Nguyễn Trọng Nghĩa – chiến binh quả cảm hay anh lính mù?

Link Video: https://youtu.be/9_gvojru35U

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa là người hiếm hoi giữ chức Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung ương mà không phải là Ủy viên Bộ Chính trị. Không biết đây là ân huệ hay thiệt thòi cho ông Nguyễn Trọng Nghĩa. Lẽ ra, với việc phân cho ông Nguyễn Trọng Nghĩa nắm chức vụ này, thì ở Đại hội 13, ông Trọng nên giới thiệu ông Nghĩa vào Bộ Chính trị. Hoặc tại các Hội nghị Trung ương sau đó, cũng nên đưa ông Nghĩa và Bộ Chính trị. Tuy nhiên, cho đến nay, ông Nguyễn Trọng Nghĩa vẫn chỉ là Ủy viên Trung ương Đảng.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa vốn là Thượng tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Nói về cơ quan tuyên truyền, thì cơ quan tuyên truyền của Đảng (tức là Ban tuyên Giáo Trung ương) phải lớn hơn cơ quan tuyên truyền của quân đội (tức Tổng cục Chính trị). Ấy vậy mà người đứng đầu cơ quan tuyên truyền quân đội – Đại tướng Lương Cường – lại là Ủy viên Bộ Chính trị, còn người đứng đầu cơ quan tuyên truyền của Đảng lại chỉ là Ủy viên Trung ương Đảng.

Hình: Ông Nguyễn Trọng Nghĩa- Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Ban đầu, với vị trí Ủy viên Trung ương Đảng mà được ông Trọng trao cho chức Trưởng ban Tuyên Giáo Trung ương thì đó là ân huệ. Tuy nhiên, khi đã làm Trưởng Ban Tuyên giáo mà chưa được giới thiệu vào Bộ Chính trị thì đó là một sự bất công. Có lẽ, ông Nguyễn Trọng Nghĩa cần nỗ lực nhiều hơn nữa để lấy lòng ông Tổng Bí thư, thì may ra ông sẽ có triển vọng vào Bộ Chính trị.

Ban Tuyên giáo Trung ương hiện nay đang nắm 800 tờ báo các loại, là thành trì để chống lại những tin tức bất lợi cho Đảng. Từ nhiều năm nay, cứ mỗi lần dư luận có thông tin bất lợi cho nội bộ Đảng thì Ban Tuyên Giáo Trung ương tự động cho báo chí phản bác lại. Với 800 tờ báo và giữ quyền độc quyền báo chí, từ lâu Ban Tuyên giáo tự tin dùng tin giả đập nát tin thật, và cứ như thế họ hành xử với tin bất lợi theo một biện pháp giống nhau cho đến ngày nay.

Có thể nói Ban Tuy Giáo là người lính tiên phong của Ban Bí thư và của Đảng Cộng sản trên mặt trận thông tin. Cứ tự động chống lại tin bất lợi thì có khi Ban Tuyên giáo lại như húc đầu vào đá. Vì thế, người đứng đầu cơ quan này cũng cần phải tìm cách làm khác. Nếu những tin bất lợi mà không thể bác bó thì nên im lặng, càng bác bỏ thì càng làm dân mất lòng tin. Và đó là lý do tại sao tin đồn được nhiều người đón nhận nồng nhiệt trong xã hội Việt Nam.

Hình: ông Đinh Thế Huynh, người đã từng chỉ đạo báo chí húc đầu vào sự thật

Năm 2015, khi tin tức về sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh đã bị lộ, lúc đó ông Đinh Thế Huynh đã chỉ đạo báo chí đồng loạt chống lại tin đồn từ trang Chân Dung Quyền Lực đưa ra. Và kết quả thì báo chí Cách mạng đã thua và tin tức trên mạng xã hội đã đúng. Việc làm của ông Đinh Thế Huynh khi đó không được khôn ngoan, cho nên ông Huynh như là người lính mù, chỉ biết điên cuồng chống lại hỏa lực cực mạnh của quân địch mà không hề biết né tránh. Cách chống lại tin đồn kiểu đó thiếu tư duy, lợi bất cập hại. Hậu quả là ngày nay người dân dùng câu “tao khỏe có chi mô” mà ông Đinh Thế Huynh chỉ đạo báo chí đăng tải, trở thành câu châm biếm cho sự láo toét của báo Đảng.

Có vẻ như năm 2022, ông Nguyễn Trọng Nghĩa đang lặp lại những gì mà ông Đinh Thế Huynh đã làm trước đây. Khi có tin ông Lê Văn Thành – Phó Thủ tướng đi nước ngoài chữa bệnh, thì ông Nghĩa đã chỉ đạo báo chí lên 3 bài báo phản bác lại tin đồn. Bài thứ nhất có tựa đề “Phó Thủ tướng Lê Văn Thành được phân công nhiệm vụ”, bài báo này được đăng ngày 24/11. Bài thứ hai có tựa đề “Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo hướng dẫn áp dụng cơ chế đặc thù cho dự án cao tốc Hòa Bình-Mộc Châu” bài được đăng ngày 28/11. Còn bài thứ ba là “Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký ban hành Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm”. Không biết, ông Nguyễn Trọng Nghĩa còn chỉ đạo báo chí đăng thêm bài nào nữa không?

Nếu tin về bệnh của ông Lê Văn Thành là sự thật, thì cách chỉ đạo như thế của ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho thấy, ông cũng là “người lính mù” húc đầu vào đá chứ không phải người lính quả cảm trên mặt trận thông tin. Vậy ông Nguyễn Trọng Nghĩa là người lính mù hay người lính quả cảm thì chỉ cần đợi kết quả sẽ rõ.

Hình: Có ít nhất 3 bài báo chống lại tin tức về sức khỏe của ông Lê Văn Thành

Phạm Hưng – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Trần Đại Quang và Nguyễn Bá Thanh đã đi đâu trước khi ngã bệnh? Ông Lê Văn Thành có lặp lại?

>>> Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nói “Tau khỏe có chi mô” rồi chỉ đạo công việc?

>>> Kế hoạch đưa cả “tập đoàn” đào thoát khỏi tay Tô Lâm, bí ẩn chồng bí ẩn về người đạo diễn phía sau!

Tiếp tục tạm giam Nguyễn Phương Hằng thêm 2 tháng, ông Phan Văn Mãi đang toan tính điều gì?