Đường quyền đầu tiên của bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn là cú “tự đánh vào mặt”

Link Video: https://youtu.be/TjavZebwV6E

Ông Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ 5 năm ngồi ghế Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục đã để lại nhiều ta tiếng. Thế lực chống lưng cho ông Nhạ rất mạnh, đó là đệ nhất thế lực hiện nay – Nguyễn Phú Trọng, thế mà không thể giữ cho ông Nhạ ngồi lại ghế thêm một nhiệm kỳ nữa. Tại đại hội 13 đầu năm nay, ông Nhạ rớt ủy viên trung ương xem như bị loại khỏi chức bộ trưởng, ông Nguyễn Phú Trọng đành đem ông Nhạ nhét vào phó ban tuyên giáo trung ương. Từ chỗ làm giáo dục, ông Nhạ chuyển quan làm công tác nói dối mị dân.

Đấy là hình ảnh ông Nhạ, trước ông Nhạ thì có ông Phạm Vũ Luận cũng đầy tai tiếng với chức bộ trưởng bộ giáo dục, dân cũng lên tiếng đòi ông này phải từ chức vì những yếu kém của bộ này. Rồi trước đó, ông Nguyễn Thiện Nhân cũng chẳng làm nên trò trống gì. Điều đó cho thấy bộ Giáo Dục chứa những thối nát mang bản chất của chế độ, vậy nên nó không thể sửa chữa được nữa. Ông nào lên rồi cũng loay hoay mà không làm gì được, đó là điều mà ai cũng nhìn thấy.

Phần thể chế thì đã nát, còn phần con người thì cũng cực kỳ yếu kém, những con người như Nguyễn Thiện Nhân, Phạm Vũ Luận, Phùng Xuân Nhạ đều là những nhân vật yếu kém. Cho nên ngành giáo dục vốn đã nát mà dưới bàn tay của những con người này thì lại càng nát hơn.

Cho đến nay, chính phủ mới của ông Phạm Minh Chính đã j ra hơn 100 ngày, bản thân ông Phạm Minh Chính cũng đã ra tay xử lý việc lớn đầu tiên, đó là chống dịch. Tuy nhiên kết quả thì thất bại ê chề. Người dân không chững không được bảo vệ mà lại bị đẩy đến đường cùng. Bị dịch tấn công đã đành, giờ dân còn bị cái đói bủa vây. Thật là hàng trăm đường cực khổ. Cú đấm đầu tiên của ông Phạm Minh Chính trên cương vị là thủ tướng chính phủ không những không đấm vào dịch mà ông ta đấm vào dân, làm dân vừa phải chịu chết vì bệnh vừa vài chịu chết vì dịch.

Bộ Trưởng Giáo Dục Nguyễn Kim Sơn

Nguyễn Kim Sơn ra đòn đầu tiên.

Có thể nói rằng, 100 ngày qua ông Nguyễn Kim Sơn khá yên lặng. Đến ngày khai giảng thì bắt buộc ông ta phải lên tiếng. Và đây được xem là cú ra đòn đầu tiên của ông tân Bộ trưởng Bộ Giáo Dục trên cương vị mới, cương vị là bộ trưởng. Ngày 1/9 vừa qua ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Nguyễn Kim Sơn đã lên tiếng với học sinh và phụ huynh cả nước rằng “Mỗi trường học, cơ sở giáo dục là một pháo đài chống dịch”. Được biết hiện nay dịnh đang ở đỉnh một thời gian khá dài nhưng ông Nguyễn Kim Sơn lại để một số địa phương cho học sinh khai giảng và học tập trung tại trường. Đây là mối nguy khôn lường cho các học sinh.

Cũng không thoát khỏi cái khung khoác lác đặc trưng CS, chỉ nói và hô hào, ông Nguyễn Kim Sơn đã phát động phong trào thi đua đặc biệt “Toàn ngành Giáo dục đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2021-2022”. Không biết ông Sơn tính phòng chống dịch kiểu gì mà để một số địa phương học tập trung. Điều này đã đẩy học sinh đối diện với rủi ro nhiễm dịch bệnh rất nguy hiểm.

Cũng như bao quan chức CS khác, luôn cột chính trị vào trong giáo dục. Ông Sơn nói rằng “Năm học 2021 – 2022 là năm học đầu tiên ngành Giáo dục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội; các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giáo dục và đào tạo”. Chính sách giáo dục nhằm tạo ra những con người công cụ để phục vụ cho ý đồ của đảng. Hãy học và học những gì đảng đưa ra và lớn lên phục vụ cho lợi ích của đảng, nên dù học sinh có bị đối diện với bao hiểm nguy, ông Nguyễn Kim Sơn cùng không màng đến những nguy hiểm ấy. Hành động coi thường sự an nguy của học sinh như thế này không khỏi làm cho những bậc phụ huynh có hiểu biết phải bất bình vì con em của họ đang bị đẩy vào nguy hiểm.

Nguyễn Kim Sơn sẽ cho đổi mới lòng vòng?

