Tiếp tục bắt thêm người vụ “chuyến bay giải cứu”, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Malaysia bị tống giam

Ngày 5/1/2023, báo chí trong nước đồng loạt loan tin, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Trần Việt Thái và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Hoàng Linh. Ông Trần Việt Thái nguyên là Đại sứ Việt Nam tại Malaysia và Nguyễn Hoàng Linh nguyên là cán bộ tại Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia.

Ông Trần Viết Thái – nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mailaysia – người vừa mới bị bắt hôm 5/1

Cả 2 ông đều bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Điều 356 Bộ luật Hình sự. Đây là diễn biến mới nhất trong việc mở rộng điều tra về vụ “chuyến bay giải cứu”.

“Chuyến bay giải cứu” là một vụ bế bối có quy mô vào hàng nhất nhì từ trước đến nay. Các bị can trong vụ án này đã nhận hối lộ để cấp phép cho các công ty thực hiện các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan nhanh toàn cầu, xảy ra trong năm 2020 và 2021.

Các “chuyến bay giải cứu” này từng được Đảng, Nhà nước và truyền thông tung hô lên tận mây xanh. Cứ như thể, các đoàn bay này là những anh hùng, dám xông vào nơi nguy hiểm để cứu dân. Báo chí thì giật tít nghe cực bốc, như kiểu “lao vào tâm dịch”.

Các đơn vị có cán bộ đang bị tạm giam, bị điều tra liên quan vụ bê bối này gồm: Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông Vận tải và chính quyền một số địa phương. Riêng Bộ Ngoại giao đã có 21 bị can bị khởi tố, trong đó có ông Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng, bà Nguyễn Thị Lan Hương, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự. Cục quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công an bị khởi tố 3 bị can. Bộ Y tế và Giao thông Vận tải đều khởi tố 2 bị can. Văn phòng Chính phủ cũng bị khởi tố 3 người. Ngoài ra, còn có một số địa phương và doanh nghiệp cũng bị khởi tố. Đến nay, sau 1 năm tính từ ngày bắt đầu “cất lưới”, số người bị Bộ Công an khởi tố đã lên đến 40 người. Ngoài số bị cáo là cán bộ nhà nước, vụ này còn có 10 bị can là giám đốc các công ty lữ hành. Có 9 bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp có liên quan.

Một bài báo về toàn cảnh vụ việc

Vụ án này bắt đầu vào ngày 27/1/2022, lúc đó, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an quyết định “cất lưới”. Trong ngày này, Công an đã khởi tố vụ án nhận hối lộ, xảy ra ở Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao.

Trước đó, khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, Việt Nam đã cho dừng các chuyến bay thương mại quốc tế, để tránh lây lan dịch bệnh. Ở thời điểm đó, cả châu Âu và Mỹ đều bùng dịch mãnh liệt, đa số các nước đều bị phong tỏa, tùy theo mức độ nặng nhẹ của dịch và tùy theo chính sách của mỗi nước. Xã hội phương Tây rúng động, người Việt ở nước ngoài hoảng hốt. Vì vậy, lúc đó, đa số công dân Việt Nam ở nước ngoài đều muốn về nước. Và không có cách nào khác, họ phải đi bằng các “chuyến bay giải cứu”.

Thời điểm ấy, số lượng người Việt Nam có nhu cầu về nước là rất lớn. Trong khi đó, số chuyến bay giải cứu thì có hạn, nên rất khó kiếm được một tấm vé để bước lên máy bay. Cũng thời điểm ấy, dư luận dần ồn ào lên bởi thông tin về chi phí cho những chiếc vé này là quá cao, thủ tục rườm rà, phức tạp.

Bài báo về diễn biến mới nhất của vụ việc

Từ những dư luận này, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã tiến hành điều tra nhiều tháng, trước khi quyết định khởi tố Cục Lãnh sự. Đến nay, vụ án vẫn không ngừng được mở rộng điều tra, diễn biến mới nhất chính là vụ bắt nguyên Đại sứ Việt Nam tại Malaysia.

Điều kỳ lạ trong vụ án này là, Ban Bí thư đã thi hành cảnh cáo Ban cán sự Đảng Bộ Ngoại giao, nghiêm khắc cảnh cáo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Trong khi đó, ông Phạm Bình Minh lại bị cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng cũng như trong chính quyền. Dù xét về trách nhiệm thì 2 ông này như nhau.

Điều này không khỏi khiến cho dư luận thắc mắc và rộ lên những đồn đoán về động cơ phá án của Đảng.

Đảng đang chống tham nhũng hay đang đấu quyền lực?

 

Chúc Anh – thoibao.de (Tổng hợp)

 

Kasse animation 7.8.2023