Cuộc chiến giữ ghế của Nguyễn Phú Trọng đến hồi gay cấn

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=M2wu7ZTRNNE

Đến hôm nay là chỉ còn đúng 25 ngày nữa là tới đại hội 13 của ĐCS. Đang có dấu hiệu cho thấy cuộc chiến đang ác liệt chứ chưa ngã ngũ. Ngày 30/12, báo chí CS đồng loạt loan tin rằng “Các phương án nhân sự Tổng bí thư, Chủ tịch nước là tuyệt mật”. Thực tế những đại hội lần trước, khi cận đại hội thì nhân sự chủ chốt đã công bố rồi nhưng lần này họ vẫn kín bưng và đồng thời còn lại xem những thông tin này là “bí mật”. Đó là một trường hợp bất thường.

Thực ra nhân sự chủ chốt thì trước sau gì dân cũng biết, ĐCS đang dùng cái gọi là “bí mật nhà nước” để hoãn công bố nhân sự thôi. Một số ý kiến trên mạng xã hội lại cho rằng, thực ra đây là dấu hiệu cho thấy cuộc đấu đá chưa ngã ngũ nên họ dùng cái gọi là bí mật nhà nước để hoãn binh chứ không có gì là bí mật cả. Như vậy là trong 25 ngày sắp tới có nhiều chuyện để mà xem.

Báo chí đưa tin nhận sự đại hội đảng thuộc diện bí mật nhà nước

Trận chiến này được BBC gọi là Trò chơi vương quyền vì nó thực sự sự tranh giành để kế vị ‘Ngai Vàng’, tương tự như nội dung bộ phim.

Khát vọng quyền lực của ông Nguyễn Phú Trọng là cực lớn, nhưng tham vọng quyền lực của ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Trần Quốc Vượng cũng không hề nhỏ, nên chính trường của ĐCS Việt Nam trước ngày đại hội nó vẫn còn đang ở thế chân vạt. Thực sự bên trong nội bộ ĐCS không thể nào tránh khỏi những trận đấu đỉnh cao để giành lấy ‘vương quyền’. Họ chiếm đoạt, tranh giành, chuyển giao… là những trò chơi với các âm mưu và thủ đoạn khốc liệt trong các thiết chế khác nhau.

Chế độ đảng cộng sản toàn trị mang những đặc điểm khác biệt so với chế độ dân chủ. Ở chế độ dân chủ, lá phiếu người dân là quyết định còn ở bên trong ĐCS, thế lực của phe cánh người nào mạnh thì người đó sẽ thắng, và không loại trừ khả năng ai là người được Bắc Kinh ủng hộ nữa.

Thực tế cuộc chiến khốc liệt hơn nhiều người tưởng

Trước thềm Đại hội 13, không ai ngờ ‘trò chơi vương quyền’ chuyển giao ‘tứ trụ’ lại gay cấn như vậy. Năm 2016, khi đó Nguyễn Phú Trọng đấu với Nguyễn Tấn Dũng rất dữ dội nhưng ngã ngũ rất sớm, còn nay sự đấu đá nhìn bề nổi có vẻ không ác liệt như cách đây 5 năm nhưng thực tế chi thấy đến giờ vẫn chưa ngã ngũ. Điều đó cho thấy cuộc chiến vương quyền kỳ này khốc liệt không kém lần trước, có đều nó ngầm chứ nó không nổi mà thôi.

Mỗi sự thay đổi nhân sự cấp cao, đặc biệt ở Bộ Chính trị, được dư luận quan tâm vì nó liên quan đến vận mệnh đất nước và số phận của người dân Việt Nam. Vì thế, việc kém công khai minh bạch trong chế độ đảng trị, khép kín bởi những quy định riêng thường làm cho người dân càn tò mò hóng chuyện.

Phải nói rằng, sau bầu cử Mỹ thì chuyện sắp xếp nhân sự cho đại hội 13 làm cho người dân quan tâm nhất. Người dân đã theo dõi rất sát tình hình. Đặt biệt là từ đầu năm, cụ thể là ngày 9/1/ 2020 Bộ Chính Trị đã cảnh cáo một ủy viên, đó là ông Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải và điều chuyển làm Phó trưởng bộ phận Thường trực chuyên trách Tiểu ban văn kiện Đại hội 13 của Đảng. Ngày 7/2 một uỷ viên Bộ Chính Trị khác là ông Phó Thủ tướng được phân công thay thế giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội… Kể từ đó dâu hiệu đấu đá đã xuất hiện rồi. Và cho đến hôm nay, những ngày kế cận đại hội mà đấu đá làm sao không khốc liệt chứ?

