Trên cương vị mới Phạm Minh Chính sẽ chiến hay hòa với Nguyễn Phú Trọng?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=LiYpM0OlygM

Khi mới về trung ương bất ngờ lên nắm chức trưởng ban tổ chức trung ương thì lúc đó Phạm Minh Chính là nhân tố mới, là một ẩn số trên chính trường. Đó bước đầu tiên, từ vô danh thành hữu danh. Tuy nhiên bước ngoặt ấn tượng nhất của ông Chính là đại hội XIII khi mà ông là người đầu tiên tiến lên ghế thủ tướng từ vị trí trưởng ban tổ chức. Trong lịch sử, ngay cả chức thường trực ban bí thư trên chức thủ tướng một bậc thì cũng chưa có ai chiếm được ghế thủ tướng.

Theo thông lệ từ xưa tới nay, thủ tướng là người đi lên từ chính phủ. Tuy nhiên việc xuất hiện nhân vật Phạm Minh Chính đã làm thay đổi luật chơi. Đây là việc làm mà ông Nguyễn Phú Trọng có thể nhận ra là bất thường. Người phá luật chơi được là người có thực lực mạnh.

Chức vụ lớn tạo quyền lực lớn đó là lẽ thông thường. Chức vụ lớn quyền nhỏ đó là con người yếu kém, mà cụ thể đó là Nông Đức Mạnh. Con người ngồi 10 năm ở ghế tổng bí thư nhưng quyền lực trong tay đã bị Nguyễn Tấn Dũng bào mòn làm ông ta lép vế trước thủ tướng thời đó.

Những con người mà ghế có quyền lực nhỏ nhưng tạo được quyền lực lớn cho mình thì thế nào những con người này có ngày cũng làm trùm cuối của hệ thống quyền lực ĐCS.

Nguyễn Phú Trọng là nhân vật số một trên chính trường trong 5 năm qua

Có thể nói ông Nguyễn Phú Trọng là một con người như vậy. Chính ông ta tiếp nhận ghế tổng bí thư từ Nông Đức Mạnh, trong lúc mà chiếc ghế này đã mất quyền lực về tay Nguyễn Tấn Dũng. Trong thế yếu, vậy mà chỉ cần 4 năm, ông Nguyễn Phú Trọng đã  lấy lại được quyền lực vốn có cho ghế tổng bí thư. Và đến đầu năm 2016, ông Trọng đã loại ông Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi chính trường.

Có tin cho rằng, ông Nguyễn Phú Trọng lợi dụng chức tổng bí thư mà cấu kết với người đứng đầu đảng và đứng đầu nhà nước ở Bắc Kinh để đảo chiều sức mạnh cho mình. Đấy là điều không có lợi cho đất nước. Tuy nhiên, nếu so sánh ông Trọng với đối thủ chính trị của ông như Nguyễn Tấn Dũng hay so với đồng minh của ông như Trương Tấn Sang thì ông Trọng vẫn giỏi tranh đoạt quyền lực hơn. Điều đó không thể phủ nhận.

Sau Nguyễn Phú Trọng là ai?

Ông Nguyễn Phú Trọng đã lập nên cái lò khá lợi hại, nhờ cái lò mà ông làm nhiều đối thủ chính trị phải e sợ. Đến như Nguyễn Tấn Dũng thì bây giờ vẫn chưa yên tâm là con trai cả của ông có vào hay không thì nói gì đến những người khác. Để có được công cụ lợi hại như thế, ông Nguyễn Phú Trọng đã nổ lực từ 10 năm trước khi ông mới nắm ghế tổng bí thư. Hiện nay có một nhân vật mới nổi có thể so sánh với Nguyễn Phú Trọng, người đó chính là Phạm Minh Chính.

Nếu so sánh những việc làm trong quá khứ thì cho thấy, ông Phạm Minh Chính đã chuẩn bị từ khi làm bí thư tỉnh chứ không đợi đến khi lên chiếc ghế cao nhất trong đảng rồi mới thực hiện những toan tính về sau.

