Biển Đông: Trung Quốc tập trận uy hiếp Việt Nam, thách thức hạm đội Mỹ

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=cv7tdQ3vt-0

Bắc Kinh loan báo mở một cuộc tập trận tại Biển Đông (Nam Hải theo cách gọi của Trung Quốc) trong tuần này. Hành động phô trương sức mạnh của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh một hải đội tác chiến Mỹ tiến vào khu vực.

Theo Reuters, thông báo của chính quyền Trung Quốc kèm theo lệnh cấm tàu thuyền đi lại trong vịnh Bắc Bộ, nằm ở phía tây bán đảo Lôi Châu (Leizhou) từ ngày 27 đến 30 tháng 01/2021. Trung Quốc không cho biết chi tiết khi nào tập trận diễn ra và với cường độ nào.

Quyết định diễu võ dương oai của quân đội Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ, phía đông Việt Nam, công bố đúng vào lúc này có phải là ngẫu nhiên hay không ?

Reuters lưu ý bối cảnh : Thứ nhất, một ngày sau khi tân tổng thống Mỹ tuyên thệ, Hoa Kỳ đưa một hải đội tác chiến do hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt dẫn đầu, vào vùng Biển Đông, nơi Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên 80% diện tích, để bảo đảm quyền tự do lưu thông quốc tế.

Hôm thứ Hai, 25/01/2021, Bắc Kinh lên án Mỹ thường xuyên đưa tàu sân bay vào Biển Đông, phô trương cơ bắp, đe dọa ổn định và hòa bình.

Bối cảnh thứ hai là tại Hà Nội, diễn ra Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam, một sự kiện chính trị quan trọng của quốc gia láng giềng.

Song song với thông báo tập trận trên biển, Trung Quốc còn diễn tập phóng tên lửa mới đạn đạo tầm trung DF-26 ở phía đông và phía tây Hoa lục.

Liên đoàn khoa học gia Mỹ (FAS), trụ sở ở Washington và tạp chí quốc phòng Kanwa Defense ở Canada cho biết các dàn tên lửa ở Sơn Đông và Tân Cương với DF-26 có khả năng phóng tới Ấn Độ và căn cứ hải quân Mỹ ở Yokosuka, Nhật Bản.

Đài Loan hôm nay 26/01/2021, tổ chức tập trận theo « kịch bản không chiến », sau hai đợt máy bay Trung Quốc xâm nhập không phận,

Hãng tin Al Jazeera của Qatar cho biết cuộc tập trận xuất phát từ căn cứ không quân ở cực nam hải đảo, huy động nhiều chiến đấu cơ và hỏa tiễn phòng không.

Tuần trước, ông Andrei Chang, tổng biên tập tạp chí quốc phòng Kanwa Defence Review (trụ sở tại Canada), nói rằng, Lực lượng Tên lửa của Trung Quốc đã triển khai khoảng 16 bệ phóng DF-26 tới căn cứ Thanh Châu ở tỉnh Sơn Đông và một số bệ phóng loại tên lửa đạn đạo tầm trung này tới thành phố Korla ở khu tự trị Tân Cương trên miền viễn tây.

Ông Chang cho rằng, vị trí triển khai tên lửa DF-26 cho thấy Ấn Độ nằm trong tầm bắn và căn cứ hải quân của Mỹ ở thành phố Yokosuka và các tiền đồn quân sự khác của Mỹ tại Nhật Bản nằm trong vòng nguy hiểm.

Ảnh: Chiến đấu cơ J15 của Trung Quốc thao dợt tập tác chiến ngày 15/04/2018.

DF-26 là loại tên lửa đạn đạo phóng từ bệ phóng đặt trên xe dễ dàng di chuyển trên đường. Tên lửa được trang bị đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn 5.000 km.

Theo BBC Tiếng Trung, mới hôm 25/01/2021, Trung Quốc cử một số tàu hải cảnh ra vùng biển này để tìm kiếm ngư dân gặp nạn.

Trong tháng 12/2020, ba tàu hải cảnh số 0127, 0128, 0129 của Trung Quốc đã có các hoạt động diễn tập gần bờ.

Cũng trong năm 2020, Trung Quốc tiến hành tới 20 cuộc tập trận ở Biển Đông, trong đó chín lần ở Vịnh Bắc Bộ.

Quy mô và sự tham gia của Hải quân Quân Giải phóng trong các lần tập trận này rất khác nhau.

Có những lần Trung Quốc điều tàu sân bay Sơn Đông và tàu đổ bộ Type 075 tham gia, nhưng có những lần chỉ là diễn tập thông thường với tàu hải cảnh.

Căn cứ hải quân Trạm Giang của Trung Quốc nằm trên bán đảo Lôi Châu là đồn trú của các tàu chiến mặt nước thuộc Hạm đội Nam Hải, còn tàu ngầm thì đóng ở căn cứ trên đảo Hải Nam.

Hãng tin Reuters hôm 26/01 cho hay cả việc Trung Quốc “diễn tập quân sự ở phía Tây vịnh Bắc Bộ” và đoàn chiến hạm Hoa Kỳ vào Biển Đông xảy ra sau khi ông Joe Biden nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ, và khi Đại hội Đảng CSVN lần thứ 13 họp tại Hà Nội.

Truyền thông Đài Loan hôm 26/01 cũng đăng tải các tin này sau khi có các cuộc xâm nhập đông đảo của không quân Trung Quốc ở vùng quần đảo Đông Sa (Pratas) do Đài Loan kiểm soát ở Biển Đông.

Tuy thế, trong quá khứ các tuyến hải hàng của tàu chiến Hoa Kỳ và các nước thường chỉ đến gần Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) rồi rẽ về phía Đông Bắc, có thể tới thăm Hong Kong (khi quan hệ Mỹ – Trung còn bình thường), hoặc đi vào Eo biển Đài Loan để phô trương sức mạnh.

Ảnh: tên lửa đạn đạo DF-26 của quân đội Trung quốc

Các chính quyền Trump và Biden đều tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với Đài Loan dù không công nhận ngoại giao chính thức chính quyền trên hòn đảo này.

Vịnh Bắc Bộ đã được phân định biên giới trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam sau nhiều giai đoạn được quan chức Việt Nam mô tả là khó khăn.

Giai đoạn đầu từ 1974 đến 1978 rồi bị gián đoạn vì chiến tranh Trung – Việt.

Từ 1991 đến 2000, các đoàn hai bên đã làm việc qua hàng chục lần gặp, hội họp và đàm phán cấp chính phủ để đến 25/12/2000, thì Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ mới được ký kết, theo ông Trần Công Trục, cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ nói với báo chí.

Căn cứ vào Đường trung tuyến phân định Vịnh Bắc Bộ chạy qua 21 điểm, được đăng trên báo Nhân Dân (29/07/2004) và những gì Trung Quốc vừa công bố thì phạm vi ‘cấm tàu thuyền’ cho hoạt động diễn tập hải quân của phía Trung Quốc nằm về phía Đông của đường phân định này.

Theo các báo Việt Nam, Vịnh Bắc Bộ có diện tích gần 130.000 km2. Chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310 km, nơi hẹp nhất ở cửa vịnh rộng 207 km. Bờ Vịnh Bắc Bộ phía Việt Nam dài 800 km, phía Trung Quốc gần 700 km.

Phần vịnh phía Việt Nam có khoảng 2.300 đảo, đá ven bờ. Phía Trung Quốc có một số ít đảo nhỏ ở phía đông bắc vịnh như đảo Vị Châu, Tà Dương và bờ xa nhất về phía Đông Bắc là bán đảo Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông.

Ông Biden ‘kiên nhẫn chiến lược’ với Trung Quốc

Chữ ‘kiên nhẫn chiến lược’ trong chính sách của Tổng thống Mỹ Joe Biden với Trung Quốc gợi lên chiến lược tương tự những gì cựu tổng thống Barack Obama từng dùng.

Cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc là một đặc điểm mấu chốt của thế kỷ 21.

Dư luận quốc tế đã tiến thêm một bước trong việc đoán định chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời ông Biden.

Hôm 25-1 (giờ Mỹ), Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua đề cử ông Antony Blinken vào vị trí ngoại trưởng. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki sau đó cũng đã có những phát biểu chính thức đầu tiên về đối ngoại.

Trung Quốc thách thức giá trị, lợi ích Mỹ

Quan điểm của Washington dưới thời ông Biden có thể vẫn xem Bắc Kinh là đối trọng số một, nhưng cách làm sẽ khác thời chính quyền tiền nhiệm Donald Trump.

Phát biểu hôm 25-1, Thư ký báo chí Nhà Trắng Psaki cho biết Mỹ đang tham vấn cùng đồng minh và xem xét chính sách với Trung Quốc. Cũng như những lập luận từng xuất hiện trong thời ông Trump, bà Psaki khẳng định Trung Quốc đang là tác nhân thách thức giá trị và lợi ích Mỹ.

Những gì chúng ta đã thấy trong vài năm qua là sự quyết đoán hơn của Trung Quốc với nước ngoài, và Bắc Kinh hiện thách thức đáng kể đối với an ninh, thịnh vượng và giá trị của chúng ta, vì vậy đòi hỏi một cách tiếp cận mới của Mỹ. Chúng tôi muốn tiếp cận điều này với một chút kiên nhẫn chiến lược“, bà Psaki nói.

Thông điệp này được đưa ra sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng ngày có phát biểu trực tuyến tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), trong đó ông kêu gọi phối hợp toàn cầu về vấn đề đối phó đại dịch COVID-19 cũng như các thách thức khác.

Ông Tập cũng cảnh báo rằng sự đối đầu, bao gồm thương chiến, sau cùng sẽ chỉ làm tổn thương lợi ích của mọi bên.

Theo bà Psaki, thông điệp của ông Tập sẽ không ảnh hưởng tới lập trường hiện nay của Mỹ với Trung Quốc. Washington vẫn nhìn nhận rằng họ đang trong một “cuộc cạnh tranh nghiêm trọng” với Bắc Kinh.

Thư ký báo chí Nhà Trắng tiếp tục cáo buộc Trung Quốc có hành vi làm tổn thương người lao động Mỹ, ngành công nghệ Mỹ và “đe dọa đồng minh của chúng ta cũng như tầm ảnh hưởng của chúng ta trong các tổ chức quốc tế“.

Giới quan sát quốc tế không mất nhiều thời gian để tập trung vào chữ “kiên nhẫn” của bà Psaki, vì từ này phảng phất cách tiếp cận “kiên nhẫn chiến lược” mà cựu tổng thống Obama đã áp dụng ở câu chuyện hạt nhân Triều Tiên và châu Á nói chung.

Ông Biden tiếp quản vị trí lãnh đạo nước Mỹ trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ – Trung trở nên căng thẳng trong hầu hết các lĩnh vực từ thương mại, công nghệ, nhân quyền cho tới sự bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Đây có thể là điểm mấu chốt cho thấy ông Biden sẽ phải có điều chỉnh trong chính sách với Trung Quốc.

Tờ Financial Times (Anh) hồi cuối năm ngoái cho biết các đồng minh Mỹ ở châu Á đã thúc giục ông Biden “tránh lặp lại những thất bại chiến lược của chính quyền Obama“.

Các quan chức và chuyên gia châu Á lo ngại rằng ưu tiên hiện nay của ông Biden sẽ tập trung cho đối nội, với việc đối phó COVID-19 và hồi phục kinh tế.

Lấy ví dụ, John Delury, một chuyên gia về châu Á tại Đại học Yonsei ở Seoul (Hàn Quốc), cảnh báo rằng vấn đề đối nội của Mỹ sẽ “áp đảo” đồng nghĩa các vấn đề như đàm phán hạt nhân Triều Tiên sẽ không còn là ưu tiên.

Ngoài ra, một mối quan hệ tránh đối đầu trực diện với Trung Quốc mà ông Biden theo đuổi cũng bị nghi sẽ ảnh hưởng tới cam kết của Mỹ đối với Đài Loan và Biển Đông.

Ông Biden trong thời gian tranh cử năm 2020 cũng cho biết ông sẽ cứng rắn với Trung Quốc, dù phản đối cách ông Trump đơn phương tăng thuế nhập khẩu dẫn tới các màn tăng thuế quan trả đũa trong thương chiến.

Ông Blinken, người được ông Biden chọn làm ngoại trưởng, tại phiên điều trần ở Thượng viện vừa qua cũng nhấn mạnh rằng Washington sẽ tiếp tục gây áp lực lên Trung Quốc, một cách làm mà ông cho là “đúng” dưới thời cựu tổng thống Trump.

Nói cách khác, chính quyền Biden thể hiện rằng họ tán đồng thái độ cứng rắn với Trung Quốc như thời ông Trump, song cách thức hành động sẽ “kiên nhẫn” hơn, “có tính chiến lược” hơn và phối hợp với các đồng minh nhiều hơn.

Nhìn chung, các nước, bao gồm ở châu Á, đang đặt kỳ vọng vào chính quyền ông Biden. Ông có “kiên nhẫn chiến lược” với Trung Quốc, hẳn cũng sẽ phải là một kiểu “kiên nhẫn” khác.

Kiên nhẫn chiến lược” từng thất bại?

Tổng thống Obama từng áp dụng chính sách “kiên nhẫn chiến lược với Triều Tiên“.

Ông Obama không hành động nhanh như ông Trump sau này, thay vào đó kiên nhẫn duy trì sức ép trong lúc chờ đợi Bình Nhưỡng chấp nhận quay lại đàm phán giải trừ hạt nhân.

Tuy nhiên, đối với một số luồng ý kiến, “kiên nhẫn chiến lược” là một cách làm thất bại. Kyodo News dẫn lại các quan điểm chỉ trích cho rằng ông Obama đã không thể ngăn Triều Tiên phát triển năng lực vũ khí hạt nhân.

Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Đại hội 13, ai khiến Nguyễn Phú Trọng lo sợ?

>>> Đại hội 13: Rối bời nhân sự, đường lối và thách thức

>>> Trung Quốc gây áp lực ở Biển Đông – Chiến hạm Mỹ vào khu vực

Phản ứng trước tin ‘rò rỉ’ ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nắm quyền


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023