Ông Nguyễn Phú Trọng quyết giữ ngai không buông

Trò chơi vương quyền đã ngã ngũ cho Vương Đình Huệ khi ông này đã thay ông ông Hoàng Trung Hải đầu năm 2020, và ông Nguyễn Văn Nên thay ông Nguyễn Thiện Nhân mới đây. Đấy! ‘Trò chơi vương quyền’ lúc đó đã đến hồi quyết liệt rồi huống hồ chi những ngày cận đại hội?!

Cao điểm của bất ổn được cho là diễn ra vào nhiệm kỳ trước đại hội 12, khi đa phần Uỷ viên Trung ương khoá 11 đã không đồng thuận trước một số quyết định của Bộ Chính trị, như việc bổ sung hai chức danh trưởng Ban Nội chính trung ương và Ban Kinh tế trung ương vào Bộ Chính trị năm 2013 và không kỷ luật nguyên thủ tướng, ‘đồng chí X’, năm 2014.

Mặc dù Đại hội 12 đầu năm 2016 diễn ra căng thẳng, nhưng ‘nút thắt’ đã được gỡ, khi sự đồng thuận, ‘cân bằng’ cũng đạt được với 180 Uỷ viên Ban chấp hành trung ương, 19 Ủy viên Bộ Chính trị, và ông Nguyễn Phú Trọng được bầu chọn tiếp tục nhiệm kỳ 2 giữ cương vị Tổng bí thư. Nhưng nay không phải vậy.

Nguyễn Phú Trọng có ước mơ được cầm quyền lâu như các đại công thần trong chế độ CS

Ở Liên Xô cũ, Stalin nắm quyền cho đến chết hơn 31 nămở Trung Cộng Mao Trạch Đông (1893 – 1976) giữ chức Chủ tịch Đảng cũng nắm quyền cho đến chết, ở Việt Nam Lê Duẩn (1907-1986) cũng nắm quyền cho đến chết vv…

Chế độ đảng cộng sản toàn trị ra đời bởi cách mạng chuyên chính, trong đó cá nhân ‘lãnh tụ’ có vai trò to lớn. Bởi vậy, thế hệ ‘khai quốc công thần’ được sùng kính. Họ thường nắm quyền lãnh đạo suốt đời. Tuy nhiên cho đến hôm nay, ông Nguyễn Phú Trọng là hậu sinh rất xa thế hệ khai quốc công thần nhưng vẫn có tham vọng được như thế hệ CS đời đầu vậy và ông đang cố thực hiện điều đó.

Ông Nguyễn Phú Trọng muốn giống Hồ Chí Minh hay Lê Duẩn?

Khi chuyển đổi sang thị trường, chế độ toàn trị gặp phải vấn đề ‘ngụy vương’, nhất là việc chuyển giao từ thế hệ ‘khai quốc công thần’ đến các thế hệ kế tiếp. Đó là năng lực của lãnh đạo kế nhiệm vương quyền. Làm sao có thể chọn được ‘vị vua anh minh’ để duy trì ‘vương triều’? Liệu có cơ chế nào để đảm bảo rằng ông ta sẽ giúp tái hiện những ‘nhân vật anh minh’ nối tiếp hết thế hệ này sang thế hệ khác? Tuy nhiên, đó chỉ là những điều hoang tưởng. Hiện nay ngoài ông Nguyễn Phú Trọng thì không còn mấy ai tin vào cái tư tưởng CS đó nữa. Họ chỉ tin vào quyền lực và tiền bạc, chính vì vậy, với ông Nguyễn Phú Trọng thì trong trận chiến này ông như là một chiến binh để giữ lấy hệ tư tưởng nguyên bản.

Đảng cộng sản cũng có giới hạn về nhiệm kỳ công tác và độ tuổi, lựa chọn dựa vào phẩm chất và năng lực và coi trọng thử thách thực tế qua các vị trí công tác… Tuy nhiên, việc nảy nở các quan hệ phức tạp của xã hội tư bản thân hữu, sự cấu kết giữa các quan chức với doanh nghiệp để chiếm đoạt tài nguyên và tài sản công, những hiện tượng ‘thái tử đỏ’, ‘cả họ làm quan’, ‘bảo trợ chính trị’, ‘nhóm lợi ích’, trục lợi, tham nhũng … đã phá vỡ các quy định trên. Và nay cũng chính ông Nguyễn Phú Trọng vì tham quyền cố vị ông cũng đang ra tay phá nát những quy định ấy chứ nói chi ai? Ông Trọng nếu hất được Nguyễn Xuân Phúc và Trần Quốc Vượng thì bản thân ông danh cũng không chính và ngôn cũng không thuận nữa. Tuy nhiên, ông sẽ phớt lờ tất cả.

Thế thượng phong của ông Trọng trước Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc.

Hiện nay ĐCS đang xem mặt trận tư tưởng như là chiến trường, với 800 tờ báo luôn mở hết công suất chống lại “tự diễn biến, tự chuyển hóa”. Bởi vậy, tăng cường chiến dịch chống tham nhũng và củng cố tổ chức đảng là lựa chọn nhằm tập trung quyền lực cho Bộ chính trị, Ban bí thư và cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng. Năm 2017 ông kiêm luôn chức Chủ tịch nước sau khi ông Trần Đại Quang qua đời.