Đa mưu túc kế là bản chất của ông Nguyễn Phú Trọng, tuy nhiên đó không phải là phẩm chất nổi trội của chính ông Trọng mà nó cũng là một phẩm chất nổi trội của con người khác. Đó chính là phẩm chất của ông Phạm Minh Chính, người sẽ ngồi vào ghế Thủ tướng CHXHCN Việt Nam vào ngày 5/4 tới đây, mặc dầu có một số ý kiến phản đối từ các bô lão trong Đảng.

Thực tế cho thấy, ông Phạm Minh Chính tiến thân nhanh như tên lửa, và chính ông cũng vượt qua sếp mình là tướng công an Hoàng Ngọc Nhất ranh nhanh. Năm 2002 ông Hoàng Ngọc Nhất bị phế truất nhưng Chính thì vẫn cứ tiến những bước thật vững chắc. Từ vị trí thư ký Văn phòng để trở thành một Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ vỏn vẹn có 19 năm. Một con số kỷ lục, điều đó chứng tỏ ông Chính là một con người đa mưu túc kế bậc nhất trong ĐCS hiện nay.

Như đã nói trong nhiều bình luận trước đó của Thoibao.de thì hiện nay trong ĐCS chỉ có Trọng và ông Chính là hai người kết nối với Trung Quốc tốt nhất. không phải ngẫu nhiên mà ông Chính lại có thể từ Ban bí thư nhảy ngang qua Chính phủ, đánh bại 2 ứng viên nặng ký là Trương Hòa Bình và Vương Đình Huệ. Nhảy trái tuyến mà đánh bại 2 kẻ đi đúng tuyến thì ắt phải ủ mưu và được trợ lực rất lớn.

Phạm Minh Chính ngôi sao đang lên

Như vậy thì có thể nói, giữa Phạm Minh Chính và Nguyễn Phú Trọng là kẻ tám lạng người nửa cân. Ông Nguyễn Phú Trọng lợi thế hơn là ở chức vụ cao hơn và có kinh nghiệm nhiều hơn. Tuy nhiên ở chiều ngược lại, Phạm Minh Chính thì trẻ hơn và còn quỹ thời gian nhiều hơn để củng cố quyền lực cho mình. Quyền lực của ông Nguyễn Phú Trọng không thể mạnh hơn nữa mà chỉ có thể giảm, trong đó quyền lực của Phạm Minh Chính hứa hẹn sẽ lên cao hơn nữa.

Sư tử gặp hổ có sống chung được không?

Suốt nhiệm kỳ 2011-2016, trên chính trường Việt Nam nổi nhất là Nguyễn Tấn Dũng và sau đó là Nguyễn Phú Trọng. Nếu nói ông Trọng là hổ thì ông Dũng cũng là sư tử chứ không kém cạnh. Năng lực đấu đá ai cũng vượt trội so với phần còn lại. Tuy nhiên, hai người này lại không ưa nhau, đó là thực tế. Và chính họ đã đấu nhau và cho đến hôm nay, Nguyễn Tấn Dũng đã rời chính trường rồi nhưng những đường đánh vẫn nhắm vào nhau chứ chưa ai buông.

Ngày nay ông Nguyễn Phú Trọng là hổ thì ông vẫn là hổ chứ chưa là mèo được. Uy quyền ông Trọng vẫn rất lớn, và với  cái lò trong tay ông làm khiếp sợ không biết bao nhiêu người.

Trước đây ông Dũng ngồi ghế thủ tướng thì ngày nay ông Phạm Minh Chính cũng ngồi ghế thủ tướng. Nếu nói ông Nguyễn Tấn Dũng là sư tử thì ông Phạm Minh Chính cũng chẳng kém cạnh, cũng là sư tử mà lại là sư tử trẻ hơn nên hứa hẹn sức chiến đấu tốt hơn là sư tử già Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Phạm Minh Chính là con người thâm trầm, nói ít làm nhiều không khác gì ông Nguyễn Phú Trọng. Nếu nói ông Nguyễn Xuân Phúc là thùng rỗng kêu to hay nổ mỗi khi có dịp xuất hiện trước công chúng, tuy nhiên ông Phạm Minh Chính là thùng đặc, không kêu to nhưng rất nặng ký. Đó là điểm khác biệt giữa ông Chính và ông Phúc.

