Vì sao đại hội 13, nội bất xuất ngoại bất nhập?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=Vz96_n9dVqU

Đại hội 13 được chính quyền thông tin là ngày chính thức bầu ra Trung Ương Đảng, Bộ Chính Trị và các chức danh trong tứ trụ. Tuy nhiên, đó chỉ là hình thức vì mọi vấn đề đã ngã ngũ từ hội nghị Trung ương 15 diễn ra vào ngày 16 và 17/1 vừa qua rồi.

Tại hội nghị trung ương 15 tuy kết quả đã chốt nhưng thông tin thì vẫn phải ém vì quy định nhân sự đại hội 13 vào diện “tuyệt mật”. Như vậy những lá phiếu của đại hội 13 là những lá phiếu mang tính hình thức, cử tri là các thành viên đại hội không thể bỏ phiếu ngoài quy hoạch của đảng. Đó là công việc mà đã bao nhiêu năm nay ĐCS vẫn làm như vậy.

Để chuẩn bị cho đại hội 13, ngày 3/11/2020 ông Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Quyết định 1722/QĐ-TTg về Danh mục bí mật nhà nước của Đảng, trong đó, bí mật nhà nước độ Tuyệt mật của Đảng, trong đó họ liệt nhân sự đại hội 13 vào trong nhóm này. Sau khi ký ban hành quyết định thì này, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Phú Trọng là 2 trược hợp đặc biệt tái cử vào Bộ Chính Trị khóa 13. Vậy ông Phúc và ông Trọng muốn điều gì ở cái quy định mang tính chất xé rào điều lệ đảng này?

Hành động xé rào đối với quy định trong điều lệ đảng nói thẳng ra là phạm luật, luật được đề cập ở đây là đảng luật. Có vẻ như người đã ban quy định ấy là ông Trọng và ông Phúc, 2 ông đã ban ân huệ cho chính mình chứ không ai khác. Qua việc ban hành Quyết định 1722, cả ông Trọng và ông Phúc muốn rằng, những điều đó phải được ém, tuy nhiên việc này cũng vô ích vì tin đã rò rỉ ra ngoài, đồng thời đến đại hội 13 ai cũng biết mà không còn bí mật gì nữa.

“Không ăn, nghỉ bên ngoài hoặc tại nhà riêng” chẳng khác nào quy định nội bất xuất

Vì sao phải nội bất xuất, ngoại bất nhập ở đại hội 13?

Đại hội 13 là đại hội quan trọng nhất của ĐCS trong 5 năm, báo chí quốc tế và báo chí trong nước tập trung rất đông. Tuy nhiên dù là báo chí quốc tế hay báo chí trong nước thì cũng đều được phép đưa những tin tức nào mà đảng muốn cho biết, còn những tin tức có vẻ bí mật, hoặc riêng tư thì họ phải giấu.

Những năm gần đây, về mảng tin tức nội bộ của ĐCS thì báo chí nhà nước luôn đi sau mạng xã hội. Cụ thể gần đây nhất là tin về nhân sự cho tứ trụ chưa có tờ báo chính thống nào nói nhưng mạng xã hội đã tràn lan và khả năng xác tín rất cao. Điều này làm cho ĐCS không hài lòng, họ rất muốn bí mật tuyệt đối nhưng không thể. Việc của đảng hiện nay là tìm cách hạn chế tối đa những tin tức hành lang nhưng chính xác như vậy. Để kiểm việc phát tán những loại tin tức như vậy, việc quan trọng nhất vẫn là phải nội bất xuất ngoại bất nhập để hạn chế nó. Đó là mục đích quan trọng.

Còn ngoại bất nhập thì đó là điều tất nhiên, ngoài những người có thẻ nhà báo thì không ai có thể vượt qua được hàng rào an ninh dày đặc để vào được. Với 6000 công an được vũ trang tận răng bảo vệ thì ai có thể nhập được đây?

Với cách bố trí lực lượng bảo vệ như vậy, với việc ban hành những quy định nghiêm ngặt như vậy thì điều đó cho thấy rằng, hiện nay nội bộ ĐCS không còn lòng tin lẫn nhau nữa. Không siết chặt an ninh, không quy định khắt khe thì họ cảm giác mất an toàn. Trong bối cảnh 2 người ở vị trí cao trong ĐCS tự cho mình suất đặc biệt ấy, bản thân họ cũng thấy lo chứ? Việc ông Trọng và ông Phúc xé rào quy định trong điều lẹ đảng để hưởng suất đặt biệt, rất có thể gây ra hiện tượng bán mãn trong đảng. Chính vì vậy mà họ tăng cường an ninh.

Theo báo Thanh Niên cho biết, trừ một số trường hợp đặc biệt, các đại biểu tham dự Đại hội XIII của Đảng sẽ được bố trí ăn, nghỉ theo đoàn, tập trung suốt quá trình diễn ra đại hội. Lại là trường hợp đặc biệt. Hầu như khi nói đến “trường hợp đặc biệt” thì bao giờ cũng làm cho người dân suy nghĩ, người đó phải đứng trên tất cả. Có phải trường hợp đặc biệt ấy sẽ  kiểm soát những trường hợp thông thường kia không? Đấy là câu hỏi to tướng khó mà tìm được câu trả lời thỏa đáng.

Công tác định hướng báo chí thế nào để thông tin được đưa ra ngoài theo ý đảng?

Việc quy định nội bất xuất cho thấy, đảng nghĩ rằng trong hàng ngũ dự đại hội có người có thể mang tin tức mang chất riêng tư như nội dung các cuộc đổi quan trọng có thể bay ra ngoài. Vì vậy đi kèm với quy định nội bất xuất thì công tác kiểm soát báo chí là việc cực kì quan trọng. Công tác này chắc chắn là giao cho Ban Tuyên Giáo chủ trì rồi.

Được biết ngày 22/1, Ban Tuyên giáo Trung Ương, Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí Đại hội XIII tổ chức khai trương Trung tâm Báo chí phục vụ Đại hội XIII và họp báo cung cấp thông tin về Đại hội XIII của Đảng.

Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Đắc Vinh, Phó chánh Văn phòng Trung Ương Đảng, cho biết công tác tổ chức, phục vụ đại hội lần này có một số điểm mới và được bổ sung để phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, để bảo đảm công tác phòng, chống dịch, toàn bộ các đại biểu tham dự và khách mời được bố trí ăn, nghỉ theo đoàn, tập trung trong suốt quá trình diễn ra đại hội tại các khách sạn, nhà khách gần địa điểm tổ chức hội nghị tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội. Đại biểu không ăn, nghỉ ở bên ngoài hoặc nhà riêng (trừ một số trường hợp có quy định riêng).

Tuy nhiên có 2 điều không hợp lí trong cách lí giải trên là:

Thứ nhất, nếu là chống dịch thì tại sao phải có “trường hợp đặc biệt”, chẳng lẽ những người thuộc diện đặc biệt ấy miễn nhiễm với Covid 19 hay sao?;

Thứ nhì, đó là hiện nay tình hình dịch bệnh ở Việt Nam đang được kiểm soát tốt, có sao phải cấm những người tham dự ra ngoài?

Bảo vệ như thế này thì ai dám ra ngoài?

Từ 2 điều phi lý đó cho thấy, việc cấm mọi người không ra ngoài nó vì mục đích khác, không phải vì dịch bệnh. Có ý kiến cho rằng, họ sợ nhiều tin mật mà nóng hổi trong đại hội lọt ra ngoài mà không thể kiểm soát.

Thực ra những tin tức mà ĐCS sắp công bố ở đại hội 13 cũng chẳng có gì là bất ngờ, họ có công bố thì cũng sau những tin tức đã rò rỉ trong mấy ngày qua. Điều quan trọng là đảng không muốn những tin tức mật nào nữa bị tung ra hết và đấy là cách họ làm để hạn chế nó mà thôi.

Từ việc tăng cường đến 6000 công an tinh nhuệ với vũ khí hiện đại cũng đủ thấy họ chuẩn bị rất kỹ cho vấn đề cấm xuất ra khỏi nơi hội họp rồi.

Kiểm soát chặt chẽ

Kiểm soát là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với ĐCS. Với xã hội thì đảng kiểm soát tư tưởng và hành động của toàn dân. Trong nội bộ đảng cũng vậy, lãnh đạo luôn muốn kiểm soát tư tưởng và hành động của đảng viên thuộc cấp. Vì vậy ở đại hội 13 này cũng không ngoại lệ. Đảng cũng đặt mục tiêu là kiểm soát cả hành động và tư tưởng của các đại biểu dự hội nghị. Từ vấn đề ăn uống, chỗ ở, xe đưa rước thì Trung ương bố trí tất. Những khách sạn là nơi trú ngụ của các đảng viên cũng là những khách sạn được quy định hẳn hoi, không được phép tự ý ở khác sạn khác, đó là những gì mà ĐCS đã quy định trong kỳ đại hội này.

Theo báo chí cho biết, phương án di chuyển, các đại biểu tham dự các hoạt động của đại hội bằng xe ô tô chung do Tiểu ban Tổ chức phục vụ đại hội bố trí (kể cả các Ủy viên Trung Ương Đảng). Tại các địa điểm của nhà khách, khách sạn và Trung tâm Hội nghị quốc gia có xe ô tô trực để phục vụ những yêu cầu đột xuất của đoàn và đại biểu.

Đối với khách quốc tế sẽ do Bộ Ngoại giao chủ động bố trí ô tô chung đưa, đón đại biểu khách mời quốc tế dự khai mạc và bế mạc đại hội.

Liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe đại biểu, Phó chánh Văn phòng Trung Ương Đảng Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Tiểu ban Tổ chức phục vụ đại hội đặc biệt quan tâm; chỉ đạo xây dựng các phương án chi tiết, cụ thể về y tế để bảo đảm cao nhất an toàn sức khỏe của đại biểu và khách mời. Bên cạnh đó, tiểu ban cũng đã chỉ đạo chuẩn bị chu đáo các phương án bố trí các phòng chức năng, hội trường phục vụ đại hội.

Theo thông cáo báo chí được cung cấp tại họp báo, Đại hội XIII có 1.587 đại biểu, đại diện cho hơn 5,1 triệu đảng viên trong cả nước, tăng gần 80 đại biểu so với Đại hội XII, đông nhất trong 13 kỳ Đại hội Đảng toàn quốc. Với ngần ấy đại biểu nhưng đảng muốn kiểm soát chặt chẽ hành tung của từng người quả là rất công phu và tốn kém. Tất cả những chi phí để thực hiện điều đó, tất nhiên là được trích ra từ tiền thuế của dân.

Ai chủ trương kế hoạch kiểm soát chặt chẽ này?

Không cần nói đến tên người đã chủ trương kiểm soát chặt chẽ hành từ tư tưởng cho đến hành tung của đại biểu thì nhiều người vẫn nghĩ rằng, đó là người đặc biệt. Người mà nghiễm nhiên đứng trên điều lệ đảng để hưởng suất đặc biệt cũng là người có quyền lực cao nhất. Từ năm 2013, khi người dân đòi bỏ điều 4 Hiến pháp thì ông Trọng cũng đã lên truyền hình răn đe toàn dân một lần. Đó là hành động kiểm soát tư tưởng toàn dân. Ở trong phạm vi hẹp hơn, người đứng đầu ĐCS cũng đang chống lại quá trình tự diễn biến tư tưởng. Và vì thế, việc ĐCS chuẩn bị thật kỹ lực lượng cảnh sát đồng thời bố trí xe đưa đón và khách sạn định sẵn cũng là kết hoạch đã vạch ra trước đó nhiều tháng theo chủ trương của người lãnh đạo cao nhất của đảng.

Theo báo chí nhà nước cho biết, chương trình, đại hội tập trung kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng gắn với đánh giá 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011 – 2020 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025, xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045; Kiểm điểm công tác xây dựng Đảng và sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khoá XII.

Về mục tiêu kinh tế thì không có gì là bí mật, tuy nhiên vấn đề kiểm điểm, đó là vấn đề nhạy cảm và cũng là vấn đề mà ông Trọng cũng không muốn tiết lộ quá sớm. Vậy nên ông mới đề ra biện pháp kiểm soát hành tung của đại biểu. Có thể là như vậy.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Chưa chính thức vào tứ trụ, Phạm Minh Chính đã vội ra uy

>>> “Chính quyền Biden: Cứng rắn với Trung Quốc, nhưng liên kết với đồng minh”

>>>  ‘Trường hợp đặc biệt’ chứng tỏ Đảng ‘thất bại về nhân sự’

Twitter khóa tài khoản của Đại sứ Quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023