Nguyễn Đức Chung được giảm 10 năm, thế lực nào đã can thiệp?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=U9vyHsVAYFM

Ngày 11/12, Tòa Án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử kín ông Nguyễn Đức Chung -cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội và 3 đồng phạm là Phạm Quang Dũng – sinh năm 1983, nguyên cán bộ C03, bộ Công an, Nguyễn Hoàng Trung – sinh năm 1983, nguyên chuyên viên phòng Thư ký biên tập, Nguyễn Anh Ngọc – sinh năm 1974, nguyên Phó trưởng phòng Thư ký biên tập về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước quy định tại Điều 337 Bộ luật Hình sự. Tuy xử kín nhưng phía chính quyền cho biết phần tuyên án, Tòa sẽ tuyên án công khai.

Chủ tọa phiên tòa là ông Trương Việt Toàn tẩm phán. Đại diện Viện viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa là ông Khuất Hữu Ánh và ông Đỗ Minh Tuấn. Trong phiên tòa có 7 luật sư tham gia bào chữa cho 4 bị cáo, trong đó, ông Chung có 4 luật sư.

Trưa 11/12, tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra phán quyết đối với cựu Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung và 3 đồng phạm trong vụ án chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước.

Tòa sơ thẩm tuyên ông Nguyễn Đức Chung 5 năm tù về tội “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước”. Cùng tội danh này, bị cáo Phạm Quang Dũng – cựu cán bộ Cục Cảnh sát Kinh tế thuộc Bộ Công an nhận mức án 4 năm 6 tháng tù. Hai bị cáo còn lại là Nguyễn Hoàng Trung và Nguyễn Anh Ngọc lần lượt bị tuyên mức án 24 tháng tù và 18 tháng tù.

Nguyễn Đức Chung trước tòa

Điều mà dư luận bàn tán xôn xao là bản án 5 năm tù của ông Nguyễn Đức Chung, bởi vì trước đó khung hình phạt dự kiến cho ông Chung là từ 5 đến 10 năm tù. Đây là một kết quả rất bất thường.

Âm mưu giảm án đã có từ trước

Như đã phân tích về trường hợp xử kín đối Nguyễn Đức Chung ở những bản tin của thoibao.de trước đây, thì tài liệu mà Phạm Quang Dũng đã đánh cắp ở cơ quan cảnh sát điều tra bộ công an giao cho Nguyễn Đức Chung đó không phải là bí mật quốc gia, nó chỉ là hồ sơ điều tra tội phạm hình sự thông thường. Nhưng cơ quan cảnh sát điều tra Và viện kiểm sát đã cố tình đưa nó vào tài liệu thuộc diện bí mật nhà nước nên theo luật phải xử kín. Việc xử kín này như đã nói là để che đậy những sự thật mà cơ quan cảnh sát điều tra đã thu thập được. Mục đích của che đậy là để ngã giá về bản án. Lúc đó thoibao.de đã phân tích là khả năng giảm án cao hơn là tăng nặng án.

Hôm trưa ngày 11/12 với bản án 5 năm tù giam cho Nguyễn Đức Chung, nghĩa là hội đồng xét xử đã giảm từ 5 đến 10 năm so với mức án mà viện kiểm sát đề nghị. Điều này cho thấy, gia đình Nguyễn Đức Chung đã biết cách chạy cửa nào để cứu cho ông khỏi một bản án nặng.

Nguyễn Đức Chung nghe tuyên án

Việc chạy chọt cho Nguyễn đức Chung có thể thấy rất rõ ở 2 hướng, hướng thứ nhất là mua chuộc báo chí thông báo ông Chung có tiền sử bệnh ung thư và bệnh tâm thần để hòng tìm kiếm cho ông Chung điều kiện để được tại ngoại. Đây rõ ràng là phương án thứ nhất, tốt nhất vì nếu nó thành công thì ông Chung sẽ không ở tù ngày nào cả. Tuy nhiên, cơ quan cảnh sát điều tra bộ công an bác bỏ trường hợp này. Bởi lẽ nếu chạy chọt theo hướng này thì Bộ Công An sẽ bị xã hội lên án, bởi chẳng ai tin ông Chung bị bệnh ung thư, và cũng chẳng ai tin ông Chung bị bệnh tâm thần cả, dân thừa biết đây là chiêu trò của ông và gia đình ông. Còn nếu chạy chọt để giảm án tại tòa thì vấn đề này trong tầm tay, vì tòa chịu trách nhiệm xét xử ông Chung chính là Tòa Án Nhan dân thành phố hà Nội, nơi mà có nhiều người quen biết với ông Chung ở đây. Đội ngũ xét xử ông Chung cũng từng là những người dưới quyền ông thời ông còn làm chủ tịch, cấp dưới xử cấp trên thì chắc chắn họ sẽ nương tay là điều dễ hiểu, đấy là chưa nói đến vấn đề mua chuộc hay chạy án.

