Phan Văn Giang đem biển Đông đổi lấy tình hữu nghị?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=8a0WVQ6x-Vk

Câu chuyện Phan Văn Giang gặp Ngụy Phượng Hòa là một trường hợp bất thường. Bất thường vì một tướng võ mà lại có hành động nhu ngược rất khác thường. Mỗi hành động như vậy không thấy thiệt hại nhiều cho quốc gia nhưng nhiều hành động cộng lại thì rất có thể Việt Nam phải mất mát đáng kể.

Việt Nam muốn làm bạn với Trung Quốc như thế nào đó là quyền của ĐCS, tuy nhiên một khi đã đụng tới chủ quyền quốc gia thì ĐCS cần phải tôn trong nguyện vọng của nhân dân. Chủ quyền là của nhân dân không phải của ĐCS.

Phan Văn Giang đón tiếp long trọng Ngụy Phượng Hòa

Biển Đông là tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới, không chỉ có giá trị chiến lược về kinh tế thương mại và quốc phòng-an ninh mà còn có giá trị chiến lược về địa chính trị. Vùng này vốn thuộc chủ quyền Việt Nam lâu đời, tuy nhiên từ khi có đường 9 đoạn của Trung Quốc vẽ nên để xí phần thì Việt Nam đã mất chủ quyền. Trung Quốc là quốc gia hùng mạnh, tuy nhiên việc nước này hùng mạnh không có nghĩa là Việt Nam phải mềm dẻo và nhượng bộ trước những đòi hỏi phi lí của họ. Như việc để mất Hoàng Sa năm 1974 là một minh chứng cho thấy, Trung Quốc mạnh hơn Việt Nam, tuy nhiên Việt Nam Cộng Hòa không hề chủ hàng dâng chủ quyền cho giặc mà là phải chiến đấu tới cùng dù cho có hy sinh mất mát. Với ĐCS, người dân không bắt buộc phải thắng Trung Quốc, nhưng người dân cần ĐCS phải cứng rắn và quyết không nhượng một tấc đất nào cho giặc. Tuy nhiên điều mong ước ấy của nhân dân bao lâu nay đã bị ĐCS phớt lờ. Tuy nhiên dù nhân bị ĐCS xem thường trắng trợn như vậy nhưng nhân dân cũng không làm gì được vì thế ĐCS cứ nhượng bộ hết lần này đến lần khác.

Nhu nhược nấp bóng “biện pháp hòa bình

Giải quyết bằng biện pháp hòa bình nghĩa là dẹp súng đạn qua một bên, tất cả chỉ dùng lí để tranh luận, kể cả dùng biện pháp kiện ra tòa án quốc tế. Trong biện pháp hòa bình không được phép nhu nhược nhượng bộ. Với một quốc gia yến hơn Trung Quốc rất nhiều, Việt Nam cần làm việc với phía Trung Quốc bằng biện pháp Hòa Bình là điều đúng. Điều đáng nói là hiện nay, ĐCS đang dùng từ “biện pháp hòa bình” để bao biện cho những nhượng bộ của họ trước Trung Quốc. ĐCS hay nói về từ “tích cực hợp tác, giữ gìn hòa bình, ổn định để đem lại lợi ích chung“, tuy nhiên cách mà Trung Quốc đối xử với Việt Nam là bất bình đẳng nhưng Việt Nam vẫn chấp nhận.

Báo Quân đội nhân dân dẫn lời ông Bộ Quốc Phòng Hoàng Xuân Chiến thượng tướng Thứ trưởng rằng “Việt Nam có quan điểm nhất quán là giải quyết tranh chấp bằng giải pháp hòa bình, kiểm soát tốt bất đồng trên biển, “không làm phức tạp tình hình, không có hành động vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực“.

Thực tế thì những nước trong khu vực Đông Nam Á không nước nào đủ khả năng dùng vũ lực hay đe dọa vũ lực Trung Quốc, họ cũng dùng biện pháp hòa bình để nói chuyện với Trung Quốc, tuy nhiên biện pháp hòa bình của họ không nhu nhược như Việt Nam. Đấy là điều khác biệt.

Ngay sau khi ĐCS Việt Nam có tổng bí thư mới và thủ tướng mới, Trung Quốc quậy ơt Biển Đông để thử thái độ của nhóm lãnh đạo mới. Đấy là lá bài quen thuộc mà Bắc Kinh hay dùng và mỗi phép thử như vậy chính quyền Hà Nội cũng hiểu ý.

Sau khi Trung Quốc đã có động thái ở bãi đá Ba Đầu. Thì phía Việt Nam cũng đã lên tiếng, tuy nhiên vẫn như mọi khi thay vì phản đối, Việt Nam lại có những hành động thắt chặt mối quan hệ với phía Trung Quốc.

Truyền thông Việt Nam cho rằng các tàu tại Bãi Ba Đầu là “tàu dân binh” chứ không phải tàu quân sự. Đây là hành động bao biện cho phía Trung Quốc. Thực chất “tàu dân binh” của Trung Quốc là tàu hải quân trá hình, họ neo đậu tại Bãi Ba Đầu nhằm phục vụ mưu đồ kiểm soát thực địa.

Vẫn như mọi khi, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng vẫn nói những câu phản đối chiếu lệ như robot được lập trình rằng “Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam”.

Phan Văn Giang xem thường chủ quyền

Trong khi, phía Trung Quốc dùng “tàu dân binh” của họ tập hợp tại Bãi Ba Đầu để khẳng định yêu sách đường lưỡi bò. Thì phía Việt Nam, ông Phan Văn Giang đã đón tiếp trọng thể ông bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc – Ngụy Phượng Hòa là có ý định gì?

