Covid-19: Khác biệt trung ương – địa phương và thách thức với Chính phủ Việt Nam

Link Video: https://youtu.be/z3j1-juuYcw

Hiện tượng thiếu thống nhất trong thực hiện các chính sách, biện pháp ứng phó, xử lý dịch bệnh Covid-19 từ trung ương tới các tỉnh, thành, địa phương ở Việt Nam đang là một thách thức với tính hiệu quả và uy tín của tân Chính phủ Việt Nam hiện nay, một số nhà quan sát tại Việt Nam nhận định.

Mặc dù có những lý do của việc ‘dưới không nghe trên bảo’, tính thiếu thống nhất trong phối hợp, thực hiện chính sách này có thể dẫn tới những hậu quả, hệ quả quan ngại, không chỉ bất lợi cho phòng chống dịch bệnh do Covid-19 gây ra, mà còn trong nhiều lĩnh vực khác đối với Việt Nam, vẫn theo các ý kiến này.

Phản ánh sự ‘bất đồng sâu sắc’?

Hôm 18/10/2021 từ Sài Gòn, nhà báo tự do Sương Quỳnh trước hết đưa ra nhìn nhận của mình về vấn đề thiếu thống nhất trong phối hợp giữa các cấp chính quyền trung ương và địa phương này, qua thực tế chống Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh, nơi bà đang sinh sống:

Theo tôi hiện tượng ‘trên bảo dưới không nghe’ này phản ánh rằng có bất đồng sâu sắc giữa những lãnh đạo của địa phương tại Việt Nam với chính quyền trung ương về phương pháp phòng chống dịch covid 19.

Nguyên do là việc phòng chống covid vừa qua cho thấy việc chỉ đạo của Ban Phòng Chống Dịch Trung ương luôn vẫn theo kiểu “cầm tay chỉ việc, bắt làm” nhưng khi áp dụng vào từng địa phương thì cho thấy nhiều bất cập, do đó việc chống dịch cụ thể như tại TP. Hồ Chí Minh, rồi tỉnh Bình Dương đã cho thấy hết sức lúng túng, nhiều văn bản sáng đưa ra để thực hiện, chiều đã phải thu về.

Suốt 3 tháng phong tỏa chặt chỉ thấy dân kêu la vì đói và lây bệnh, dẫn đến việc số người chết do lây nhiễm chéo trong khu cách ly quá nhiều bởi không đủ điều kiện chăm sóc y tế. Do đó, các địa phương nhiều khi đành phá rào, chống lệnh.”

Ảnh: báo chí trong nước đồng loạt lên tiếng về sự hạn chế đi lại khác biệt ở các địa phương bất tuân theo lệnh thủ tướng và nghị quyết 128

Từ Nha Trang, nhà báo Võ Văn Tạo nêu ý kiến:

Hiện tượng trên bảo, dưới không nghe trong đại dịch Covid 19 ở Việt Nam là có thật, và rất phổ biến. Nó có nguyên do từ trung ương đến địa phương, cơ sở, tổ, nhóm, cá nhân trực tiếp triển khai thực hiện.

Đành rằng thực tế diễn biến dịch là khá phức tạp, chưa có tiền lệ, khó tránh những lộn xộn, bất nhất nhất định, nhưng tầm nhìn hạn hẹp và tư duy kém cỏi, sợ trách nhiệm của tuyệt đại đa số nhân sự trong bộ máy công quyền là nguyên nhân cơ bản làm cho hiện tượng “trên bảo, dưới không nghe” thêm rối rắm, phức tạp, gây giảm sút nghiêm trọng hiệu lực quản lý, điều hành kinh tế – xã hội, kỷ cương luật pháp bị coi nhẹ, uy tín lãnh đạo sa sút nặng nề.

Trước hết, do nhiều chủ trương, biện pháp của trung ương thay đổi liên tục, mâu thuẫn, thiếu rõ ràng, phi thực tế, duy ý chí. Ví dụ: “mỗi xã, phường là 1 pháo đài”, “người cách ly với người, nhà cách ly với nhà, thôn cách ly với thôn, xã với xã, huyện với huyện, tỉnh với tỉnh”… làm cho sản xuất đứng bánh, giao thông vận tải ách tắc, hàng hóa tiêu dùng không có đầu ra… gây hậu quả rất nặng nề lên sản xuất kinh doanh và đời sống dân sinh.

Khi trung ương nhận ra sai lầm do phong tỏa, giãn cách cực đoan, bèn ban hành các văn bản sửa sai, khắc phục thì cũng có sự thiếu cân nhắc kín cạnh và hài hòa đồng bộ, sát thực tế hòan cảnh, tình trạng dịch dã từng địa phương, cho nên các cấp dưới rất khó vận dụng hoặc vận dụng tùy tiện.

Rồi ở địa phương và cơ sở, tâm lý sợ trách nhiệm, nên triển khai giãn cách, phong tỏa cứng nhắc, cực đoan, gây tình trạng hiệu quả ít, hậu quả nhiều. Có những chủ trương từ trung ương rất nghiệt ngã: “ai ở đâu, ở yên đó”, nhưng nhà nước không đáp ứng xuể đồ ăn, thức uống, tiền bạc, thuốc men, nhu cầu cấp cứu, chữa bệnh, chạy dịch về quê…

Ở địa phương nào, cán bộ chủ chốt thực sự sâu sát thực tế, trăn trở biện pháp giúp dân thì dường như đều làm trái chỉ đạo của trên.

Có thể nói, các cấp, cả trên và dưới đều chủ yếu ứng phó với dịch bằng quyết tâm chính trị, biện pháp hành chính, chứ không xuất phát từ căn cứ khoa học, bài học, kinh nghiệm rút ra từ các nước đã trải.”

