Đại hội 13, ai khiến Nguyễn Phú Trọng lo sợ?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=Z7RMit9fAGA

Ngày thứ 2 làm việc của đại hội, báo Tuổi Trẻ giật tít nghe rất kêu “Văn kiện Đại hội XIII kết tinh trí tuệ toàn Đảng, toàn dân”. Ai cũng biết văn kiện đại hội là do đảng tự soạn chứ chẳng có người dân nào tham dự cả. Và lẽ dĩ nhiên nội dung văn kiện ấy cũng vì lợi ích của đảng chứ chẳng phải vì dân. Tuy nhiên đảng cũng phải ghép từ “nhân dân” vào đấy để cho có vẻ “ý đảng lòng dân là một”. Nhưng thực tế thì sao? Thực tế hoàn toàn ngược lại.

Việc huy động 6000 cảnh sát cơ động và công an chìm làm náo loạn cả thành phố Hà Nội mấy ngày qua làm cho người dân phải ngao ngán. Dân Hà Nội than vãn rằng, vì lực lượng công an dày đặc chặn đường cho những đoàn xe gắn biển đại hội hụ còi inh ỏi đi đã làm cho Hà Nội kẹt xe chưa từng thấy. Người dân Hà Nội thực sự không mặn mà gì với đại hội, và bản thân họ cũng chẳng muốn biểu tình phản đối hay có bất kỳ hành động nào ảnh hưởng đến đại hội làm gì cả. Tuy nhiên về phía chính quyền thì họ vẫn sợ.

Người dân Việt Nam vốt rất thờ ơ với chính trị, ấy vậy mà đảng nhìn đâu cũng thấy “thế lực thù địch”. Và việc huy động lực lượng hùng hậu bảo vệ đại hội đảng cho thấy đảng không tin dân dù cho trên báo họ luốn nói rằng “ý đảng lòng dân là một”.

Thực tế là giữa lời nói và hành động của ĐCS về nhiều vấn đề thường ngược nhau. Theo đài VOA thì “Không quan tâm đến đại hội đảng, giới hoạt động vẫn bị canh gác, theo dõi”. Điều đó chứng tỏ, đảng không hề tin dân.

Tờ báo này cho biết, ngay trong những ngày đầu của đại hội, nhiều nhà hoạt động và bất đồng chính kiến cho biết qua mạng xã hội rằng họ bất bình về việc các nhân viên an ninh của chính quyền theo dõi, giám sát, làm mất quyền tự do công dân của họ.

VOA cho biết, giới hoạt động bị canh gác theo dõi

Huy động cả quân đội tham gia vào việc phá quyền tự do ngôn luận của nhân dân.

6000 cảnh sát cơ động chỉ là phần nổi, công an chìm mặc thường phục trà trộn vào dân theo dõi nhân dân, cử công an quận đến cánh nhà những nhà hoạt động cũng chưa phải là đầy đủ. Hiện nay báo chí nhà nước còn cho biết, quân đội cũng được huy động vào việc đánh phá quyền tự do ngôn luận của người dân trên không gian mạng. Thực chất này là hành động gạt nhân dân ra khỏi vai trò góp ý với đảng với nhà nước qua mạng xã hội. ĐCS là một tổ chức chính trị độc tài không bao giờ chịu nghe ý kiến trái chiều của người dân.

Sáng 26/1, bên lề Đại hội Đảng XIII, ông Nguyễn Trọng Nghĩa – Thượng tướng Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội đã trả lời báo chí về công việc “bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, chiến lược về an ninh mạng. Tất cả các chiến lược này đều có lực lượng chuyên trách, nòng cốt, như Quân đội có Bộ tư lệnh 86

Thực chất là quân đội bảo vệ đảng chứ không phải bảo vệ tổ quốc nào cả. Quân đội đang có lực lượng 47 với số lượng lên đến 10 ngàn người. Họ đủ sức để đánh phá bất kỳ tài khoản facebook nào phản ánh sự thật về đại hội hoặc về các tiêu cực của ĐCS.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa cũng nói thêm rằng “bản chất của việc thực hiện nhiệm vụ này là xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng. Trong đó, lực lượng vũ trang, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông… đều tham gia”.

Vâng! Đấy là những gì mà ông tướng quân đội này đã thừa nhận. Lực lượng vũ trang, ban tuyên giáo và bộ thông tin và truyền thông đang phối hợp để bóp nghẹt tiếng nói người dân. Thực sự ông Trọng càng già ông càng có nhiều chính sách bóp nghẹt tự do ngôn luận. Điều đó cho thấy Nguyễn Phú Trọng ý thức rằng, tính chính danh của ĐCS không có.

Ngoài sợ dân, ông Trọng còn sợ ai?

Nguyễn Xuân Phúc và Trần Quốc Vượng trước đại hội được đánh giá là 2 đối thủ chạy đua giành ghế tổng bí thư. Với tin rò rỉ như hiện hay thì Trần Quốc Vượng đã bị loại khỏi cuộc đua và Nguyễn Xuân Phúc thì tuy còn ở lại bộ chính trị nhưng cũng đã bị đánh bật ra khỏi vị trí thủ tướng đầy quyền lực. Bộ ba chiến đấu vì ghế tổng bí thư bây giờ còn lại chỉ có một mình Nguyễn Phú Trọng là còn trụ lại được ghế quyền lực.

Hiện nay có ý cho rằng theo kế hoạch trước Đại hội thì ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nhường ghế cho ông Trần Quốc Vượng, đồng thời giao Quân ủy Trung ương và Đảng ủy Công an cho ông Vượng. Nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không chấp nhận điều này. Do đó, ông Phúc đã chiêu dụ nhiều tướng lĩnh công an nhằm làm yếu thế ông Vượng trước Đại hội. Do đó, ông Trọng sẽ phải ngồi lại để tránh cho việc ông Vượng bị thôn tính mà như vậy sẽ ảnh hưởng đến an toàn của ông Trọng sau khi rời chức.

Có một điều khó hiểu là, ông Trọng đang hỗ trợ cho ông Vượng tại sao để ông Vượng bị loại ra khỏi Bộ Chính Trị? Tại sao ông Trọng giành được suất đặc biệt nhưng lại để suất đặt biệt khác rơi vào tay ông Phúc chứ không rơi vào tay ông Vượng? Đó là những câu hỏi rất khó trả lời thỏa đáng. Cho đến nay khả năng ông Trần Quốc Vượng, ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Xuân Phúc cùng chiến nhau giành 1 ghế là giả thuyết được cho là thuyết phục hơn hết.

Thực tế, từ 5 năm nay ông Nguyễn Phú Trọng đã nắm đảng ủy công an. Việc ông Phúc thuyết phục các tướng công an về phe ông là một giả thuyết cũng không thiết phục. Bởi nếu các tướng công an đã theo Phúc thì cũng đồng nghĩa với việc phản ông Trọng, vậy thì tại sao ông Trọng vẫn mạnh hơn ông Phúc khi vẫn giữ được ghế tổng bí thư cho mình trong tình cảnh sức khỏe đã quá yếu.

Gần đến đại hội đảng, thông tin chưa được kiểm chứng được lan truyền trên internet nói rằng nhiều khả năng ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nắm chức Tổng Bí thư, ông Nguyễn Xuân Phúc trở thành Chủ tịch nước, ông Phạm Minh Chính giữ chức Thủ tướng, và chức Chủ tịch Quốc hội được dành cho ông Vương Đình Huệ.

Nhìn vào danh sách tứ trụ mới này cho thấy, Nguyễn Xuân Phúc đã thất bại nhưng vẫn còn quyền lực, tuy quyền lực không còn mạnh như trước đây. Tuy nhiên tính đến đại hội 13 này diễn ra ông Phúc vẫn còn đang là đương kim thủ tướng. Vậy nên ông Trọng cho tăng cường an ninh để phòng bất trắc là điều dễ hiểu.

Trong nhiệm kỳ 3 ông Trọng sẽ chiến với ông Phúc thế nào?

Như vậy là trong ĐCS Việt Nam khóa 13 vẫn tồn tại 2 đối thủ kèn cựa nhau là Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc. Ông Trọng đang có lợi thế là giữ được quyền lực trong tay nhưng sức khỏe ngày một yếu đi. Sự già yếu và bệnh tật về sau có thể sẽ là lý do làm cho nhiều người dưới trướng ông Trọng phải tính đường riêng. Như vậy cán cân quyền lực giữa ông Trọng và ông Phúc trong 5 năm tới có khả năng nghiêng về ông Phúc nhiều hơn và hứa hẹn sẽ có những cuộc đối đầu khốc liệt trong nội bộ đảng không kém gì trận chiến giữa ông Trọng và ông Dũng trước đây.

Như vậy có thể dự đoán rằng, trong khóa 13 thách thức lớn nhất của đảng Cộng Sản Việt Nam là vấn đề nội loạn. Nguyễn Tấn Dũng xuống thì có Nguyễn Xuân Phúc nổi lên, hoặc sắp tới thế lực Phạm Minh Chính cũng là một ẩn số khó đoán. Mà Phạm Minh Chính một khi đã nắm được ghế thủ tướng thì có khả năng ông ta lập một nhóm lợi ích riêng để tiến hành thâu tóm quyền lực về tay mình như ông Nguyễn Phú Trọng đã từng làm.

Cơ chế đảng trị, với đảng cộng sản đứng cao hơn tất cả, kiểm soát tất cả từ hành pháp, luật pháp, tư pháp, cả truyền thông nên việc kiểm soát người dân là trong khả năng. Dù cho ông Trọng thắng thế, hay ông Phúc thắng thế hay ông Phạm Minh Chính nổi lên thì việc bức hại nhân dân cũng không thay đổi. Chỉ có các thế lực bên trong đảng là thay đổi thôi.

Phạm Minh Chính sẽ là thế lực khó đối phó đối với cả ông Trọng và ông Phúc trong trung ương đảng khóa 13

Phạm Minh Chính sẽ là thế lực mà ông Trọng phải dè chừng trong 5 năm tới

Phạm Minh Chính còn rất trẻ, là người từng làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Công an và sau đó là được phong lên đến hàm trung tướng công an. Làm việc trong ngành tình báo là một ưu thế lớn, dễ bắt liên lạc với tình báo Trung Cộng và tính đường chính trị riêng. Đó là lợi thế mà khó có người nào muốn làm chính trị mà lại bỏ qua.

Ông Phạm Minh Chính khởi động cho con đường tiến vào ghế thủ tướng hôm nay bằng chức bí thư tỉnh quảng ninh từ năm 2011 đến 2015. Và từ năm 2015 đến nay ông Chính tiến rất nhanh, điều đó cho thấy ông Chính là một thế lực mà cả ông Trọng và ông Phúc phải dè chừng.

Ông Nguyễn Phú Trọng đang nắm quyền lực lớn trong tay nhưng về sau quyền lực ấy rất có thể sẽ yếu đi chứ không còn mạnh nữa. Tương tự như vậy, với ghế chủ tịch nước thì ông Phúc cũng sẽ không thể phát triển thế lực mạnh lên thêm mà chỉ có thể yếu hơn mà thôi.

Ở trung ương đảng nhiệm kỳ 13, cả thế lực ông Trọng và thế lực ông Phúc đều đi xuống, trong khi đó Phạm Minh Chính thì đang lên cộng với tuổi tác cũng trẻ hơn 2 ông kia rất nhiều. Trong nhiệm kỳ thủ tướng sắp tới, có thể nói Phạm Minh Chính sẽ thu hút nhiều huộc hạ dưới trướng tụ về đầu quân để tìm kiếm cơ hội.

Không biết nhiệm kỳ 3 ông trọng sẽ chiến với ai? Chiến với ông Phúc hay chiến với Phạm Minh Chính? Chiếc ghế của ông Trọng là một vị trí mà đã ngoài tầm với đối vơuis Nguyễn Xuân Phúc, nhưng nó lại là rất gần với Phạm Minh Chính. Trong 5 năm nhiệm kỳ thủ tướng, có lẽ là thế lực Phạm Minh Chính nổi lên như là một thế lực mạnh nhất thay thế cho thế lực cũ đã quá già nua. Nếu không có gì thay đổi thì việc Phạm Minh Chính lượm chiếc ghế tổng bí thư trong tương lai làtrong tầm tay.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Trung Quốc gây áp lực ở Biển Đông – Chiến hạm Mỹ vào khu vực

>>> Sự bất thường của ông Nguyễn Phú Trọng ngày khai mạc đại hội 13, lý do nào?

>>> Mỗi đại biểu được có 4 Cảnh Sát Cơ Động, ông Nguyễn Phú Trọng tính gì ở đại hội?

Đại hội 13: Hàng nghìn mật vụ canh cửa nhà dân


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023