VT17: Nguyễn Phú Trọng và Tô lâm ăn ốc, ai phải đổ vỏ?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=95K4lN7CKI8

Câu chuyện về Trịnh Xuân Thanh gây ra khủng hoảng ngoại giao giữa Việt Nam và Đức từ năm 2017. Tuy nhiên trong nhiều năm qua vụ này đã lắng xuống thì bỗng nhiên bây giờ lại bùng phát ở Âu Châu. Vụ việc này đang làm cho phía Việt Nam lúng túng không biết xử lý như thế nào để khỏi ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.

Ai cũng biết chủ trương bắt cóc là Nguyễn Phú Trọng và người thực hiện nhiệm vụ là Tô Lâm. Hành động cho người sang Đức bắt cóc của ông Bộ Trưởng là một sự phục tùng tuyệt đối một thế lực chính trị đang mạnh nhất hiện nay. Điều này có lợi cho sự nghiệp chính trị của ông Tô Lâm nhưng nó để lại hậu quả dai dẳng khó xử lí. Ông Nguyễn Phú Trọng cần có trịnh Xuân Thanh bằng mọi giá để khui ra hàng loạt quan chức dính đến sai phạm có liên quan đến ông Thanh.

Tại đại hội 13, ông Tô Lâm còn ở lại trong Bộ Chính Trị là một phần thưởng mà ông Nguyễn Phú Trọng đã dành cho người cộng sự đắc lực của ông.

Để bắt một người, ông Tô lâm đã cho bố trí đến 12 người tham gia vụ bắt cóc. Và nhờ 12 người này mà điệp vụ mới hoàn thành. Hay nói đúng hơn 12 người này đã giúp nâng cao tầm quan trọng của ông Tô Lâm đối với ông Nguyễn Phú Trọng. Và qua đó gián tiếp giúp cho Tô Lâm vững chắc hơn trong vị trí ủy viên Bộ Chính Trị và việc ông trúng cử ủy viên Bộ Chính Trị ở đại hội 13 là một minh chứng. Trong khi đó ông Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Lương Cường lại bị rớt ủy Viên Bộ Chính Trị còn Tô Lâm vẫn trụ thì đủ biết, điệp vụ VT17 này nó đã giúp ích cho Tô Lâm to lớn lớn như thế nào.

Ngoài ra, nhờ điệp vụ VT17 mà ông Nguyễn Phú Trọng mới khui ra được sai phạm của Đinh La Thăng vì nhờ có  được Trịnh Xuân Thanh trong tay. Như vậy điệp vụ VT17 đều mang lại lợi ích cho cả Tô Lâm và Nguyễn Phú Trọng.

Cả Nguyễn Phú Trọng và tô Lâm đều hưởng lợi trọng điệp vụ VT17

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm chỉ biết có lợi cho mình là làm và bất chấp tất cả.

Vốn gốc là cộng sản nên tinh thần thượng tôn pháp luật dường như không hề tồn tại trong những con người này. Tại Việt Nam thì ông Nguyễn Phú Trọng và Tô lâm như là vua, muốn bắt ai thì bắt không cần quan tâm đến luật pháp quy định gì. Nhiều tù nhân chính trị bị bắt cóc nhiều ngày rồi sau đó chính quyền mới thông báo cho người thân biết. Và  vì sống dưới chế độ Cộng Sản lâu ngày nên người dân cũng không có khái niệm về một nhà nước pháp quyền là gì cả.

Cũng chính vì mang tinh thần xem thường luật pháp mà ông Nguyễn Phú Trọng mới yêu cầu Tô Lâm bắt người, và cũng vì tinh thần đó mà Tô Lâm đã thực hiện bắt người tại Đức mà không bận tâm đến luật pháp của nước Đức. Điều đáng nói là đã vi phạm luật pháp của nước Đức mà Tô Lâm lại cho khen thưởng 12 người thực hiện điệp vụ bắt cóc VT17 ấy chẳng khác nào hành động cổ vũ cho phạm pháp.

Hiện nay trên mạng xã hội vẫn xuất hiện một số lập luận bênh vực cho hành động bắt cóc của Tô Lâm. Họ viện dẫn rằng, Trịnh Xuân Thanh đã vi phạm luật pháp Việt Nam nên cần phải bắt. Ý họ là Trịnh Xuân Thanh vi phạm pháp luật thì phải bị bắt. Họ suy nghĩ một cách đơn giản như vậy, và từ đó họ cho rằng 12 công an của Tô Lâm bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là đúng.

Vâng! Người Việt nghĩ đơn giản vì họ chưa hề biết thực hành tinh thần thượng tôn pháp luật. Họ không biết rằng luật pháp Việt Nam chỉ có giá trị trên lãnh thổ Việt Nam. Trên đất nước Đức thì đó là nơi Luật của CHLB Đức được áp dụng. 12 công an thực hiện điệp vụ VT17 ấy khi đến Đức họ phải tuân thủ luật pháp Đức, đấy là điều cần thiết.

Trịnh Xuân Thanh là tội phạm trên lãnh thổ Việt Nam và ông ta sai chỉ phạm đối với nền luật pháp Việt Nam chứ ông ta không hề là tội phạm đối với luật pháp CHLB Đức.

Kiến thức đơn gian như vậy nhưng cả Tô Lam và Nguyễn Phú Trọng đều không hiểu nên họ đã gây ra hình ảnh rất xấu của Việt Nam trên trường quốc tế.

Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu đảng và nhà nước Việt Nam nhưng không có tinh thần thượng tôn pháp luật

Tiếp tục gặp khủng hoảng ngoại giao?

Nước Đức là một nước thượng tôn luật pháp. Những hành phi phạm pháp đều có thể bị truy nã hoặc truy tố theo luật pháp của họ. Về chuyên án VT17 thì chính quyền CS Việt Nam đã sai rành rành. Đây là một bài học để cho ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tô Lâm biết thế nào là thượng tôn pháp luật.

Rất có thể 12 công an thực hiện điệp vụ VT17 phải đối diện với lệnh truy nã của nhà nước Đức. Đức là thành viên của EU, hiện nay Cơ quan an ninh châu Âu đang cần tìm thêm bằng chứng để tiến hành truy nã 12 sĩ quan công an Việt Nam trong điệp vụ VT17 – bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Đức.

Được biết 12 sĩ quan Công an thực hiện điệp vụ bắt cóc này đã ngồi trên chuyên cơ mà Tô Lâm “mượn” của Chính phủ Slovakia để chở người bị bắt cóc hôm 26.7.2017 từ Bratislava sang Moscow để chuyển tiếp về Việt Nam.

Và sau đây là họ tên của 12 công an thực hiện điệp vụ VT17 vi phạm luật pháp của CHLB Đức cụ thể như sau:

1.Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an

2.Trung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an.

3.Trung tướng Lê Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo (Tổng cục V),

4.Phạm Văn Hiếu

5.Lưu Trung Việt

6.Vũ Quang Dũng

7.Vũ Hồng Minh

8.Phạm Minh Tiến

9.Đào Công Duy

10.Vũ Trung Kiên

11.Đặng Tuấn Anh

12.Nguyễn Thế Đôn

Tất cả 12 sỹ quan an ninh này nếu bị Châu Âu truy nã thì họ chỉ an toàn trên lãnh thổ Việt Nam. Nếu họ đị du lịch bất kỳ một quốc gia EU nào hay tại một quốc gia mà Đức có ký kết hiệp ước dẫn độ thì họ đều có nguy cơ bị bắt giữ. Đó là điều không tốt cho các sĩ quan này chút nào.

Tô Lâm và Nguyễn Phú Trọng đã ăn ốc vậy ai sẽ đổ vỏ cho hai người này?

Làm tổng bí thư như ông Nguyễn Phú Trọng chẳng khác nào làm một ông vua thời phong kiến. Ông ta chủ trương sai trái, không ai dám chỉ trích ông ta, và thậm chí còn không dám nhắc nhở. Những hậu quả để lại là làm cho quyền lợi đất nước bị thiệt thòi. Không những thế, những người trực tiếp thực thi nhiệm vụ phải gánh lấy hậu quả.

Nếu Châu Âu truy nã 12 công an thực hiện điệp vụ bắt cóc trên thì rõ ràng chính những người này đã phải đổ vỏ cho ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tô Lâm. Nếu sau này Việt Nam bị EU trừng phạt kinh tế vì hành động bắt cóc ấy thì rõ ràng đất nước Việt Nam cũng phải đổ vỏ cho những sai phạm của cặp Nguyễn Phú Trọng – Tô Lâm.