Ảnh: biểu đồ thống kê số ca nhiễm mới ở Việt nam đang trên đà giảm xuống

Từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, nhà nghiên cứu đang làm việc tại Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam nói:

Tôi cũng xác nhận là đúng là có hiện tượng ‘trên bảo dưới không nghe’ như vậy. Và ngay cả Thủ tướng cũng đã nhắc đi nhắc lại hiện tượng này với yêu cầu “Các địa phương không được cát cứ, muốn làm gì thì làm, không được ban hành những gì trái với trung ương”. Đây là tình hình rất hiếm thấy trong hoạt động của Chính phủ từ trước đến nay.

Vì sao trên bảo dưới không nghe? Theo tôi, thứ nhất là vì công cuộc chống dịch được phát động với trách nhiệm của người đứng đầu, ở đây là các bí thư tỉnh ủy, thuộc quyền quản lý của bên Đảng; Thủ tướng không có quyền kỷ luật họ;

Thứ hai là Nghị định 128 của Chính phủ khi ban không kèm theo hướng dẫn của Bộ Y tế nên không có hiệu lực thi hành ngay, các địa phương còn phải chờ Bộ Y tế;

Thứ ba là vì Bí thư tỉnh ủy là người chịu trách nhiệm vì là người đứng đầu, nên họ phải có bước đi chắc chắn trong việc chống dịch, tránh chủ quan “lơ là, mất cảnh giác” với dịch (cũng là giặc theo quan điểm chống dịch của Việt Nam).

Điều này cho thấy việc chống dịch bằng hô hào theo kiểu “chính trị” hiện nay sẽ đưa lại những bất cập và duy ý chí, trong khi muốn chống dịch thì phải bằng dịch tễ học và khoa học.

Như tôi đã nói, việc huy động cả bộ máy chính trị vào cuộc để chống dịch có ưu điểm là huy động được cả bộ máy từ trung ương đến địa phương trực tiếp chống dịch, huy động sức người sức của và kể cả là những yêu cầu cứng rắn vượt qua cả khung khổ pháp luật. Nhưng những con người trong hệ thống chính trị vốn không phải là các nhân viên y tế, hoặc những chuyên gia về dịch tễ học, hơn nữa, dịch covid-19 lần đầu tiên xuất hiện và cả thế giới còn chưa hiểu về nó thì việc dẫn đến sai lầm là đương nhiên, trong đó có cả hiện tượng ‘trên bảo dưới không nghe’ này.”

Không chấm dứt, hậu quả thế nào?

Trước câu hỏi nếu hiện tượng thiếu thống nhất trong phối hợp chỉ đạo, thực hiện chính sách này tiếp diễn thì hậu quả đối với quốc dân, đất nước, cộng đồng sẽ ra sao, bà Sương Quỳnh từ Sài Gòn đáp:

Theo tôi, nếu tình trạng ‘trên bảo dưới không nghe’ tiếp tục, sẽ dẫn đến sự hỗn loạn tại Việt Nam mà cuối cùng vẫn người dân phải chịu thiệt thòi. Chẳng hạn như Chính phủ ban lệnh phục hồi kinh tế bằng cách nới cho các doanh nghiệp hay hoạt động buôn bán được mở cửa, đi làm, nhưng địa phương lại sợ dịch bùng phát do nên vẫn cấm, vậy người dân, doanh nghiệp biết làm sao?”

Từ Nha Trang, ông Võ Văn Tạo, người từng làm việc trước đây ở Bộ Công Thương Việt Nam, nói:

Nếu không chấn chỉnh được tình trạng ‘trên bảo, dưới không nghe’ đó thì hậu quả tồi tệ hơn cho nền kinh tế đất nước và đời sống xã hội của nhân dân, thậm chí an ninh trật tự sẽ khó lường.”

Ảnh: Xe khách Hải Phòng vẫn “nằm im” không có một người khách. Hầu hết các bến xe đều chưa thể hoạt động vì mỗi tỉnh là một quốc gia tự trị hạn chế người ra vào địa phương

Xử lý địa phương nếu ‘làm sai’, ‘không tuân thủ’?

Trên truyền thông chính thống của nhà nước Việt Nam, hôm 18/10/2021, báo Tuổi Trẻ Online có bài báo với tựa đề ‘Cần kỷ luật lãnh đạo địa phương làm trái quy định của trung ương về chống dịch.’ Theo đó ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội, Việt Nam đặt câu hỏi:

Tại sao người dân phải tuân thủ quy định về phòng chống dịch của các cấp ở địa phương, nhưng cấp tỉnh lại không tuân thủ cấp trung ương.

Từ đó, ông cho rằng việc chuyển trạng thái chống dịch sang thích ứng an toàn đảm bảo tính thống nhất, tính tuân thủ cao và kịp thời phản hồi, thực hiện, để không khủng hoảng an sinh, khủng hoảng sản xuất kinh doanh.”

Trong việc triển khai thực hiện nghị quyết này cần phải theo dõi, đánh giá chặt chẽ người đứng đầu các địa phương, trong trường hợp nào thì phải đánh giá, báo cáo để xử lý, kỷ luật. Nếu không làm được thì để người khác vào làm,” ông Lưu Bình Nhưỡng được tời báo của Việt Nam dẫn lời nói.

Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Việt Nam không phải là của hồi môn của Đảng đem biếu tặng cho Trung quốc!

>>> Vụ án Phạm Đoan Trang: Cáo trạng cho biết những gì?

>>> ‘Chưa ai thiếu ăn, thiếu mặc’: Lãnh đạo khẳng định không hề nói, báo đưa băng ghi âm

Toà án Hà Nội sắp xét xử Phạm Đoan Trang và hai ‘dân oan’ Dương Nội


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT