Ngày giỗ đầu của cụ Lê Đình Kình, nhà cầm quyền vẫn chưa buông tha gia quyến

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=-7sfy5hBjIU

Có thể nói vụ án Đồng Tâm là một vết nhơ về khủng hoảng đất đai tồi tệ nhất cho đến nay. Trong đó nó hội tụ tất cả các yếu tố từ sai phạm, đến tội ác của phía chính quyền. Sự tranh chấp đất đai vốn là mối quan hệ dân sự nhưng chính quyền CS đã đẩy quá xa đến hồi không thể vãn hồi. Chính quyền cứ sai nối tiếp sai nhưng không một quan chức nào bị truy tố, còn người dân giữ lấy quyền lợi chính đáng cho mình mong chính quyền tôn trọng luật pháp. Nhưng cuối cùng vì sự ngang ngược bất chấp, chính quyền Hà Nội đã đẩy vụ việc đi quá xa.

Đúng ngày 9/1/2020, 3000 cảnh sát cơ động được trang bị vũ trang đến tận răng, nửa đêm xông vào nhà cụ Kình giết cụ và sau đó là bắt giam 29 người mang đi gây ra sự bất bình cho toàn xã hội. Điều đáng nói là cái chết của cụ Kình chưa phải là nỗi đau duy nhất, gia đình cụ còn gánh thêm 2 án tử hình, 1 án chung thân và nhiều án có thời hạn khác trong phiên tòa sơ thẩm diễn ra từ ngày 7 đến ngày 145/9/2020.

Cụ Lê Đình Kình

Hơn 3 tháng sau khi một số bị cáo trong phiên tòa xét xử, một số người dân xã Đồng Tâm đã được giảm án và trả tự do, những người này cho biết đến nay vẫn bị ám ảnh, hoảng loạn, mất ngủ bởi những gì họ trải qua trong lúc bị tạm giam. Sau phiên sơ thẩm thì 14 người được về. Khi họ về họ bảo, họ không giám nói. Người dân ra đón ở đầu làng đêm hôm sau phiên tòa sơ thẩm thì ai cũng nói là không bị đánh, không bị làm sao cả. Có lẽ họ đang bị chính quyền đe dọa.

Thực tế, chỉ những người được chính quyền đánh giá là “không nguy hiểm” với họ thì họ mới được thả, còn những người có lòng nhiệt tình bảo vệ quyền lợi chính đáng cho dân Đồng Tâm thì không bao giờ chính quyền Cs có thể thả họ ra.

Đêm định mệnh

Vụ án Đồng Tâm khởi đầu khi lực lượng chức năng với hàng nghìn cảnh sát trang bị vũ khí tấn công vào khu dân cư thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020. Phía chính quyền cho rằng có 3 công an chết trong vụ đột kích này, và phía người dân, ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, bị bắn chết một cách bất minh. Tuy nhiên tại hiện trường nơi mà công an cho rằng phía gia đình cụ Kình đã tưới xăng đốt 3 công an thì không hề có vết cháy, thậm chí sợi dây điện có vỏ vẫn còn nguyên, điều này làm người dân nghi ngờ rằng, đây là những bằng chứng giả tạo của phía chính quyền. Một lực lượng với 300 cảnh sát được trang bị áo giáp, khiêng, súng, dùi cui, lựu đạn hơi cay vv… vậy mà để vài người dân với dậy gộc cuốc xẻng tấn công thiệt hại nhân mạng, nghe rất phi lý. Ở xứ này, chính quyền tự quy định rằng, họ luôn luôn đúng.

Sau đó 29 người dân bị bắt, nhiều phần là thân nhân gia đình ông Kình. Tại phiên tòa sơ thẩm bắt đầu vào ngày 9 tháng 9, kéo dài 7 ngày, Tòa án Nhân dân Tp Hà Nội đã tuyên án tử hình đối với hai người con của cụ Kình là ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức và tuyên án tù chung thân đối với người cháu của cụ, là ông Lê Đình Doanh.

Tổ đồng thuận là nhóm người do cụ Lê Đình Kình đứng đầu thành lập, mục đích là khiếu nại, tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng. Tuy nhiên, hành động tốt đẹp này bị chính quyền CS căm thù vì nó động chạm đến miếng ăn qua lớn của họ, và từ đó chính quyền xem cụ Kình là người “cần phải tiêu diệt”.  Vào đêm ngày 9/1/2020 họ đã đột nhập vào thôn Hoành thực hiện tội ác.

