Sản xuất chip – lĩnh vực cạnh tranh gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc

Link Video: https://youtu.be/XqzeYr2_jwA

Ngày 6/12, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới – hãng TSMC của Đài Loan đã thông báo tăng gấp 3 khoản đầu tư, nâng tổng đầu tư lên 40 tỷ USD, để xây dựng một nhà máy tại bang Arizona, Mỹ.

Đây là diễn biến mới nhất trong cuộc đối đầu Mỹ – Trung về công nghệ sản xuất chip, và được coi là chiến thắng của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

TSMC ước tính sẽ đạt doanh thu khoảng 10 tỷ USD khi hai nhà máy của họ tại Mỹ đi vào hoạt động.

Tháng 10/2022, để ngăn chặn các công ty Mỹ bán sản phẩm chip, dây chuyền sản xuất và phần mềm cho Trung Quốc, Mỹ đã công bố một loạt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu sâu rộng khiến. Mỹ cũng cấm công dân nước mình và những người thường trú tại Mỹ, hỗ trợ Trung Quốc phát triển hoặc sản xuất chip. Trong khi đó, đa số các giám đốc điều hành các công ty bán dẫn ở Trung Quốc đều có hộ chiếu Mỹ hoặc thẻ xanh của Mỹ, và họ được đào tạo tại Mỹ. Biện pháp này đã gây ảnh hưởng nặng nề đến Trung Quốc.

Đồng thời, Mỹ cũng đã cung cấp 53 tỷ USD để tài trợ cho các công ty sản xuất chất bán dẫn tại nước này. Đó là lý do mà TSMC đầu tư vào 2 nhà máy ở Mỹ. Và điều này có thể thu hẹp khoảng cách chi phí tồn tại trong sản xuất ở Mỹ so với ở châu Á. Và nhiều ông lớn khác cũng đang cố gắng tận dụng điều này.

Hình: Một bài báo đưa tin hãng TSMC của Đài Loan tăng gấp 3 khoản đầu tư

Trước đó, tháng 8/2022, Tổng thống Biden đã ký Đạo luật Giảm lạm phát, thúc đẩy Mỹ phát triển ngành sản xuất chip bán dẫn và công nghệ cao nội địa. Đạo luật này sẽ thu hút vốn, nhân tài và chuỗi cung ứng quay trở lại Mỹ và giảm đầu tư của các công ty quốc tế vào Trung Quốc.

Từ lâu, Trung Quốc đã muốn công nghệ sản xuất chip. Họ hiểu rằng, bất cứ ai kiểm soát được chuỗi cung ứng sẽ nắm giữ được chìa khóa để trở thành siêu cường. Cũng chính vì vậy, Mỹ phải cắt đứt quan hệ với Bắc Kinh nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Ngày nay, chip không chỉ sử dụng trong lĩnh vực vô tuyến, nó còn ứng dụng trong tất cả các thiết bị điện, điện tử khác, đặc biệt là trong công nghiệp quốc phòng, sử dụng trong các thuật toán của trí tuệ nhân tạo…

Một chiếc điện thoại thông minh muốn tăng tốc độ hoạt động, muốn lưu trữ được nhiều hơn và phong phú hơn, nó cần được tăng số lượng chip. Tuy nhiên, đạt được điều này không dễ dàng vì nó đòi hỏi phải có những con chip nhỏ hơn, tinh vi hơn. Nghĩa là, công nghệ sản xuất chip phải liên tục được cải tiến.

Hầu hết các con chip trên thế giới đang được sản xuất tại Đài Loan, vì vậy, Tổng thống Biden gọi hòn đảo này là “lá chắn silicon”. Điều này cũng giúp Đài Loan giữ được sự độc lập của mình đối với Trung Quốc và giúp Mỹ kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương.

Hình: Tổng thống Mỹ Biden

Trung Quốc cũng coi trọng việc sản xuất chip và họ đang tìm mọi cách để vượt lên trên lĩnh vực này. Tuy nhiên, việc chính quyền Biden cố gắng ngăn chặn mọi khả năng tiếp cận công nghệ sản xuất chip của Trung Quốc, khiến ngành công nghiệp non trẻ này của Trung Quốc có nguy cơ chết yểu.

Hiện Apple đã cho dừng thỏa thuận mua chip từ một trong những công ty hàng đầu của Trung Quốc và Huawei “về cơ bản đã chết”. Mỹ đã dễ dàng làm tê liệt các công ty công nghệ của Trung Quốc. Trước đây, Mỹ nhắm vào từng công ty của Trung Quốc, nay họ mở rộng ra cả nước.

Trung Quốc không có gì để đáp trả. Nếu họ cũng áp đặt các lệnh cấm tương tự Mỹ thì hại nhiều hơn lợi. Họ đã kiện Mỹ lên WTO, nhưng việc kiện tụng sẽ kéo dài nhiều năm.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn sẽ tăng đầu tư và hỗ trợ cho ngành sản xuất chip trong nước. Tập Cận Bình cho rằng, Trung Quốc sẽ tập hợp sức mạnh quốc gia để thực hiện nghiên cứu khoa học và công nghệ trong nước, đồng thời kiên quyết giành chiến thắng trong các công nghệ cốt lõi quan trọng.

Cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tạo ra sự phân cực trong lĩnh vực này: Một phần tập trung vào Trung Quốc và phần khác tập trung vào phần còn lại của thế giới. Và nó buộc người tham gia phải chọn bên và khiến cho nhiều người không thể tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Hình: Ông Tập Cận Bình

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Ngày phán xét đến nhanh, Chủ tịch Phúc khó “qua nổi con trăng này”

>>> “Chốt kèo”! 23 Ông Táo về trời thì 27 Ông Phúc cũng về vườn… ngay luôn

>>> Ngổn ngang Bộ Công an, nếu Tô Lâm ra đi, thế lực Trần Đại Quang có cơ hội trỗi dậy

Truyền thông quốc tế tiếp tục quan tâm vụ hai Phó Thủ tướng Việt Nam về vườn


Kasse animation 7.8.2023