Đối diện nguy cơ bị châu Âu phạt ‘thẻ đỏ’, Thủ tướng Việt Nam ra hạn gỡ ‘thẻ vàng’

Link Video: https://youtu.be/p8WKmomVpFY

Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm 7/9 ra thời hạn cho các địa phương có tàu cá đánh bắt bất hợp pháp bị Liên minh châu Âu (EU) phạt “thẻ vàng” phải chấm dứt tình trạng vi phạm vào cuối năm nay, trước nguy cơ có thể bị EU tiếp tục phạt “thẻ đỏ” nếu không cải thiện.

Việt Nam hiện đang đối mặt với khoản thiệt hại lên tới 480 triệu USD mỗi năm trong xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU nếu bị phạt “thẻ đỏ”.

Việt Nam bị Ủy ban châu Âu đã phạt “thẻ vàng” vào tháng 10/2017 và cảnh báo có thể sẽ cấm nhập thủy sản từ Việt Nam nếu Hà Nội không “làm nhiều hơn” để giải quyết tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU).

Hình thức cảnh cáo “thẻ vàng” là một trong các bước quy định trong bộ quy tắc áp dụng cho quy trình giải quyết tình trạng đánh bắt thủy sản lậu được EU thông qua năm 2010.

Thẻ vàng” không đi kèm các biện pháp trừng phạt, nhằm để cho quốc gia bị cảnh cáo có thời gian “khắc phục tình hình”.

Thẻ xanh” sẽ được ban hành nếu vấn đề được giải quyết. Ngược lại, “thẻ đỏ” sẽ được đưa ra kèm theo một loạt các biện pháp trừng phạt, bao gồm lệnh cấm thương mại đối với các sản phẩm thủy sản của quốc gia đó.

Kể từ sau khi phạt “thẻ vàng”, Uỷ ban châu Âu (EC) đã đi kiểm tra thực tế tại Việt Nam hai lần vào các năm 2017, 2019.

Nhưng đến nay, sau gần 4 năm thực hiện các khuyến nghị của EC, Việt Nam không những chưa gỡ được “thẻ vàng” mà còn có nguy cơ bị nâng lên “thẻ đỏ” vì tàu cá Việt Nam tiếp tục vi phạm khai thác hải sản trái phép ở các vùng biển nước ngoài, theo Vietnamnet.

Vì vậy, trong cuộc họp trực tuyến với các địa phương liên quan đến chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) hôm 7/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chậm nhất trong năm nay, các tỉnh phải chấm dứt tình trạng vi phạm của các tàu cá bằng các biện pháp như lắp đặt thiết bị VMS, đánh dấu tàu cá, kiểm soát chặt chẽ tàu cá, tuyên truyền, vận động người dân, hoàn thiện thể chế, khung pháp lý để xử lý vi phạm…

Theo báo cáo có tên “Đánh giá tác động kinh tế từ phân tích thương mại của việc không tuân thủ quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU): Trường hợp Việt Nam” của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Ngân hàng Thế giới công bố vào ngày 10/8, ước tính Việt Nam sẽ thiệt hại khoảng 387 triệu USD mỗi năm do mất doanh thu xuất khẩu từ hải sản đánh bắt tự nhiên bao gồm cá ngừ, mực và bạch tuộc, và 93 triệu USD mỗi năm do mất thu nhập từ xuất khẩu thủy sản nuôi, vốn sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp bởi lệnh cấm của EU.

Ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp về Covid-19 tại trụ sở UBND tỉnh An Giang

Báo cáo cho thấy sản lượng hải sản đánh bắt tự nhiên của Việt Nam có thể giảm khoảng 30% trong vòng hai đến ba năm khi “thẻ đỏ” được áp dụng.

Trong khoảng thời gian từ sau khi bị “thẻ vàng”, từ giữa năm 2017 đến hết năm 2019, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU giảm đi 183,5 triệu USD, riêng hải sản giảm 43 triệu USD, và xuất khẩu tiếp tục giảm sâu hơn trong năm 2020 do tác động kép của “thẻ vàng” IUU và đại dịch Covid-19, vẫn theo báo cáo.