Như vậy là từ khi kết luận tài liệu điều tra là “bí mật nhà nước” rồi sau đó đưa đến phiên tòa xử kín cho thấy họ muốn che mắt dân để ngã giá cho bản án này từ trước đó rất lâu. Một âm mưu không khó đoán.

Theo viện kiểm sát nhân dân tối cao, tội của ông Nguyễn đức Chung như thế nào?

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, quá trình điều tra vụ án “Buôn lậu; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Rửa tiền; Vi phạm quy định về đấu thầu” xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn và dịch vụ Nhật Cường và một số đơn vị liên quan (gọi tắt là vụ án Công ty Nhật Cường), Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) xác định ông Nguyễn Đức Chung và vợ là bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa đều là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Để nắm thông tin, tài liệu về quá trình điều tra vụ án nêu trên, ông Nguyễn Đức Chung đã thông qua một người thứ ba để làm quen với bị can Phạm Quang Dũng (thời điểm đó là cán bộ Phòng 8, C03) – người được trưng dụng tham gia hỗ trợ điều tra vụ án Nhật Cường.

Sau khi ông Chung đề nghị, Dũng đồng ý và nhiều lần cung cấp cho ông Chung các tài liệu liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường thuộc danh mục bí mật Nhà nước (ở mức độ “Mật”).

Để thực hiện kế hoạch, quá trình tham gia vụ án, Phạm Quang Dũng đã dùng điện thoại chụp lại các tài liệu bản thân được tiếp cận hoặc chụp trộm lại các báo cáo liên quan đến vụ án.

Sau đó, từ tháng 7/2019 đến tháng 6/2020, ông Dũng nhiều lần thu thập, chiếm đoạt được tài liệu có liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường.

Kết quả điều tra xác định, ông Dũng đã 5 lần thu thập 9 tài liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước (ở mức độ “Mật”) liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường rồi 2 lần chuyển cho ông Chung 6 tài liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước độ “Mật”.

Những tài liệu này được Dũng gửi cho ông Chung thông qua phần mềm Viber, Zalo, email hoặc thông qua lái xe riêng của ông Chung mang về.

Cáo trạng xác định trong vụ án này, bị can Nguyễn Đức Chung là người chủ mưu, Phạm Quang Dũng là người thực hành, Nguyễn Hoàng Trung và Nguyễn Anh Ngọc là người giúp sức.

Trước tòa án xử Nguyễn Đức Chung, an ninh dày đặc

Và mức án mà viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị là từ 10 đến 15 năm tù giam cho mức phạm tội như vậy là đúng pháp luật. Thế nhưng khi xét xử thì tòa án nhân dân thành phố Hà Nội lại xử chỉ có 5 năm tù. Một bản án được đánh giá rất nhẹ ngàng. Đây là một nghi vấn chạy án đối với người dân, nhưng liệu ông Nguyễn phú Trọng có quan tâm đến bản án bất thường này hay không là vấn đề khác.

ông Nguyễn Phú trọng cần chỉ đạo điều tra thêm nghi án chạy án trong vụ án này.


Sau phiên tòa, thẩm phán Trương Việt Toàn đến bắt bay vỗ vai Nguyễn Đức Chung. Hình ảnh chủ tọa bắt tay chúc mừng bị cáo một cách vui vẻ là hiện tượng chưa từng có từ trước đến nay, hình ảnh này được cộng đồng mạng cho là thầy trò của họ đang diễn kịch. Tất cả đều thành công mĩ mãn. Như vậy thì rõ ràng, việc xác định tài liệu hồ sơ điều tra là “bí mật nhà nước” nó đã đưa đến kết quả như vậy, trong phòng kín họ xét xử như làm cho có thủ tục và kết thúc ai cũng chiến thắng. Hiện tượng này, nếu ông Nguyễn Phú Trọng để ý thì ông cần phải chỉ đạo điều tra thêm tội chạy án nữa. Tuy nhiên kỳ vọng này rất khó, vì sao lại như vậy?