Lực lượng cảnh sát cơ động công an Hà Nội ngày ấy chuẩn bị tấn công thôn Hoành

Đã tròn một năm, gia đình cụ Kình giờ vẫn còn đang lo lắng cho những cón người khác, họ phải mang trên mình 2 án tử. Thông thường, khi chính quyền họ đã thù dân thì họ hành động rất ác. Trong những trường hợp đó, gia đình cụ Kình xin được khoan hồng là rất khó.

Tiếng nói quốc tế dường như vô vọng

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã nhận định rằng, vụ Đồng Tâm thể hiện hai lĩnh vực đặc biệt đen tối trong chính sách của chính quyền Việt Nam: là việc quản lý đất đai và một nền tư pháp thiếu mọi cơ sở công bằng. Điều mà vụ Đồng Tâm cho thấy là chính quyền sẽ không chấp nhận bất cứ thách thức nào đối với thẩm quyền của họ. Vụ này liên quan đến quyền đất đai, là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm. Một điều nữa được thể hiện qua vụ án Đồng Tâm là sự kiểm soát hoàn toàn và tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tòa án.

Rất nhiều tổ chức quốc tế đã lên án, nhưng như mọi khi, chính quyền CS vẫn trơ trơ. Thực ra đối với ĐCS những tổ chức phi chính phủ có cất lên tiếng nói thế nào thì cũng bị CS Hà Nội phớt lờ, vì bản chất của họ là chính quyền lưu manh. CS đã từng phớt lờ luật pháp quốc tế và luật pháp Đức để bắt cóc thì nói gì các tổ chức như tổ chức ân xá quốc tế, tổ chức nhân quyền vv….

Xung đột giữa dân làng xã Đồng Tâm và chính quyền đã kéo dài trong nhiều năm, qua vụ tranh chấp liên quan đến khu canh tác nông nghiệp tại cánh đồng Sênh ở xã Đồng Tâm. Chính quyền Hà Nội cho đó là khu đất quốc phòng thuộc doanh nghiệp Viettel của quân đội Việt Nam. Đây gần như là một tình huống mà chính phủ không thể cho phép công khai thách thức tiếp diễn, bởi vì nếu không chính phủ sẽ mất uy tín về khả năng kiểm soát dân chúng. Đó là mối lo sợ thường xuyên của chính phủ Việt Nam vì mối ràng buộc quyền lợi kinh tế trên mảnh đất đó quá lớn nên họ không thể thực hiện đúng luật pháp được.

Bản chất của quan chức CS là tham, họ tham quyền, họ tham tiền. Khi một bộ máy đã lập ra chính sách để chiếm được một miếng đất có giá trị kinh tế lớn, thì hầu hết những quan lại tham gia cướp đất ấy được các doanh nghiệp san sẻ cho quyền lợi từ cao xuống thấp. Vì vậy khi sai phạm đất đai bị phát hiện, chính quyền sẽ trượt dài theo sai phạm và đẩy dân vào con đường phải chịu đựng mất mát chứ họ không bao giờ chịu lùi bước trước dân được. Mà khi họ đã sai phạm hệ thống thì họ tin rằng khó mà truy cứu hết mọi cá nhân. Vì vậy thay vì khắc phục thì họ lại bao che cho nhau và phớt lờ dư luận trong nước lẫn quốc tế.

CS vì bao nhiêu mét đất mà tàn ác với dân?

Theo tài liệu cho thấy, khu đất nh chấp ấy có diện tích 59 héc ta tại Đồng Sênh, nó là đất nông nghiệp của nông dân bao đời nay. Theo ý kiến của người dân Đồng Tâm thì muốn lấy đất này phải có quyết định thu hồi, điều này mới đúng luật. Có quyết định thu hồi thì tất nhiên phải có thỏa thuận đền bù. Thế nhưng nhà cầm quyền Hà Nội không theo hướng hợp pháp đó mà họ quyết tâm dùng sức mạnh chính quyền để cướp khu đất này. Thực ra ai cũng biết chỉ khi nào không thể dùng luật pháp họ mới dùng sức mạnh súng đạn như vậy. Cách hành động như vậy nó tự tố cáo rằng, chính quyền Hà Nội đã chà đạp lên luật pháp với mục đích chỉ đoạt cho bằng được khu đất này.

