.

Ở gần một nước lớn mà nước đó luôn luôn có tư tưởng làm bá chủ thiên hạ thì Việt Nam bao giờ cũng vất vả, phải giữ quan hệ để không xảy ra mâu thuẫn,” ông Lâm kiến nghị.

Đồng thời, Tướng Lê Kế Lâm cũng cảnh báo rằng, bảo vệ chủ quyền biển đảo sắp tới đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề.

Chủ trương của Trung Quốc độc chiếm biển Đông là không bao giờ thay đổi. Họ không chịu yên vị là cường quốc lục địa thôi mà họ muốn trở thành cường quốc trên đại dương.” ông Lâm kết luận.

Quang Minh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Bà Phạm Thị Thanh Trà tham nhũng chính sách bảo vệ đứa “em dại”?

>>> Đừng nghe những gì Tổng Trọng nói, hãy xem những gì Tổng Trọng làm

>>> Ghế tựa lưng gãy, Vượng Vin đang chới với tìm chỗ vịn?

>>> Công an ngập ngụa trong tiền, Y tế bị bỏ đói phải chọc vòi vào túi dân mà hút

Công an áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội một cách kỳ lạ trong vụ tiếp viên hàng không mang ma túy


Kasse animation 7.8.2023