Chúc mừng Biden: Tại sao có nước nhanh chóng, nơi lại chần chừ?

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=jGkhZLhnFqg

Trong khi các nước đồng minh quan trọng nghĩ rằng kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đã dứt khoát nên họ gửi lời chúc mừng đến ông Joe Biden còn một số nước, trong đó có Nga và Việt Nam, thể hiện thái độ chần chừ vì ‘họ muốn nội bộ Mỹ tự rắc rối, tranh cãi với nhau’, một nhà quan sát nhận định và khuyến nghị chính phủ Việt Nam không nên chần chừ quá lâu.

Sau khi ứng cử viên Dân chủ Joe Biden được các hãng thông tấn loan tin vượt qua cột mốc 270 phiếu đại cử tri để đắc cử Tổng thống thứ 46 của Mỹ, lãnh đạo các nước đồng minh thân cận của Mỹ như Canada, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn, Úc, Israel, Ả Rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, EU, và NATO nhanh chóng gửi lời chúc mừng.

Riêng Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Nhật Yoshihide Suga, Tổng thống Hàn Quốc đều có cuộc điện đàm với Tổng thống tân cử Mỹ Joe Biden để trao đổi phương hướng hợp tác.

Trung Quốc sau thời gian chần chừ, mãi đến ngày 13/11, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân đã gửi lời chúc mừng đến ông Joe Biden và bà Kamala Harris và nói ‘tôn trọng sự lựa chọn của người dân Mỹ’.

Riêng Nga và Việt Nam đến nay vẫn chưa gửi lời chúc mừng đến ông Biden. Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador cũng chưa chúc mừng với lý do là ông đợi cho đến khi kết thúc các thách thức pháp lý do ban vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump đưa ra.

Khỏi mang tiếng can thiệp’

Trao đổi với VOA, ông Tạ Văn Tài, nguyên là giáo sư Đại học Harvard, cho rằng do Nga và Trung Quốc ‘từng mang tiếng là can thiệp vào bầu cử Mỹ nên họ cứ từ từ, coi kết quả như thế nào đã’.

Họ không dại gì chúc mừng sớm để mang tiếng can thiệp,” ông nói.

Và cho dù Moscow hay Bắc Kinh có chúc mừng ông Biden muộn đi nữa thì điều này ‘cũng không ảnh hưởng gì’, ông Tài cho biết, vì ‘đằng nào Mỹ cũng phải cộng tác với Nga và Trung Quốc trên những vấn đề có cùng lợi ích để làm giảm căng thẳng’.

Ảnh: theo báo chí theo dõi, kết quả bầu cử cho thấy Biden vượt lên khá xa so với Trump, vì thế rất nhiều nguyên thủ quốc gia đã gửi lời chúc mừng ông Biden như tổng thống đắc cử bất chấp Tổng thống đương nhiệm Donald Trump tuyên bố bầu cử gian lận và khởi kiện lên tối cao Pháp viện

Còn về thái độ của các nước đồng minh, Giáo sư Tài giải thích: “Các nước đồng minh không hề can thiệp vào bầu cử Mỹ trong quá khứ nên bây giờ họ thấy kết quả đã rõ ràng rồi, tuy rằng vẫn còn đang đếm phiếu, nhưng ông Trump không thể nào nhặt những phiếu còn lại để qua khỏi ông Biden nên họ đã chúc mừng ông Biden.”

Về thái độ của Bình Nhưỡng, ông Tài nhận định là ‘nham hiểm’ và ‘lâu nay họ không làm gì mau mắn đối với Mỹ, ngay cả việc thương lượng vũ khí hạt nhân cũng đã nhượng bộ ông Trump được cái gì đâu.’

Dự đoán về chính sách đối ngoại trong bốn năm sắp tới của chính quyền ông Joe Biden, Giáo sư Tài cho rằng ‘Mỹ sẽ trở lại các mối quan hệ đồng minh truyền thống vì đó là cả định chế’.

Đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Tài cho rằng ông Biden ‘sẽ không có chuyện hoan hô ông Putin như ông Trump’ nhưng ông Biden ‘sẽ vừa thân thiện với Putin vừa cứng rắn nếu cần.’

Việt Nam không nên chậm quá’

Vị cựu giáo sư Đại học Harvard này nhắc lại việc hồi năm 2016 Hà Nội đã mau chóng chúc mừng ông Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là một trong những nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên tiếp xúc với ông Tổng thống Trump, chỉ sau Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

Sự mau mắn như vậy có lợi cho nền ngoại giao Việt Nam vì Việt Nam cần sự hỗ trợ của Mỹ,” ông nói.

Về tình hình hiện nay, Giáo sư Tài cho rằng Việt Nam ‘dè dặt vì kết quả chưa dứt khoát’.

Nhưng tôi nghĩ không nên để chậm quá, tại vì nếu trì hoãn nhiều quá thì có vẻ như là Việt Nam thiếu thiện chí với chính phủ của ông Biden,” ông lưu ý.

Vẫn theo Giáo sư Tài, dù sao đi nữa nước Mỹ dưới thời Tổng thống nào ‘đều hỗ trợ Việt Nam’ vì ‘đó là chính sách lưỡng đảng của Mỹ’ và ông dự đoán rằng chính phủ của Đảng Dân chủ cũng sẽ giúp Việt Nam đối phó Trung Quốc.

Về chiến lược đối phó Trung Quốc ở Biển Đông, hay vấn đề bao vây Trung Quốc không cho họ lấn lướt về kinh tế, thương mại, (chính quyền Biden) vẫn sẽ thực thi chính sách có lợi cho Việt Nam,” ông cho biết.

Ảnh: Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Donald Trump tại Hà nội

Giáo sư Tài nhận định Washington dưới thời ông Biden ‘có thể sẽ đàm phán để tái gia nhập TPP’. TPP là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương được đàm phán dưới thời Tổng thống Barack Obama để đối phó với sức ảnh hưởng kinh tế, thương mại ngày càng lớn của Trung Quốc trong khu vực. Ngay sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi hiệp ước này.

Về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, Giáo sư Tài dự đoán chính quyền của ông Biden sẽ gây sức ép buộc Hà Nội phải tôn trọng nhân quyền, chứ ‘không phải làm lơ luôn như dưới thời của ông Donald Trump’.

Trung Quốc gửi lời chúc mừng ông Biden, nói ‘tôn trọng sự lựa chọn của người dân Mỹ’

Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa gửi lời chúc mừng tới ông Joe Biden – người được truyền thông xác nhận đắc cử tổng thống Mỹ thứ 46.

Trung Quốc ngày 13-11 đã gửi lời chúc mừng tới tổng thống đắc cử Joe Biden và phó tổng thống đắc cử Kamala Harris, gần một tuần sau khi ông Joe Biden được truyền thông quốc tế dự báo là người chiến thắng trong kỳ bầu cử 2020.

Chúng tôi tôn trọng sự lựa chọn của người dân Mỹ. Chúng tôi bày tỏ lời chúc mừng tới ông Biden và bà Harris (phó tổng thống đắc cử)”, Hãng tin Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Wang Wenbin phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 13-11.

Chúng tôi hiểu rằng kết quả bầu cử ở Mỹ sẽ được xác định theo luật và quy trình của Mỹ“, người phát ngôn nói thêm.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho đến nay vẫn chưa gửi điện mừng tới ông Biden.

Ảnh: ông Joe Biden trong vai trò phó tổng thống Hoa kỳ tổ chức tiệc trưa cho Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình vào ngày 25/9/2015

Phát ngôn của Trung Quốc diễn ra một ngày sau khi ông Trump ký sắc lệnh hành pháp ngăn chặn các khoản đầu tư từ Mỹ chảy vào những công ty bị Washington cho là có liên quan tới quân đội và các cơ quan an ninh thuộc nhà nước Trung Quốc.

Bắc Kinh đang lợi dụng tiền bạc của nước Mỹ để cung cấp tài nguyên và tạo điều kiện phát triển, hiện đại hóa bộ máy quân sự, tình báo cũng như các bộ máy an ninh khác“, một đoạn trong sắc lệnh nêu rõ.

Đây là sắc lệnh hành pháp đáng chú ý đầu tiên của Tổng thống Donald Trump sau khi truyền thông Mỹ tuyên bố ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden là tổng thống đắc cử hôm 7-11 (giờ Mỹ).

Trước đó, ngày 9-11, Trung Quốc cho biết sẽ tuân theo thông lệ quốc tế về bầu cử Mỹ, khi được hỏi tại sao nước này chưa chúc mừng chiến thắng của Joe Biden. Trong khi đó, lãnh đạo nhiều nước đã gửi thông điệp chúc mừng ông Biden và bày tỏ mong muốn hợp tác với chính quyền mới.

Vì ông Joe Biden được truyền thông Mỹ dự đoán là người chiến thắng, Trung Quốc sẽ phản ứng về điều này theo thông lệ quốc tế, vì kết quả chính thức phải được xác định theo luật và thủ tục“, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo.

Các nguyên thủ của Canada, Anh và Đức cũng đã công nhận chiến thắng của ông Biden và gửi lời chúc mừng tới ông. Tuy nhiên, tới nay, Việt Nam chưa chính thức đưa ra bất kỳ tuyên bố nào sau khi ông Biden trở thành tổng thống đắc cử mới của Mỹ.

Các lãnh đạo Việt Nam đã nhanh chóng chúc mừng ông Donald Trump khi ông ấy được bầu là tổng thống vì điều đó không gây tranh cãi,” Giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales, một nhà phân tích chính trị và quân sự Việt Nam và khu vực, nói với VOA. “Tuy nhiên các lãnh đạo Việt Nam là những người thận trọng.”

Các quốc gia khác hiện vẫn giữ im lặng trước chiến thắng của ông Biden còn gồm có Nga, và Brazil.

Truyền thông Mỹ dự đoán ông Biden đắc cử tổng thống Mỹ hôm 7/11 sau khi cựu phó tổng thống có được 279 phiếu đại cử tri, vượt qua ngưỡng 270 đủ để chiến thắng trước tổng thống đương nhiệm hiện có 214 phiếu, trong lúc việc kiểm phiếu vẫn chưa hoàn tất.

Ảnh: tại Washington DC hôm 14-11, đã có hàng triệu người Mỹ xuống đường biểu tình mang tên Triệu MAGA tuần hành bày tỏ ủng hộ tổng thống Donald Trump thắng cử

Tuy nhiên, ông Trump cho rằng ông mới là người chiến thắng và từ chối chấp nhận thất cử. Vị tổng thống đương nhiệm đang bước vào cuộc chiến pháp lý sau khi phủ nhận kết quả bầu cử mà truyền thông Mỹ đăng tải.

Kết quả này đã làm nhiều người Việt Nam ủng hộ Tổng thống Trump thất vọng cũng như gây ra các cuộc tranh cãi giữa những người ủng hộ trong nước đối với hai ứng cử viên tổng thống Mỹ dẫn đến xung đột và cắt đứt quan hệ bạn bè, đồng nghiệp.

Các cuộc thăm dò dư luận trong công chúng ở Việt Nam cho thấy rõ ràng ông Trump được yêu thích hơn ông Biden, đặc biệt vì lập trường chống Trung Quốc của ông,” GS Thayer nói. “Các nhà lãnh đạo Việt Nam không muốn hành động nóng vội và bị cuốn vào cuộc xung động trong lòng nước Mỹ.”

Theo GS Thayer, các nhà lãnh đạo của Việt Nam “có khả năng sẽ đợi cho đến khi toà án đưa ra quyết định và Đại cử tri bầu ông Joe Biden làm tổng thống.”

Trung Quốc, quốc gia Cộng sản láng giềng của Việt Nam, hôm 9/11 cho biết họ chưa chúc mừng chiến thắng của ứng viên đảng Dân chủ Biden vì muốn ‘theo thông lệ quốc tế’ trong việc đưa ra tuyên bố về cuộc bầu cử Hoa Kỳ.