Đã nhiều đời bộ trưởng bộ giáo dục, ông nào cũng hô hào đổi mới, rồi cải tiến. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những cái mới còn tệ hại hơn những cái cũ làm cho ngành giáo dục vốn đã thối nát nay còn thối nát hơn. Theo như ông Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết thì kế hoạch hành động của ngành Giáo dục để tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Năm học mới bắt đầu trong bối cảnh cả nước đang gồng mình phòng chống dịch bệnh Covid-19 với những diễn biến rất phức tạp, khó lường.

Vẫn là dùng chữ “đổi mới”, nhưng đổi mới thế nào khi mà giáo dục bị nhốt trong cái khuôn khổ thể chế chính trị? Gần như là không làm gì đột phá mà chỉ làm cho giáo dục trở nên thụt lùi hơn so với trước đó mà thôi. Đã bao lâu nay người ta ví học sinh như là những con chuột bạch bị bộ giáo dục đem ra thí nghiệm. Và lần này cũng không phải là ngoại lệ.

Ông Nguyễn Kim Sơn nói rằng “Vừa chủ động, linh hoạt thực hiện các giải pháp ứng phó với đại dịch COVID-19, vừa phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ năm học, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo”. Không biết ông Nguyễn Kim Sơn góp phần đẩy lùi dịch bệnh thế nào mà ông lại để cho một số địa phương khai giảng và học tập trung? Đây không phải là chống dịch mà là nuôi dịch mới đúng. Giữa nói và làm của ngườ CS nó cách xa vời vợi có thể nói không bao giờ có thể gặp nhau.

Một nền giáo dục tốt là nền giáo dục tách rời khỏi mục đích nhồi sọ. Mở miệng ra là đảng với Bác Hồ. Đảng thì thiếu sáng suốt, còn Bác Hồ thì chết quá lâu và bây giờ là thời đại 4.0 nên những tư tưởng của ông Hồ Chí Minh đã trở nên lỗi thời. Phát biểu đầu tiên trên cương vị bộ trưởng, ông Nguyễn Kim Sơn đã nói rằng “Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cùng nhau đẩy mạnh thi đua yêu nước thì khó khăn gì cũng khắc phục được, nhiệm vụ gì cũng hoàn thành tốt”, “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”; hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ phát động “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19”, thay mặt lãnh đạo Bộ GDĐT và Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành Giáo dục, Bộ trưởng Bộ GDĐT phát động phong trào thi đua đặc biệt cho năm học 2021 – 2022 với chủ đề: Toàn ngành Giáo dục đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2021-2022.

Thói thường của quan chức CS là đao to búa lớn, nói nhiều, hô khẩu hiệu rầm rộ nhưng làm thì chẳng ra gì. Nguyễn Kim Sơn đã cho thấy, ông là một cán bộ tuyên giáo thì đúng hơn là làm một ông bộ trưởng bộ giáo dục.

Nguyễn Kim Sơn tự đấm vào mặt mình

Ông Nguyễn Kim Sơn to tiếng nói rằng “Mỗi trường học, mỗi cơ sở giáo dục là một pháo đài chống dịch. Một là, mỗi trường học, mỗi cơ sở giáo dục là một pháo đài chống dịch. Tập thể lãnh đạo nhà trường chủ động, sáng tạo xây dựng kế hoạch, kịch bản, giải pháp linh hoạt nhằm ứng phó với dịch bệnh và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ năm học 2021-2022”. Đây là chiến dịch trật mục tiêu, trường học không thể là pháo đài chống dịch được. Việc chống dịch là thuộc lĩnh vực chuyên môn của ngành y tế, ông Nguyễn Kim Sơn không được đem học sinh ra làm chuột bạch lần nữa, vì lần này là vô cùng nguy hiểm.

Việc làm thay công việc của Bộ Y tế lần này ông Nguyễn Kim Sơn đẩy học sinh vào vòng nguy hiểm và rất có thể lúc đó búa rìu dư luận sẽ tấn công tới tấp ông Bộ trưởng. Đây chẳng khác nào cú đấm mà ông Nguyễn Kim Sơn tự đánh vào mặt mình. Chính những chính sách sai trái tương từ mà ông Phùng Xuậ Nhạ đã giảm sút uy tín và phải rút lui khỏi chức bộ trưởng mặc dù được Nguyễn Phú Trọng đỡ đầu. Suốt nhiệm kỳ, ông Phùng Xuân Nhạ tự đấm vào mặt mình, và có vẻ như lần này ông Nguyễn Kim Sơn dẫm lên vết xe đổ của người tiền nhiệm.

Với tư duy ấu trĩ, tư duy “chuyên chính vô sản”, ông Nguyễn Kim Sơn sẽ “tự đánh vào mặt”?

Minh Tú – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Covid-19: ‘Đau đầu’ vì giấy đi đường ở Hà Nội

>>> Thành Phố Hồ Chí Minh đề xuất chiến lược sống chung với vi-rút COVID-19, mở cửa trở lại từ ngày 15/9

>>> Phạm Minh Chính “ngủ chung” với giặc?

Rất cứng cựa, Quốc Cường Gia Lai muốn thách thức Nguyễn Văn Nên?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023