Chính sẽ không “nổ” như ông Phúc. Ông Chính sẽ có 5 Phó Thủ tướng giúp việc và một dàn Bộ trưởng để chia sẻ trách nhiệm.

Thực tế qua 5 năm làm thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc không thể, và cũng không dám đối đầu với ông Trọng. Ông Phúc chỉ muốn an phận thủ thường ở chiếc ghế quyền lực thứ hai. Tuy nhiên nếu nói ông Nguyễn Tấn Dũng không an phận thì ông lại ở ghế thủ tướng hai nhiệm kỳ, còn an phận như Nguyễn Xuân Phúc thì ở ghế thủ tướng chỉ có một nhiệm kỳ, điều này chắc ông Phạm Minh Chính nhìn ra. Vì vậy có thể dự đoán ông Phạm Minh Chính sẽ không an phận thủ thường, tuy nhiên chiến bằng cách nào thì chưa thể phán đoán được vì nó còn đang ở thì tương lai khá xa.

Khi nào có thể chiến?

Liệu với chức Thủ tướng ông Phạm Minh Chính có dừng lại ở ghế thủ tướng hay ông có tham vọng trở thành một “Hoàng đế” như Tập Cận Bình bên Tàu. Với cọ người được cho là “an phận thủ thường” như Nguyễn Xuân Phúc còn ham ghế tổng bí thư huống hồ chi con người đầy tham vọng như Phạm Minh Chính?

Không khó để nhận ra, ông Chính chỉ chọn ghế Thủ tướng như một giai đoạn chuyển tiếp để đạt được tham vọng cao hơn về quyền lực chính trị, thì việc ông sẽ hướng tới cái ghế tổng bí thư là điều đương nhiên. Và muốn thâu tóm 2 chức vụ vào tay mình như Tập Cận Bình bên Trung Quốc hay như ông Nguyễn Phú Trọng trước đây thì trước hết phải đoạt được ghế tổng bí thư đã. Và một khi ông Chính nhắm vào ghế tổng bí thư thì cuộc chiến cung đình sẽ trở nên sôi động hơn trong những năm sắp tới.

Trạng thái sức khoẻ của của ông Trọng hiện giờ là điểm yếu dễ thấy nhất. Người ta không chắc ông Nguyễn Phú Trọng có thể ngồi ghế tổng bí thư đến hết nhiệm kỳ. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là nếu chỉ ngồi giữa nhiệm kỳ thì sao, mà nếu ngồi đến hết nhiệm kỳ thì sao? Với con người đa mưu túc kế như Phạm Minh Chính, ắt ông ta phải tính đến hai tình huống đó.

Với vai trò làm đứng đầu một nhóm lợi ích ở cung đình đang tranh giành ảnh hưởng với nhóm lợi ích Nguyễn Phú Trọng thì có lẽ ông Phạm Minh Chính khó có cơ hội “thừa kế ngai vàng” nếu ông Nguyễn Phú Trọng ra đi hay rút lui khỏi chính trường vì bệnh. Mà người thừa hưởng ghế tổng bí thư trên danh nghĩa là thường trực ban bí thư Võ Văn Thưởng, còn người thực tế mà ông Trọng đang chọn thì không ai khác là Vương Đình Huệ. Vì vậy nếu tính cho trường hợp ông Trọng nghỉ giữa nhiệm kỳ thì ông Phạm Minh Chính phải kiểm soát được ông Huệ và ông Thưởng. Còn nếu tính cho tính huống thay ông Trọng cuối nhiệm kỳ thì ông Phạm Minh Chính cần cạnh tranh sức mạnh với thế lực của ông Trọng làm sao đến năm 2025, thế lực ông vượt qua được thế lực ông Trọng thì Phạm Minh Chính sẽ ngồi vào ghế quyền lực số một ấy.

Phương Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Tội lớn của bà Tòng Thị Phóng

>>> Nguyễn Thị Kim Ngân và lực lượng âm thầm chống đảng

>>> Một nước cờ của Nguyễn Tấn Dũng, 8 năm sau Nguyễn Phú Trọng mới giải nổi

Ngồi vào ghế của Trần Đại Quang, liệu Nguyễn Xuân Phúc có bi thảm như Trần Đại Quang không?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023