Kể từ năm 2019, EU từ vị trí thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ hai của Việt Nam đã rơi xuống vị trí thứ tư, sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc.

Theo nhận định của VASEP, nếu gỡ được “thẻ vàng”, ước tính Việt Nam sẽ thu về từ 1,2 – 1,4 tỷ USD xuất khẩu thủy sản sang EU, phần lớn là nhờ Hiệp định Thương mại giữa EU và Việt Nam (EVFTA).

Thuỷ sản hiện đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm 4% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước và tạo ra khoảng 4,7 triệu việc làm cho người dân Việt Nam.

Ảnh: Ngư dân đang gỡ cá từ lưới ở bãi biển Phan Rí

Doanh nghiệp đang kiệt sức, cạn tiền

Đại họa này còn đáng sợ hơn và đang sầm sập kéo tới. Báo chí Việt nam hôm 8-9 đưa số liệu thống kê như sau:

Gần 70% trong hơn 21.000 doanh nghiệp được khảo sát đã đóng cửa, phần lớn vì chuỗi cung ứng đứt gãy và không ít chỉ còn tiền “sống” dưới 1 tháng.

Số phải dừng kinh doanh do dịch tập trung phần lớn tại TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Đây cũng là những địa phương có số ca mắc Covid-19 cao nhất cả nước hiện nay và thực hiện giãn cách xã hội kéo dài.

Ngoài ra, có hơn 21% doanh nghiệp buộc phải đóng cửa do không đáp ứng các yêu cầu phòng dịch. Điều này góp phần làm tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất trong nước trầm trọng hơn.

Gần một nửa doanh nghiệp không ước tính được phải tạm đóng trong thời gian bao lâu. Điều này cho thấy họ khá bị động, không thể dự tính được các kế hoạch sử dụng lao động, đặt nguyên vật liệu sản xuất…

Số đóng cửa trong 1-3 tháng là 28,5% và khoảng 2,5% cho biết phải đóng cửa đến nửa năm và còn lại là những doanh nghiệp sẽ phải “ngủ đông” 3-6 tháng.

Xét theo lĩnh vực, nhóm ngành thuỷ sản, dịch vụ và nông, lâm nghiệp chiếm tỷ lệ giải thể cao nhất, kế đến là công nghiệp, xây dựng. Số doanh nghiệp xây dựng phải tạm dừng kinh doanh là 76%, phản ánh tương đồng với kết quả khảo sát tình hình việc làm, thu nhập thực hiện trước đó, khi tỷ lệ mất việc của nhóm ngành xây dựng cao nhất so với các khu vực nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Dịch vụ là ngành có tỷ lệ lao động mất việc cao, trên 50%. Trong đó, dịch vụ lưu trú ăn uống, du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi chỉ còn 4% duy trì hoạt động từ tháng 5 đến nay do dịch lan rộng buộc nhiều địa phương giãn cách xã hội, các khách sạn, nhà hàng tiếp tục đóng băng.

Nguyên nhân khiến doanh nghiệp đóng tạm thời đóng cửa nhiều nhất là đứt gãy chuỗi cung ứng trong nước. Do phong toả, giãn cách tại nhiều tỉnh, thành phố, nhiều địa phương chỉ cho phép “hàng thiết yếu” được lưu thông, các chốt chặn kiểm soát dịch được dựng lên khắp các cung đường với điều kiện lái xe, hàng hoá được lưu thông khác nhau.

Ảnh: các lý do khiến 70% doanh nghiệp ở TpHCM và Bình dương đóng cửa ngừng kinh doanh

Chính phủ chỉ đạo cho phép hàng hoá được lưu thông bình thường, trừ hàng cấm, nhưng các địa phương vẫn mỗi nơi ra một quy định.

Lưu thông hàng hoá vì thế bị tắc nghẽn, khiến chi phí vận chuyển tăng vọt do thời gian lưu thông tăng gấp nhiều lần và doanh nghiệp phải mất thêm khoản tiền không nhỏ từ chi phí xét nghiệm cho lái xe.