Báo chí Việt Nam và những người bênh vực cho ông Trọng thì chắc là sẽ lấy lí do ông Trịnh Xuân Thanh về tội tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra ở Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và vụ án mua bán đất ở khu đô thị Thanh Hà A (Hà Nội) để bào chữa cho những hành động chà đạp luật pháp của hai ông này. Tuy nhiên có bào chữa thế nào thì cũng không thể nào che lấp được cái sai của người đứng đầu ĐCS Việt Nam và người đứng đầu Bộ Công An.

Thực ra việc bắt Trịnh Xuân Thanh không cần phải bắt cóc không phải là nhiệm vụ bất khả thi. Ông Trịnh Xuân Thanh tuy là nộp đơn xin tị nạn chính trị và ông được luật pháp Đức cho tạm trú và bảo vệ ông trong thời kỳ tạm trú. Tuy nhiên khi hết thời hạn tạm trú và hồ sơ tị nạn bị từ chối thì lúc đó phía Đức cũng sẽ trục xuất ông Trịnh Xuân Thanh về nước thì công an Việt Nam bắt ông Thanh cũng chưa muộn. Ông Trịnh Xuân Thanh không phải là người bất đồng chính kiến với ĐCS, ông ta chỉ là một tội phạm tham nhũng nên cơ hội được tị nạn cũng không cao. Nếu trong thời kỳ Đức xét duyệt hồ sơ tị nạn của Trịnh Xuân Thanh mà phía chính quyền CS Việt Nam chứng minh cho phía Đức là ông Trịnh Xuân Thanh không thỏa điều kiện tị nạn thì sau đó phía Đức cũng trao trả Trịnh Xuân Thanh cho Việt Nam được mà? Tại sao ĐCS không làm vậy mà phải bắt cóc để bây giờ nhiều người phải đổ vỏ cho thói vô pháp của những lãnh đạo cấp cao?

Còn ai khác phải đổ vỏ?

Theo mạng báo Taz, bức ảnh được chụp và đưa lên Facebook bởi ông Lê Thanh Hải – một nhà ngoại giao Việt Nam tại Berlin thời điểm xảy ra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Chính ông này được cho là cũng nhận huân chương 3 năm sau phi vụ thành công. Và không biết vì lí do gì đến này sắp diễn ra việc phê chuẩn nhân sự chính nphur của quốc hội khóa mới thì thông tin này được tung lên mạng và gây tiếng vaong từ nước ngoài. Đây là hành động cố ý để đánh vào người đã gây nên khủng hoảng ngoại giao này. Tuy nhiên chuyện đánh này chưa chắc gì mang lại kết quả vì ông Tô Lâm đang là người không thể thiếu của ông Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc đốt lò.

Việc tung tin này lên đã dẫn tới việc Bộ Ngoại Giao bị hãng thông tấn Đức PDA chất vất người phát ngôn Bộ Ngoại Giao – Lê Thị Thu Hằng. Cái sai của Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm giờ đây đẩy cho bà Lê Thị thụ Hằng đối phó. Được biết qua lời phát biểu của bà Hằng người ta chỉ thấy hành động tránh né cho quan chuyện chứ bà ta không dám đối diện với thực tế. Bà cũng là người đang đổ vỏ cho Tô Lâm và Nguyễn Phú Trọng đấy.

Lê Thị Thu Hằng và Phạm Bình Minh

Nếu chuyện khủng hoảng ngoại giao mà có kéo dài và phức tạp hơn thì lúc đó có khi là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phải đổ vỏ chứ chưa chắc gì một mình bà Lê Thị Thu Hằng mà đổ hết được đống vỏ ốc do hai người lãnh đạo để lại.

Bích Ngọc – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Sai lầm của Nguyễn Xuân Phúc bị Phạm Minh Chính tận dụng như thế nào?

>>> Nguyễn Phú Trọng và chiến thuật “dùng người miền nam đánh người miền nam”

>>> Chuyên án VT17 là án gì? Vì sao ông Nguyễn Phú Trọng mắc nghẹn suốt 3 năm?

Nguyễn Tấn Dũng tính đường nào cho con út Nguyễn Minh Triết sau đại hội 13?


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023