Bà Đào Hồng Lan chính thức bước lên bẫy. Bà trụ được bao lâu?

Link Video: https://youtu.be/xsfwxIT4Syw

Bộ Y tế hiện nay vẫn còn ngổn ngang. Dù cho ông Phạm Minh Chính đã ra tay giúp bà Đào Hồng Lan giải quyết nhiều vấn đề thời ông Nguyễn Thanh Long để lại, nhưng vấn đề vẫn còn rất nhiều đang chờ đón bà tân Bộ trưởng Bộ y tế Đào Hồng Lan.

Quản lý một tỉnh bao giờ cũng an toàn hơn quản lý một bộ, bởi đơn vị hành chính của tỉnh nhỏ, còn quản lý một bộ là quản lý ngành trên cả nước. Có nhiều tiêu cực ở cơ sở rất xa, dù cho có kêu khản cổ cũng chưa chắc gì ở trung ương nghe thấy. Vì thế, những sai phạm cấp cơ sở khi bị phát hiện thì đã quá muộn, mà ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì đánh từ dưới cơ sở đánh lên. Việc này làm cho cấp trung ương khó thoát.

Bộ Y tế đã ê chê chề vậy, bà tân Bộ trưởng Bộ y tế lại là người không có chuyên môn ngành y. Ngành y là ngành rất đặc thù, nếu không biết gì về y thì e là khó khăn trong quản lý. Bởi ông Phạm Minh Chính giới thiệu nên bà Đào Hồng Lan không thể từ chối, và hơn nữa, có về Trung ương quản lý một bộ thì cơ hội trèo cao sẽ rộng mở hơn. Mà khi cơ hội rộng mở thì rủi ro cũng mở rộng chào đón bà.

Hình: Ngày 21 Tháng Mười, bà Đào Hồng Lan chính thức làm Bộ trưởng Bộ y tế

Từ nhiều đời Bộ trưởng Bộ Y tế, chủ yếu là Bộ trưởng làm công tác chính trị với cấp trên để khỏi bị vào lò là chính chứ việc cải tạo hệ thống y tế Việt Nam cho tốt hơn xem như bất khả thi. Một người trong ngành này cho Thoibao.de biết như thế.

Bà Đào Hồng Lan mới vừa chính thức được Quốc hội chuẩn thuận chức Bộ trưởng Bộ Y tế thì ngành này đã dậy sóng về vấn đề thiếu thuốc, vật tư ngành y tế. Tình trạng nghiêm trọng đến mức, báo chí ví như “ngồi trên đống lửa”. Bà Phạm Khánh Phong Lan một đại biểu Quốc hội của TP HCM đã nêu những trăn trở trong lĩnh vực y tế, đó là tình trạng hàng loạt nhân viên y tế xin nghỉ việc, chưa giải quyết được vấn đề thiếu thuốc, trang thiết bị y tế. Đây là những vấn đề có tính nghiêm trọng hiện nay của ngành y tế. “Cả ngành y tế, người dân đang bức xúc vì thiếu thuốc, thiếu từng cái băng gạc mà dân phải đi mua và bảo hiểm y tế không thanh toán, khiến quyền lợi người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chúng ta chưa làm tốt việc chăm sóc sức khỏe nhân dân”.

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, nguyên nhân của thực trạng này là cơ chế, quản lý chưa tốt, tâm lý “sợ làm là bị phát hiện sai“. Dù Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 30 về cơ chế đặc thù chống Covid-19, nhưng khi triển khai, giữa các đơn vị thanh tra, kiểm toán, công an “chưa nhìn nhận lẫn nhau, làm chùn bước những người muốn làm việc hiệu quả“.

Hình: Tân bộ trưởng Đào Hồng Lan

Điều đáng sợ nhất hiện nay là ai làm cũng sợ sai, điều đó sẽ gây ra tắc nghẽn việc điều hành ngành y. Nếu thiếu tiền thì dễ khắc phục chứ con người trong toàn ngành đều sợ và né việc thì không sớm thì muộn, áp lực cũng đổ dồn về cấp cao nhất của ngành.

Trước đây, bà Nguyễn Thị Kiêm Tiến và ông Nguyễn Thanh Long đều là những con người có học hàm học vị ngành y mà họ cũng đều bị vướng vào tiêu cực. Có bà Nguyễn Thị Kiếm Tiến nhờ vào mối quan hệ mạnh mà không bị truy tố, còn ông Nguyễn Thanh Long có quan hệ yếu hơn thì bị cho vào lò mặc áo sọc trắng đen đặc trưng của tù nhân mà người dân hay gọi đùa là áo Juventus.

Không tiếp nhận Bộ y tế là không có cơ hội leo cao, còn tiếp nhận bộ Y tế thì là hốt rủi ro. Không biết bà Lan có làm cho bộ Y tốt hơn hay không thì còn chờ mới biết, chỉ e là bà Đào Hồng Lan chưa có cơ hội thể hiện năng lực thì bà đã bị cho vào lò thì xem như sự nghiệp chính trị không còn gì.

Bộ Y tế là cái bẫy, có lẽ bà Đào Hồng Lan cũng biết điều đó, và liệu bà có tránh bị sập bẫy hay không thì cứ chờ, thời gian sẽ trả lời.

Hình: Vấn đề khó khăn của ngành y nổi lên ngày một nghiêm trọng

Minh Tâm – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Ông Tổng “lùa gà”, Đồng Nai và Hải Dương là 2 điểm giăng lưới.

>>> Chủ tịch Phúc trụ được bão nhưng có thể bị đổ sau bão?

>>> Từ Đồng Nai đánh đến Quảng Ninh, Đinh Văn Nơi đã sẵn sàng đánh “dập đầu rắn”?

Sự cay đắng của Nguyễn Văn Thể, phải cảm ơn người đã quật ngã mình!


Kasse animation 7.8.2023