Phan Văn Giang, bộ trưởng xem nhẹ chủ quyền xem trọng tình hữu nghị

Trọng tâm của các bất đồng này là tranh chấp chủ quyền liên quan đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc mà Việt Nam thẳng thắn bác bỏ hoặc ít nhất ông Phan Văn Giang cũng cần phải tỏ thái độ phản đối như hủy cuộc gặp. Đằng này ông Giang lại xem thứ tình hữu nghị viễn vông giữa Việt Nam với Trung Quốc cao hợn chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.

Không biết ông Phan Văn Giang có nhớ hơn một tháng trước, người dân Việt Nam đã tưởng niệm sự kiện xung đột tại bãi đá Gạc Ma vào ngày 14/3/1988, trong đó tàu chiến Trung Quốc đã nổ súng giết chết 64 quân nhân Việt Nam hay không? Hay là ông biết mà ông phớt lờ?

Trong diễn biến mới nhất, sự việc Trung Quốc dùng khoảng 200 tàu quân sự trá hình neo đậu dài ngày, từ tháng 3 đến tháng 4 năm nay, ở Bãi Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa một lần nữa xới lên rằng, dã tâm muốn chiếm trọn biển Đông và ý đồ luôn lấn tới mỗi khi Việt Nam tỏ ra nhu nhược là mưu đồ không bao giờ từ bỏ của phía Trung Quốc.

Được biết, Bãi Ba Đầu nằm trong phạm vi lãnh hải của đảo Sinh Tồn Đông do Việt Nam kiểm soát, do đó thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trong khi đó, phía Trung Quốc luôn coi tất cả những gì nằm trong phạm vi “đường lưỡi bò” là thuộc về họ.

Vấn đề tranh chấp Biển Đông được đặt ở vai trò quan trọng trong Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng Việt Nam – Trung Quốc lần thứ 7 diễn ra tại thành phố Đông Hưng vào ngày 23/4. Giải quyết tranh chấp mà phía Việt Nam cứ sợ phía Trung Quốc nổi giận thì xem như thua ngay từ trong tư tưởng.

Cuộc đối thoại diễn ra dưới sự đồng chủ trì của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, thượng tướng Hoàng Xuân Chiến và Phó tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương Trung Quốc, trung tướng Thiệu Nguyên Minh.

Chủ trương của đảng

Ông Phan Văn Giang có được chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng nhờ hợp ý đảng, chính vì vậy kỳ vọng hành động cứng rắn hợp lòng dân ở một ông tướng như Phan Văn Giang là điều không tưởng.

Tình hình Biển Đông căng thẳng, về cơ bản cũng là do phía Trung Quốc gây ra, hiện nay người ta xem điều đó như là điều tất yếu rồi, vấn đề là cách ứng xử của các quốc gia bị ảnh hưởng là thế nào thôi. Quyền lợi quốc gia là có giới hạn, nếu cứ có chủ trương nhịn để mua tình hữu nghị thì không sớm thì muộn, Việt Nam cũng phải trả giá.

Nếu giải quyết ngoại giao mà không có đường giải thoát, thì Việt Nam cần phải gần gũi hơn nưa với Mỹ để kéo liên minh về cho mình. Biển Đông và khu vực Đông Nam Á là khu vực có vị trí chiến lược mà Mỹ rất muốn gây ảnh hưởng mạnh hơn nữa để kìm hãm cường quốc lưu manh số một thế giới Trung Quốc. ĐCS hiểu được điều đó chứ không phải họ không hiểu, tuy nhiên họ luộn giữ khoảng cách với Mỹ và chỉ trao đổi trong quan hệ kinh tế, ngoài lĩnh vực kinh tế ra thì ĐCS rất dè chừng Mỹ. ĐCS làm như vậy có nghĩa là ĐCS đã dùng thuận lợi của dất nước để đổi lây sự an toàn cho đảng. Đó là điều đáng buồn, bởi vì dân không có quyền lực gì nên đành bất lực.

Việc đón tiếp ông Ngụy Phượng Hòa đang cùng đoàn đại biểu quân sự cấp cao Trung Quốc điều đó cho thấy chủ trương của đảng là nhất quán.

Nguyễn Phú Trọng chủ trương thế nào thì Phan Văn Giang chủ trương như thế

Trong trong tình hình Biển Đông như vậy mà Việt Nam đã dùng nhiều mỹ từ để nhấn mạnh “tình hữu nghị” giữa hai nước cũng như mong muốn củng cố hợp tác, xóa bỏ bất đồng là điều đáng thất vọng.

Báo Thanh Niên dẫn lời Bộ trưởng Phan Văn Giang cho biết kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, hơn 70 năm qua, “mặc dù có lúc thăng trầm, nhưng thực tiễn lịch sử cho thấy hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính trong quan hệ hai đảng, hai nước“.

Việt Nam sẽ không bao giờ đứng vững không sứt mẻ gì với Trung Quốc được nếu ĐCS còn cầm quyền lãnh đạo đất nước.

Phương Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Bị can Vũ ‘nhôm’ hối lộ 5 tỷ hay tặng nấm linh chi?

>>> Vừa về vườn, vụ án “buôn người” liên quan đến Nguyễn Thị Kim Ngân bị khui ra?

>>> Phan Văn Giang vội vã gặp Ngụy Phượng Hòa nhằm ý đồ gì?

Sáu Phong và Tư Sang ai quyền lực hơn? Ai đã giúp Hai Nhật lộng hành Sài Gòn?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023