Nguy cơ bệnh liên cầu lợn lây lan

Link Video: https://youtu.be/F2OimPHEfdY

Truyền thông nhà nước hôm 14/3 cho hay, chỉ hơn nửa tháng qua, cả nước đã ghi nhận một số ca mắc liên cầu khuẩn lợn tại một số địa phương như Quảng Ninh, Hà Nội… Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế, đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, đề nghị các đơn vị trực thuộc khẩn trương, chủ động phòng, chống lây nhiễm bệnh liên cầu lợn sang người.

VOA Tiếng Việt ngày 15/3 cũng cho biết, từ đầu năm đến nay, một số ca nhiễm liên cầu lợn đã được ghi nhận trên toàn quốc và phần lớn các trường hợp này liên quan đến những người ăn các sản phẩm từ thịt lợn như tiết canh hoặc là những người giết mổ lợn, theo thông tin từ Bộ Y tế.

Theo VOA, bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn thường có các triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng và cần phải được điều trị lâu dài, rất tốn kém và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh. Khi bệnh nhân bị nhiễm virus từ lợn, bệnh sẽ diễn biến nhanh và dẫn đến các biến chứng như sốc nhiễm trùng, hôn mê, suy đa tạng.

Ca nhiễm liên cầu lợn đầu tiên được phát hiện vào năm 1960. Đến nay, trên thế giới đã ghi nhận khoảng 490 ca bệnh liên cầu lợn ở người. Trong đó, tỷ lệ tử vong là 17,5%.

Tại Việt Nam, bệnh liên cầu lợn mới được biết đến từ năm 2003. Trong những năm trước, chỉ có khoảng 10 bệnh nhân nhập viện, nhưng con số này tăng cao trong hai năm 2005-2006 với 72 trường hợp nhiễm bệnh phải nhập viện. Năm 2007 có hơn 48 ca được chẩn đoán bị bệnh liên cầu lợn, 3 ca trong số này đã tử vong. VOA cho hay.

Theo báo chí nhà nước, Bệnh liên cầu lợn do vi khuẩn Streptococcus suis (S.suis) gây nên; là bệnh lây truyền từ động vật sang người và có thể dẫn đến tử vong. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh.

Vi khuẩn Streptococcus suis được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới, ở những nơi chăn nuôi lợn. Tỷ lệ mang S.suis không triệu chứng trong một đàn lợn khoảng 60%-100%. Những người bị suy giảm miễn dịch và lợn bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh cao. Vi khuẩn S.suis thường cư trú ở đường hô hấp trên, đặc biệt là ở mũi, ở đường tiêu hóa và sinh dục của lợn.

Hình: Bài trên VOA

Theo báo Công an hôm 14/3, có hai người ở Nam Định được đưa đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốt cao, nhiễm trùng huyết, viêm phổi. Cả hai đều rất nguy kịch và một người hôn mê phải thở máy. Cả hai được chẩn đoán mắc liên cầu lợn do trước đó ăn tiết canh và làm nghề giết mổ lợn.

Bệnh nhân thứ nhất là ông Đ.T.D (51 tuổi, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), nhập viện trong tình trạng mệt mỏi nhiều, da niêm mạc tái nhợt, môi khô lưỡi bẩn, sốt cao, khó thở. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng huyết có sốc, viêm phổi, cấy máu phát hiện vi khuẩn Streptococcus suis gây bệnh liên cầu khuẩn lợn.

Bệnh nhân thứ hai là chị Đ.T.C (44 tuổi, trú tại Giao Thuỷ, Nam Định), làm nghề giết mổ lợn, nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, ban xuất huyết dạng đám, dải vùng cẳng bàn tay, bàn chân 2 bên, phổi có tình trạng viêm. Bệnh nhân được cấy máu và phát hiện vi khuẩn Streptococcus suis (liên cầu khuẩn lợn).

Một nghiên cứu của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, bệnh liên cầu lợn có khuynh hướng xảy ra vào mùa hè nắng nóng với số bệnh nhân nam giới chiếm phần đông (81%).

Cục Y tế Dự phòng đề nghị các cơ quan y tế ở địa phương tăng cường giám sát để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh và có biện pháp xử lý ổ dịch.

Người dân được khuyến khích nấu chín thịt lợn đúng cách để loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng tiềm ẩn, vì hiện tại chưa có vaccine phòng bệnh này.

Các bệnh viện ở Việt Nam đang trong tình trạng thiếu thuốc, thiếu thiếu bị y tế từ nhiều tháng qua, nếu nay để bệnh lây nhiễm trở thành dịch thì sẽ là thảm họa khó tưởng tượng nổi.

Hoàng Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)


>>> Phạm Minh Chính không biết người, không biết ta, Đảng trăm trận trăm bại

>>> Thủ tướng Chính nắm quân đông, Tổng Trọng nắm tinh binh. Chiến nhau sẽ ra sao?

>>> Báo động! Chính quyền tỉnh Bình Định đang dựng Formosa thứ nhì

Vì sao báo chí Việt Nam né, không gọi Quan Kế Huy là “gốc Việt”?


Kasse animation 7.8.2023