Còi thì to mà chất lượng thì bé

Link Video: https://youtu.be/hFolqM46gms

Ngày 25/2, Facebooker Kim Van Chinh có một status trên trang cá nhân của mình, bình về các sản phẩm công nghệ của Việt Nam từ xưa đến nay.

Trong đoạn mở đầu của bài viết, tác giả nhắc lại chuyện hồi xưa, các lãnh đạo Đảng, gồm các ông Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Phùng Thế Tài… muốn Việt nam mình làm được xe ô tô. Vì vậy, các vị lãnh đạo này đã ra lệnh cho một đơn vị quân đội cộng tác với các Viện nghiên cứu dân sự, phải nghiên cứu làm ra bằng được ô tô “Made in Việt Nam”.

Dưới sức ép của Đảng, rồi cái ô tô cũng ra đời. Nhưng thực chất nó là sản phẩm lắp ghép linh tinh, tác giả cho biết.

Chuyện khôi hài là, khi chạy thử thì rất OK, đến khi chạy thật, biểu diễn cho các lãnh đạo xem thì nó tịt ngóm, cứ nổ máy rồi lại chết máy, mãi không khởi động được.

Sau màn công bố bẽ bàng, việc tìm ra nguyên nhân tại sao xe không chạy được cũng rất quan trọng.

Tác giả kể lại, các chuyên gia Việt Nam mỗi người mỗi ý, người nói do chế hòa khí, người nói do xăng, người nói do ác quy, người nói do ốc vít bị lỏng… Nhưng khắc phục mãi theo các hướng phân tích đều không làm xe nổ máy tiếp được. Bó tay.

Đành phải nhờ chuyên gia nước ngoài.

Ông chuyên gia nước ngoài chỉ ngó qua cái xe rồi phán: “Bệnh còi to quá”.

Mà quả thật, khi tháo còi ra không dùng nữa thì xe lại chạy được.

Nhưng cũng chỉ chạy thử được từ Xuân Mai về đến Sơn Tây thì xe vĩnh viễn nằm lại đó, sau phải bán sắt vụn cho mấy bà đồng nát.

Hình: Bài viết trên trang cá nhân của Facebooker Kim Van Chinh

Từ chuyện xưa liên hệ tới chuyện nay, vào 40 năm sau thất bại của chiếc xe kể trên, tác giả nhắc đến câu chuyện ông Vượng Vin công bố sản xuất ô tô xăng, rồi ô tô điện.

Tác giả cho rằng, Vin đã phạm phải hai sai lầm cơ bản.

Một là gọi sai bản chất của sự việc: Vin vẫn không sản xuất cái gì cả. Vì mới đây, ông Tuất Chủ tịch Hiệp hội thầu phụ Việt Nam đã công bố: Việt Nam hiện nay chỉ sản xuất được cái ốc để bắt biển số xe ô tô thôi. Như vậy, Vin chỉ lắp ráp có gắn thương hiệu theo thiết kế riêng. Việc này trong tổ chức sản xuất gọi là phát triển – development. Phát triển khác hẳn với sản xuất và phát minh – sáng chế.

Dân Việt giờ kinh doanh phát triển sản phẩm đầy ra. Khải Silk là ví dụ điển hình…

Sai lầm chết người thứ hai của ông Vượng là vẫn mắc phải căn bệnh khi xưa: “Còi to quá”. Tất nhiên, còi lần này không phải là cái còi xe như khi xưa.

 

Câu chuyện thứ ba mà tác giả đề cập đến là chuyện Viettel lắp ráp UAV. Công nghệ UAV, viết tắt của cụm từ Unmanned Aerial Vehicle, là tên gọi chung để chỉ những loại thiết bị bay không người lái và được điều khiển từ xa. Hiện nay, công nghệ UAV được ứng dụng rộng rãi, phục vụ phổ biến cho mục đích quân sự, trinh thám hay dân sự.

Tác giả cho rằng, Viettel khôn hơn Vin. Lắp ráp ra cái UAV trinh sát và gọi là có công “phát triển” sản phẩm. Nhưng mà, dân thường cũng biết phát triển UAV đầy, phục vụ nông nghiệp và dân dụng, cứ gì Viettel, tác giả nhận xét.

Và tác giả cho rằng, vẫn có vẻ chọn nhầm cái còi quá công suất. UAV chủ lực hiện nay, thể hiện qua cuộc chiến Ukraine – Nga, là UAV gắn được lựu đạn khoảng từ 4 đến 10 quả nhỏ gọn, cơ động, bay bằng 4 – 5 cánh quạt mà cả phía Ukraina và Nga đang tích cực dùng. Loại to bay cần trớn lăn bánh như Viettel phát triển thì lại cần loại mang được bom, đạn 70 – 150kg, bay xa hàng nghìn km mới hữu dụng… Giá thành lại còn rẻ nữa.

Cuối cùng, tác giả đưa ra lời khuyên cho chính quyền: Dẫu sao thì cũng có sản phẩm phát triển mang ra triển lãm. Muốn thử nghiệm, không cơ hội nào tốt hơn là viện trợ hay bán rẻ cho Ukraine để họ đánh giá. Viện trợ hoặc bán cho Nga thì không được rồi, vì Mỹ sẽ cấm vận Viettel ngay trên toàn cầu. Ukraina cũng là bạn Việt Nam mà, mà họ đang có chính nghĩa để mà viện trợ cho họ, đúng chính danh và tuyên ngôn của Nhà nước ta chọn chính nghĩa.

Tóm lại, cả lãnh đạo và doanh nghiệp Việt từ xưa đến nay đều mắc căn bệnh “còi to” hay còn gọi là bệnh “nổ”. Không làm được gì hiệu quả, chất lượng, nhưng lại cứ thích bấm còi cho to.

Hình: Sản phẩm UAV của Viettel

Hoàng Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Y tế nguy cấp, Bộ trưởng hết “õng ẹo” rồi lại đổ lỗi. Đào Hồng Lan ngồi “nhầm ghế”

>>> Y tế công an “vui như tết”, y tế cho dân hết thuốc trị. Ý đảng: “Dân ngỏm mặc bay”!

>>> Điều tra Nguyễn Thị Thanh Nhàn tại Quảng Ninh bị kẹt tảng đá lớn. Tảng đá đó là gì?

Chính trị Việt Nam có thay đổi khi có tân Chủ tịch nước hay không?


Kasse animation 7.8.2023