Doanh nghiệp đang ‘cạn’ tiền

Dòng tiền được ví là máu của doanh nghiệp, nhưng kết quả khảo sát cho thấy phần lớn đang thiếu “máu“. 40% đơn vị tạm dừng kinh doanh vì Covid-19 cho hay chỉ đủ tiền duy trì hoạt động dưới 1 tháng. Tỷ lệ này cao gấp 2,5 lần so với doanh nghiệp đang cố duy trì hoạt động.

Hộ kinh doanh là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, với 45% cho biết có dòng tiền duy trì dưới 1 tháng. Tỷ lệ này ở công ty TNHH, cổ phần là 39,5%; doanh nghiệp Nhà nước 30%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 23,5%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp phải đóng cửa dài hơn 1 tháng mà không có hỗ trợ từ bên ngoài, thì khả năng giải thể là rất cao.

Doanh nghiệp còn “đủ lực” để “sống” trong 1-3 tháng, khoảng 46%. Nhưng tỷ lệ này giảm dần và khả năng họ phải giải thể nếu thời gian giãn cách tại các địa phương liên tục kéo dài. Tỷ lệ doanh nghiệp đang duy trì sản xuất có dòng tiền hoạt động hơn 6 tháng là 17%.

Không có tiền buộc doanh nghiệp phải đi vay, và phần lớn từ ngân hàng, dẫn đến gánh nặng trả lãi vay, nợ gốc ngân hàng luôn “ám ảnh” các ông chủ.

Ngoài ra, chi lương, trả tiền thuê kho bãi, nhà xưởng, văn phòng, tiền bảo hiểm xã hội, y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, thanh toán tiền điện, nước, nhiên liệu… cũng là những áp lực lớn.

Khó khăn, buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, với 52% doanh nghiệp dừng hoạt động do dịch và chỉ 31% doanh nghiệp đang duy trì sản xuất chọn cách này.

Doanh nghiệp cần chính sách nào lúc này?

Kết quả khảo sát cho thấy, 62% chọn hỗ trợ vay lãi suất 1-3% một năm để trả lương. Đây là chính sách quan trọng giúp doanh nghiệp bớt khó khăn.

Dừng hoạt động, doanh nghiệp vẫn phải trả lương cho người lao động để giữ chân họ, chờ cơ hội phục hồi. Nhu cầu tuyển lao động mới sau dịch lớn hơn, nhất là với nhóm nhân sự quản lý, kỹ thuật cao.

Bình quân doanh nghiệp duy trì “3 tại chỗ” phải trả thêm khoảng 9,3 triệu đồng một tháng cho mỗi nhân viên, tức là chi phí cho lao động tăng gấp đôi.

Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp được 65% doanh nghiệp duy trì hoạt động và 60% phải tạm đóng vì Covid-19, chọn lựa. Khi chi phí tăng, đặc biệt chi phí lao động, vận chuyển hàng hóa hay chi phí bị phạt hợp đồng do không đảm bảo thời hạn giao hàng, nhiều doanh nghiệp có thể cũng “không còn lợi nhuận“.

Giảm tiền điện, nước, nhiên liệu là chính sách hỗ trợ từ Nhà nước được hơn 50% doanh nghiệp chọn. Khoảng 48% doanh nghiệp duy trì sản xuất và 46% đang tạm đóng cửa vì Covid-19 chọn giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) là nhóm chính sách hỗ trợ cần thiết từ Nhà nước với họ lúc này.

Minh Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Scandal tiền từ thiện, Anh vẫn là Trấn Thành hay sẽ là “Trấn Bại”?

>>> Sao có thể nói ‘mỗi trường học là một pháo đài chống dịch’?

>>> Lưu Bình Nhưỡng vỗ mặt Chu Ngọc Anh, khen cho con người can đảm

Bí thư Hà Nội – Đinh Tiến Dũng “bị tấn công”, ai đã ra đòn?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023