Chủ tọa trương Việt Toàn và bị cáo Nguyễn Đức Chung bắt tay- một vở kịch xét xử

Vì thực chất của vụ hạ bệ Nguyễn Đức Chung chỉ là giành ghế, Nguyễn Đức Chung chắc chắn không còn cơ hội để trở lại chính trường nữa nên có thể nói là vô hại đối với kẻ thù ông Nguyễn Đức chung. Việc xét xử với bản án nhẹ nhàng như thế, nói cho cùng nó mang lại lợi ích cho các bên. Với gia đình ông Nguyễn Đức Chung thì đó là bản án nhẹ cho ông, với những người xét xử thì rất có thể họ được tưởng thưởng cho lối kết án nhẹ nhàng như vậy từ phía gia đình ông Chung. Nói chung đây là một phiên tòa Win – Win, bên nào cũng thắng, chỉ có người dân là bị lừa vì họ nghĩ rằng ông Nguyễn phú Trọng có thiện chí đốt lò thật.

Bao giờ Công Lý ở Việt Nam mới không phải là “diễn viên hài”?

Trả lời VOA, Luật sư Lê Quốc Quân ở Hà Nội, nói nói rằng:

Mức án 5 năm như vậy là quá nhẹ. Ông ấy bị truy tố theo khoản 3, Điều 337 “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” với khung hình phạt từ 10-15 năm tù. Rõ ràng ông bị kết án có 5 năm tù ở phiên sơ thẩm, biết đâu ông ở phiên phúc thẩm ông được giảm nhẹ thêm – thường ở phúc thẩm chỉ có bằng hoặc giảm nhẹ hơn thôi.

Như vậy mức án 5 năm tù là rất nhẹ so với hành vi phạm tội, và so với [nội dung] truy tố của Viện Kiểm sát.”

Luật sư Lê Quốc Quân cho biết thêm rằng các vị trí quan trọng mà ông Chung nắm giữ trước đây có thể là nguyên nhân khiến tòa tuyên bản án khá nhẹ như vậy:

Đối với một ông cựu chủ tịch như thế, được phong tặng Anh hung Lực lượng vũ trang, và từng giữ vai trò quan trọng trong Bộ Công an như thế thì tôi nghĩ họ cũng nương nhẹ.”

Tòa Án như sân khấu hài

Vâng! Một bản án quá nhẹ thì đúng hơn. Ở Việt Nam người ta hay thường nói nửa đùa nửa thật rằng “Công lý chỉ là một diễn viên hài”. Có lẽ câu nói đó là thật nhiều hơn đùa. Song song với vụ án Nguyễn Đức Chung thì vụ án dính đến đất quốc phòng của nguyên thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Văn Hiến cũng vậy, án rất nhẹ, chỉ 5 năm mà còn được xem xét giảm án. Ở xứ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam này, thì công lý có thể bị tay đổi cán cân rất dễ dàng nếu cười đó có quyền hoặc có tiền. Với Nguyễn Đức Chung và Nguyễn Văn Hiến thì họ có cả 2 thì làm sao không được giảm án? Cho nên nói “công lý ở Việt Nam chỉ là diễn viên hài” là vậy. Bản chất của nhà nước CS Việt Nam thực chất là nhà nước đảng quyền chứ không phải là nhà nước pháp quyền như họ xưng tụng. Khi nhà nước đảng quyền mà xử người của đảng thì họ nhẹ tay như là điều đương nhiên, đấy là chưa nói đến sự can thiệp của đồng tiền. Vậy nên bản chất “hài” của ngành tư pháp Việt Nam không bao giờ rũ bỏ được. Nó thuộc về bản chất của chế độ.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Ông Trọng mong gì khi luôn nhắc văn kiện là “văn bia muôn đời sau”?

>>> Việt Nam: Interpol ‘truy nã quốc tế’ bà Hồ Thị Kim Thoa

>>> Bắt phó tổng giám đốc công ty Tân Thuận – Lửa lan đến nhà Tất Thành Cang

Facebook tố cáo chính quyền Việt Nam đứng sau nhóm tin tặc APT32

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023