Theo thủ tục và luật pháp Mỹ, kết quả kiểm phiếu ở 50 tiểu bang sẽ được chứng nhận sau khi hoàn tất và Đại cử tri sẽ bỏ phiếu bầu chọn theo kết quả của các tiểu bang vào ngày 14/12.

Hai ngày sau khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra hôm 3/11 và chưa xác định được người giành chiến thắng, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết rằng đây là “công việc nội bộ” của nước Mỹ và ai làm tổng thống Hoa Kỳ cũng sẽ ủng hộ tiến trình phát triển mối quan hệ với Việt Nam.

Ảnh: hôm 15-11, trả lời câu hỏi của phóng viên AFP, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới tôn trọng quyết định của người dân Mỹ. Dù ông Biden hay ông Trump thắng cử, thì nước Mỹ vẫn là người bạn tốt của Việt Nam.

Thủ tướng Phúc là nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên được mời đến Nhà Trắng sau khi ông Trump nhậm chức vào tháng 1/2017 và ông Trump đã có hai lần tới thăm Việt Nam trong nhiệm kỳ 4 năm làm tổng thống Mỹ.

Việt Nam và Mỹ trong năm nay kỷ niệm 25 năm bình thường hoá quan hệ và quốc gia cựu thù Đông Nam Á hiện đang được coi là có nguy cơ bị Mỹ áp thuế hàng hoá nếu các cuộc điều tra về thao túng tiền tệ và trợ giá một số mặt hàng xuất sang Hoa Kỳ, do chính quyền Trump khởi xướng, chứng minh điều đó.

Ông Trump hồi năm ngoái cáo buộc Việt Nam lạm dụng thương mại “tồi tệ” hơn cả Trung Quốc và doạ sẽ áp thuế lên các mặt hàng của Việt Nam nếu không tìm cách giảm thặng dư thương mại với Mỹ.

Các quốc gia khác hiện vẫn giữ im lặng trước chiến thắng của ông Biden còn gồm có Trung Quốc, Nga, và Brazil.

Chính quyền Trump sẽ kết thúc vào ngày 20/1 (năm sau),” GS Thayer nói. “Không rõ là liệu Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) sẽ có thể hoàn tất hai cuộc điều tra về cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ và xuất khẩu gỗ được cho là nhập lậu… Nếu USTR và Bộ Ngân khố Mỹ kết luận rằng Việt Nam thao túng tiền tệ thì họ sẽ có khả năng đề xuất các chế tài (đối với Việt Nam).”

Do đó, theo GS Thayer, người theo dõi sát sao chính trường Việt Nam, “một khi chính quyền Biden nhậm chức, Việt Nam sẽ nhanh chóng mở các cuộc tiếp xúc và chuẩn bị cho sự trao đổi các chuyến thăm của các quan chức.” Vị giáo sư người Mỹ hiện đang sống và làm việc ở Úc cho rằng Việt Nam sẽ xem sự tái tham gia của Chính quyền Biden với các hiệp hội trong khu vực như ASEAN là một cơ hội để hợp tác với Mỹ về một số vấn đề. “Nói cách khách, Việt Nam sẽ cung cấp cho Mỹ các động lực để giải quyết các vấn đề thương mại trên cơ sở thực tế.”

Cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear trước đó nói với VOA rằng Việt Nam “chắc chắn là một đối tác mạnh” của Mỹ và ông hình dung “chính quyền mới (của ông Biden) sẽ muốn tăng cường quan hệ song phương, cũng như mở rộng và củng cố hợp tác đa phương.”

Hoàng Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Người Mỹ Gốc Việt xuống đường vì tổng thống Trump

>>> Kiện tụng bầu tổng thống Mỹ – Kẽ hở hệ thống có giúp Trump đảo ngược thế cờ?

>>> Joe Biden đắc cử Tổng thống: Kẻ vui mừng, người thất vọng

https://www.youtube.com/watch?v=rgsMfDbNMZg
Trump lần đầu tiên nói Biden ‘thắng vì kỳ bỏ phiếu bị gian lận’

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT