Liên Hợp Quốc yêu cầu Việt Nam điều tra cáo buộc nạn buôn người sang Saudi Arabia ‘có sự nhúng tay của giới chức’

Link Video: https://youtu.be/uLdBx-WKcRo

Vụ một thiếu nữ 15 tuổi tử vong tại Saudi Arabia là vụ việc mới nhất liên quan đến nạn bạo hành đối với người lao động Việt Nam trong vài năm trở lại đây.

Trong thông cáo ngày 4/11, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) đề cập vụ một thiếu nữ Việt Nam 15 tuổi tử vong tại Saudi Arabia.

Sau khi bị chủ đánh đập, cô gái này không được ăn và chữa trị. Cô chết trước khi được đưa trở về Việt Nam.

Vì hồ sơ của cô bị một đơn vị tuyển dụng lao động làm giả mạo nên gia đình không thể đưa thi hài cô về nước.

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia đã xác nhận trường hợp này. Cô gái có tên H Xuân Siu, 25 tuổi, được công ty Cổ phần Hợp tác Lao động Quốc tế Vinaco đưa sang Saudi Arabia làm giúp việc gia đình từ cuối năm 2018.

Theo kết quả giám định pháp y và giấy báo tử của Bộ Nội vụ sở tại cung cấp, Siu tử vong là do thiếu oxy trong máu, viêm phổi ngạt thở, máu đông trong phổi.

Tuy nhiên theo VOA thì tuổi thật của H Xuân Siu mới chỉ mới hơn 17. Dựa theo các tài liệu liên quan đến nhân thân của H Xuân Siu, VOA phát hiện năm sinh của nạn nhân đã bị thay đổi trên hộ chiếu để làm cho H Xuân Siu lớn hơn tuổi thật, dẫn tới những sai lệch trên các văn bản của nhà chức trách ở Saudi Arabia và Việt Nam.

Theo VOA thì gia đình H Xuân Siu cho biết nạn nhân được nhân viên của công ty Vinaco chiêu dụ vào tháng 8 năm 2018 khi em gần 15 tuổi.

Đại diện của Vinaco có trụ sở ở Thanh Hóa, doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa H Xuân Siu đi lao động thì nói không hề biết cô là trẻ vị thành niên.

Còn theo báo Việt Nam Hội nhập, mẹ của H Xuân Siu cho biết nạn nhân sinh ngày 30/10/2003.

Ảnh: Những nữ lao động Việt ở Ả Rập Xê Út kêu cứu và em Siu H’Xuân 15 tuổi tử vong do bị đánh

Thời điểm đi xuất khẩu lao động nạn nhân chưa được 15 tuổi, nhưng không hiểu vì lý do gì thông tin ngày tháng năm sinh của nạn nhân lại bị sửa thành 30/10/1996

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia cho biết đang nỗ lực hồi hương thi hài lao động người Việt H Xuân Siu, gọi đây là “trường hợp đặc biệt“, theo Zing News.

BBC News Tiếng Việt vẫn chưa thể độc lập kiểm chứng thông tin về tuổi của H Xuân Siu.

Thi hài H Xuân Siu đã được chôn ở Ả-rập Xê-út, gia đình thất vọng và tức giận

H Xuân Siu, thiếu nữ người Việt chết ở Ả-rập Xê-út sau hai năm đi xuất khẩu lao động, đã được chôn cất tại nước này, Đại sứ quán Việt Nam ở Riyadh cho biết, thay vì được đưa về nước theo nguyện vọng thiết tha của gia đình.

Vị trí mộ được nói là nằm bên cạnh nghĩa trang Handesi ở thành phố Arar thuộc khu vực biên giới phía bắc của Ả-rập Xê-út.

Công điện của đại sứ quán dường như gợi ý rằng các thủ tục đã diễn ra chậm trễ từ phía Việt Nam khiến cho thi hài người lao động không thể được hồi hương theo nguyện vọng của gia đình.

Đại sứ quán nói đã đề nghị phía Việt Nam, bao gồm công ty tuyển dụng H Xuân và gia đình của em, hoàn tất ủy quyền và đưa ra quyết định cuối cùng liên quan đến việc hồi hương thi thể từ ngày 13 tháng 9, nhưng đến ngày 11 tháng 10 đại sứ quán mới nhận được giấy ủy quyền đã dịch công chứng tiếng Ả-rập.

Ảnh: nạn nhân – cô H Xuân Siu 15 tuổi, dân tộc Ê đê

Đại sứ quán cho biết là đã hoàn tất thêm các thủ tục cần thiết với nước sở tại ngay trong ngày 11 tháng 10, nhưng mọi việc đã quá muộn.

Trên cơ sở đó, [đại sứ quán] xin thông tin và đề nghị Cục Quản lý lao động ngoài nước giúp chỉ đạo Công ty Vinaco thông tin cho gia đình người lao động,” công điện của đại sứ quán nói thêm.

Tiếp tục phối hợp với chủ sử dụng và các cơ quan chức năng sở tại để hoàn tất các thủ tục cuối cùng, đồng thời hoàn trả đầy đủ tiền lương còn thiếu, tư trang/vật dụng cá nhân của lao động cho gia đình.”

Lý do chậm trễ, nếu có theo cô chị H’Soan, là vì sự đi lại và thủ tục rắc rối. Ủy ban xã C’Amung, huyện E’leo, tỉnh Đắk Lắk, nơi sinh quán của H’Xuân Siu, không giải quyết vì người mất có tới hai năm sinh khác nhau, 2003 là năm sinh thật và 1996 là năm bị VINACO đổi trên hộ chiếu đi Ả Rập Xê Út:

Phải tốn tiền tốn bạc photo giấy tờ, đi tới đi lui. Xã muốn chứng thực năm sinh 2003 nhưng bên VINACO không chấp nhận, nói phải theo yêu cầu của họ là 1996 mới có thể đưa xác em H’Xuân về

Em đã đi đi lại lại trong hai tuần, xã không chứng thực trước ngày 16/9. Có một ông luật sư ở Buôn Ma Thuột gọi cho em bảo muốn giúp gia đình ký giấy ủy quyền đó. Em phải mượn tiền thuê tắc xi chạy lên Buôn Ma Thuột, tới ngày 22/9 mới ký giấy nên chậm trễ thời gian ủy quyền trước ngày 16 đấy”.

Cho tới giờ phút này, vẫn lời cô H’Soan, bằng vào đoạn âm thanh từ một người bạn của H’Xuân Siu ghi lại, thì H’Xuân Siu chết vì bị đánh trong khi làm việc cho nhà chủ:

Em H’Xuân nói em xin nghỉ ngơi mà bà chủ không cho nghỉ. H’Xuân bị đau đầu rồi mà bà chủ vẫn đánh. Cả đêm H’Xuân không ngủ  được vì bị đau mắt. Họ độc ác với Xuân lắm.

Xuân có gọi cho Nhung (môi giới) nhưng đổi lại Nhung không chịu giúp đỡ, còn chửi lại H’Xuân. Cuối cùng H’Xuân bảo không chịu ở nhà bà chủ đó nữa”.

H’Xuân có nói với bà chủ rồi mà bà chủ vẫn đánh và không cho H’Xuân nghỉ ngơi. Cứ làm miết giờ này tới giờ khác. Rồi H’Xuân có gọi cho Nhung với Khánh, bảo cố gắng rồi mà không làm nỗi nữa, mệt quá. H’Xuân xin với Nhung với Khánh cho về văn phòng nhưng họ không cho”.

H Soan Siu, chị gái của H Xuân ở Đắk Lắk, nói chị cảm thấy thất vọng và tức giận khi hay tin em gái đã được chôn cất ở Ả-rập Xê-út vào ngày thứ Sáu.

Từ khi biết tin em Xuân mất mẹ chẳng ăn uống gì hết, ngày nào cũng khóc. Bây giờ mẹ đang ốm nên em không dám nói chuyện này với mẹ, tại vì hôm bữa họ đã gửi văn bản là sẽ đưa xác em Xuân về nên mẹ chỉ biết là họ đưa xác em Xuân về,” chị nói.

Giờ chị H Soan không biết khi nào chị mới có thể báo tin cho mẹ, nhưng chị biết chị sẽ không từ bỏ nỗ lực đưa em gái về nước.

Chôn cũng phải đào mộ mà đem về,” chị quả quyết. “Bởi vì mẹ ngày nào cũng đợi em Xuân về, dù sống hay chết cũng phải về.”

Những cáo buộc đáng báo động

Trong thông cáo ngày 4/11, các chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cho biết họ đã nhận được những cáo buộc “thật sự đáng báo động” rằng những công ty tại Việt Nam làm giả giấy tờ tùy thân để tuyển cô gái trẻ không đủ tuổi để sang Saudi Arabia làm nghề giúp việc nhà.

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) kêu gọi chính phủ Saudi Arabia và Việt Nam cùng truy quét nạn buôn người sau khi hồ sơ cho thấy có nhiều phụ nữ và trẻ em gái bị lạm dụng tình dục, bị chủ đánh đập, hành hạ khi đến Saudi Arabia làm nghề giúp việc nhà.

Các phụ nữ không được cho ăn uống, chữa trị bệnh và trả lương thấp hơn trong hợp đồng.

Chúng tôi nhận thấy những kẻ buôn người đang nhắm đến phụ nữ và trẻ em gái nghèo ở Việt Nam, nhiều người nằm trong nhóm dễ bị tổn thương và bị phân biệt đối xử.

Những tên buôn người hoạt động mà không bị pháp luật trừng trị” OHCR cho biết.

Từ ngày 3/9 đến 28/10/2021, OHCHR cũng cho biết đã có gần 205 phụ nữ Việt Nam, nhiều người là nạn nhân được hồi hương. Nhiều người trong số đó là nạn nhân của đường dây buôn người.

Chúng tôi muốn nhắc nhở Việt Nam và Saudi Arabia về nghĩa vụ quốc tế phối hợp nhằm chống lại nạn buôn người, bao gồm điều tra tội phạm, cung cấp các biện pháp và sự trợ giúp hiệu quả đối với các nạn nhân,” các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc đề cập trong thông cáo.

Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> HRW kêu gọi Mỹ gây sức ép với Việt Nam tại đối thoại nhân quyền

>>> Fulbright Việt Nam hủy sự kiện sách của cựu Đại sứ Mỹ vì ‘ai đó không thích’?

>>> Facebook bỏ chặn từ khoá tìm kiếm vụ Bộ trưởng Tô Lâm ăn bò dát vàng

Bộ trưởng Tô Lâm ‘thuộc số thực khách cuối cùng’ ở Anh được Salt Bae ‘rắc muối đút thịt’?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023