Với việc kiên quyết tấn công vào Đồng Tâm, có lẽ nhà cầm quyền nghĩ rằng họ không còn gì để mất. “Còn gì” ở đây là nói về uy tín, danh dự, là bộ mặt mà xưa nay họ ra sức che đậy bằng tuyên truyền. Họ cân nhắc điều thiệt hơn với dân. Họ thấy đấu pháp lí với dân không thắng thì họ lơ đi và họ chuyển sang sử dụng công cụ mà họ mạnh nhất, đó là họng súng. Trong tay họ có quân đông được huấn luyệt bài bản, họ có phương tiện kỹ thuật, họ có khí tài súng đạn vv…. Họ chỉ thiếu chính nghĩa và lòng tin của nhân dân.

Đồng Sênh, vùng đất thuộc 59 héc ta đất tranh chấp

Người dân Đồng Tâm cho biết, khi tấn công vào làng, tên chỉ huy đập cửa kêu “Hàng thì sống chống thì chết”. Tiếng kêu rất hung tợn và kết quả thì ai cũng biết, họ vào tận giường bắn cụ già ngoài 80 tuổi, cụ Lê Đình kình, rồi sau đó họ mang xác cụ đi. CS đã xem dân như kẻ thù. Chỉ có xem dân là kẻ thù họ mới hành động như thế chứ xem dân như đồng bào thì họ đã hành động khác rồi.

Họ bắt luôn cả những người chứng kiến

Những người tham gia sát cánh cùng dân Đồng Tâm nhiệt tình nhất chính là gia đình chị Cấn Thị Thiêu. Trong đó con lớn của chị anh Trịnh Bá Phương là người dám live stream ngay trước cửa nhà anh trong vòng vây của hàng chục an ninh trong ngày cảnh sát cơ động tấn công vào thôn Hoành. Theo nội dung lie stream thì người dân Đồng Tâm cho biết lực lượng cảnh sát cơ động khoảng 1000 tên, (nhưng thực tế đến 3000). Lực lượng này chắn barie không cho ai qua lại, xem như nội bất xuất ngoại bất nhập. Họ ném hơi cay, ném lựu đạn gì không rõ, khi bắn vào người rất đau và buốt. Người già chúng cũng tấn công, già lắm nhưng vẫn bị đánh cho sưng cả chân cả tay ra. Theo đánh giá của người livestream khi đó, lực lượng này không tha một ai, họ rất dã man tàn bạo. Cháu trai cụ Kình bị bắn gãy tay, một người không biết còn sống hay chết. Nó ném hơi cay vào nhà không chịu được, vì quá cay nên đang cầu cứu dân làng. Nếu lúc đó mà không cứu được thì có thể đã tử vong rồi.

Trịnh Bá Phương phản đối chính quyền cướp đất cùng với dân Đồng Tâm

Sau khi sự việc Đồng Tâm xảy ra vào ngày 9/1/2020 gây rúng động dư luận, khiến ba cảnh sát và lãnh đạo làng Đồng Tâm là cụ Lê Đình Kình thiệt mạng, chính Trịnh Bá Phương là một trong những người tiên phong trong việc cung cấp thông tin về sự việc cho báo chí trong và ngoài nước. Anh cung cấp những đoạn phim video quay cảnh vợ cụ Lê Đình Kình nói về việc chồng mình bị giết chết như thế nào, những hình ảnh và thước phim chụp cảnh hiện trường không xuất hiện trên truyền thông chính thống của nhà nước, trong bối cảnh an ninh thắt chặt ở làng Đồng Tâm. Và kết quả cả gia đình gồm chị Cấn Thị Thiêu, con của chị là anh Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư bị chính quyền CS bắt giam. Có lẽ gia đình chị Thiêu đã làm cho chính quyền CS sản khó chịu khi họ biết rằng gia đình chị “biết quá nhiều về họ”.

Đến ngày 9/1/2021 đúng 1 năm ngày mất của cụ Kình, nhắc lại tội ác của chính quyền CS là cần thiết, để người dân thấy rằng cần phải đấu tranh để chính quyền bớt lộng hành, người dân bớt oan ức nhằm tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Quốc tế phản đối việc kết án 3 nhà báo độc lập tại Việt Nam

>>> Xử Vũ Huy Hoàng mà thiếu Hồ Thị Kim Thoa, điềm báo thất bại cho ông Trọng?

>>> Việt Nam vẫn loay hoay với việc công khai tài sản quan chức

Đảng Cộng sản Việt Nam dán nhãn “khủng bố” cho đối kháng chính trị


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT