Vượng Vin dự tính vét tiền “tháo chạy”, dân tình dậy sóng!

Link Video: https://youtu.be/Ln7o36mcp1Q

Từ ngày 12 Tháng Bảy, mạng xã hội rộ tin đồn ông Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh, sau đó ông Tô Ân Xô – Chánh Văn Phòng Bộ Công an đã đính chính rằng, đấy là tin thất thiệt. Không những thế, Bộ Công an còn sốt sắn bắt người nào họ cho là đã “tung tin đồn thất thiệt” để cứu lấy giá cổ phiếu của Vingroup.

Từ ngày xuất hiện tin đồn cho tới nay gần 3 tháng, người ta vẫn không thấy ôg Phạm Nhật Vượng đặt chân ra nước ngoài. Được biết, tập đoàn Vingroup của Phạm Nhật Vượng hiện nay đang nợ đến 16 tỷ đô la, gấp 3 lần vốn chủ sở hữu. Vì thế việc ông Phạm Nhật Vượng đang đối diện với núi nợ là điều ai cũng có thể nhìn thấy.

Mới đây ông Phạm Nhật Vượng cho thành lập Công ty Cổ phần Quản lý và Đầu tư bất động sản VMI tràn ngập trên các báo cáo. Các phương tiện truyền thông và mạng xã hội đã dậy sóng vì nhiều người cho rằng, đây là chiêu lùa gà của ông Phạm Nhật Vượng để hốt tiền trả nợ. Công ty VMI có kế hoạch huy động tiền các nhà đầu tư với chiêu bài góp vốn.

Hình: Tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Cụ thể VMI có chính cổ đông là ông Vượng. Ông  Vượng góp vốn bằng cổ phiếu VIC (Công ty Cổ phần Tập đoàn Vingroup) làm chủ sở hữu. Tức là góp bằng giấy chứ không có tiền mặt. Sau đó sử dụng VMI để mua lại bất động sản của Công ty Cổ phần Vinhomes – một công ty con của Tập đoàn Vingroup. Các sản phẩm này đều có sẵn. Sau đó chia từng món thành 50 phần bằng nhau bán cho các nhà đầu tư nhỏ. Giá trị tối thiểu cho 1 phần này là 120 triệu đồng. Các nhà đầu tư góp tiền và vì thế ông Phạm Nhật Vượng sẽ có tiền để trả nợ.

Ông Vượng thành lập một công ty mới và góp vốn bằng cổ phiếu của công ty cũ. Dùng công ty mới mua lại sản phẩm hiện có và sản phẩm trên giấy của công ty cũ và chia nhỏ nó ra để bán cho các công ty với cam kết lợi nhuận tối thiểu cao hơn so với ngân sách hàng hóa. Chiêu làm lòng vòng này là cách chiếm dụng vốn của nhà đầu tư.

Lấy ví dụ thế này: Một sản phẩm rẻ nhất mà VMI chào bán là một căn hộ có giá 6 tỷ đồng. Nó được chia thành 50 phần bằng nhau, anh Vượng của ông học giả sẽ xuất ra 50 tờ giấy chứng nhận đầu tư, mỗi tờ tiền 120 triệu và bán, thu về 6 tỷ đồng. 50 con giời kia cùng góp vào mua để kỳ vọng sang năm lời 15% thậm chí là hơn, năm sau thậm chí là kỳ vọng 75%. Tức là căn hộ đó sau năm sẽ bán được 10,5 tỷ đồng. Một nhà đầu tư mua 1 suất 120 triệu, sau năm năm kỳ vọng thu về 210 triệu. If not be like period, VMI cam kết mua lại với giá 156 triệu. Không lỗ.

Hình: Chiêu được cho là “lùa gà” của ông Phạm Nhật Vượng

Đây là hai vấn đề đáng chú ý của VMI. Giá mua của VMI là giá do anh Vượng quyết định (tay phải bán cho tay trái) và người mua là các nhà đầu tư mua đi bán lại.

Rất nhiều bạn đọc cho thoibao.de biết, ông không biết khi góp vốn vào công ty VMI của ông Phạm Nhật Vượng không biết rồi họ giữ lại tài sản gì? Phía ban biên tập chúng tôi trả lời là các bạn sẽ giữ tờ giấy chứng nhận. Thế là họ nói rằng, không nắm tài sản mà nắm tờ giấy thì biết đâu đấy là tờ giấy lộn thì sao? Trái phiếu thành giấy lộn không hiếm và cổ phiếu thành tờ giấy lộn đầy ra đấy. Nói thế để nhiều người hiểu rằng, góp tiền mà giữ một tờ giấy chứng nhận là rủi ro rất lớn.

Qua đây mới thấy rằng, rất có khả năng ông Phạm Nhật Vượng đang gặp khó khăn về vốn và ông đã hết đường mượn nên làm cách này. Đó là cái rủi. Có người còn cho rằng, ông Phạm Nhật Vượng đang dùng chiêu hốt cú chót để “cao chạy xa bay”. Tuy nhiên, nếu hốt được mà muốn “cao chạy xa bay” cũng khó bởi rất có thể ông Vượng đã bị quản thúc bằng lệnh ngầm mà nhiều người không hề hay biết. FLC của ông Trịnh Văn Quyết đã đổ, câu hỏi là đến khi nào đến Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng?

Mai Hạnh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Nếu thành công, ông Tô được giải an ủi, ông Huệ được “vietlott”

>>> Ông Tô bị kẻ “ăn không ngồi rồi” sai khiến mà không hay biết. Kẻ đó là ai?

>>> Phòng tuyến 2 lớp của ông Chính, ông Tổng làm sao “xuyên”?

Quân cờ Domino, Quyết đổ khi nào Vượng nhào?


Kasse animation 7.8.2023