Việc củng cố chế độ ‘vương quyền’ là để giải cứu cho nguy cơ sụp đổ chế độ bằng sự chuyển biến chuyển hóa. Thế nhưng kết quả chống tham nhũng không được như móng muốn, giờ vẫn còn nhiều con cá mập chưa tóm được. Tuy nhiên chỉ cần nhiêu đó thì ông Trọng cũng chiếm được uy tín của các đảng viên dành cho ông.

Vì lý do giới hạn tuổi, nhiệm kỳ công tác và sức khoẻ ông Trọng có lẽ coi việc chuyển giao ‘vương quyền’ là một trọng tâm. Ngoài việc điều động, bố trí nhân sự chuẩn bị cho đại hội, nhiều quy định về đề cử, ứng cử, khen thưởng, kỷ luật, nêu gương của lãnh đạo cấp cao… cũng được ban hành. Mới đây, ngày 2/2/2020 Đảng Cộng sản Việt Nam đã công bố Quy định 214, thay thế Quy định 90 năm 2017, của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ cao cấp. Theo các nhà phân tích, Quy định 214 cụ thể hơn đối với nhiều chức danh lãnh đạo cao cấp, đồng thời tiêu chuẩn mới cho chức Tổng Bí thư ‘được hạ bớt’ trước Đại hội Đảng 13…

Nguyễn Xuân Phúc và Trần Quốc Vượng không thể chiếm thế thượng phong được

Việc đưa ra các tiêu chuẩn phù hợp với cản trở những người khác chứ không thể cản trở được ông Nguyễn Phú Trọng, bởi vì ông đang ở ‘thế thượng phong’ trong nguyên tắc lãnh đạo tập thể để đạt đồng thuận theo ‘quy hoạch’.

Một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với người cán bộ là lòng trung thành tuyệt đối đối với đảng, và lý tưởng, mà điều đó thì ông Trọng có thừa. Với những lợi thế vậy thì làm sao ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Trần Quốc Vượng chống lại ông nổi?

Cần loại bỏ ông Nguyễn Phú Trong khỏi ngai vàng để kiểm soát quyền lực.

Cần đặt việc chống tham nhũng, tập trung quyền lực và củng cố tổ chức đảng trong bối cảnh cải cách thể chế, trong đó quyền lực ở mọi vị trí, kể cả ‘vương quyền’. Tuy nhiên khi lãnh đạo CS nắm quyền quá lớn thì cũng cần có cơ chế kiểm soát. Việc loại ông Trọng khỏi chức vụ tổng bí thư đại hội 13 cũng là cách giảm bớn sự lộng quyền.

Khi quyền lực được tập trung càng cao, thì càng lạm quyền, vì thế một người chiếm 2 ghế cao nhất cần phải loại bỏ để đưa về quy tắc tứ trụ trước đây.

Dù ai trong 3 người này nắm quyền thì dân cũng không có quyền

Việc kiêm nhiệm chức tổng bí thư và chủ tịch nước dẫn đến hậu quả là quyền lực ngày càng bị tha hoá, mà biểu hiện rõ nhất là việc lạm dụng bạo lực và quản trị yếu kém của bộ máy tập trung quan liêu, đặc biệt trong điều kiện chuyển đổi sang thị trường đòi hỏi tính công khai, minh bạch, thông tin và kiến thức đầy đủ, kịp thời.

‘Trò chơi vương quyền’ tác động đến cuộc sống của đất nước, của mọi người, bởi vậy cần có sự tham gia của họ. Tuy nhiên không đời nào ĐCS cho dân tham gia, nếu dân tham gia vào trò chơi vương quyền thì hóa ra chính trị Việt Nam thay đổi sao? Không bao giờ.

Lập đại hội chia quyền của ĐCS là trò ăn chia với nhau trên đầu người dân thôi. Người dân Việt Nam muốn có dân chủ để tự cầm lá phiếu chọn người đứng đầu đất nước thì cần phải loại bỏ ĐCS chứ không phải loại bỏ Nguyễn Phú Trọng. Vì nói cho cùng, dù loại Nguyễn Phú trọng thì CS vẫn còn CS chứ không gì khác.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Dấu hiệu Bộ Chính Trị dọn đường Nguyễn Phú Trọng làm khóa nữa

>>> Năm 2020, Việt Nam tăng cường kiểm duyệt – bóp nghẹt tiếng nói trên không gian mạng

>>> Nguyễn Văn Nên được phép dùng 7.500 tỉ đồng để “xử“ Lê Thanh Hải

Dân thì phạt nặng, doanh nghiệp trái phép không ai hay!


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023