Cho Hải cảnh ‘‘dùng vũ khí’’ chống tàu Việt Nam – TQ muốn gì?

https://www.youtube.com/watch?v=BINM5RrdEPY
Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=BINM5RrdEPY

Một ngày sau khi Quốc Hội Trung Quốc thông báo chuẩn bị ra luật, cho phép lực lượng Hải cảnh sử dụng vũ khí chống lại tàu nước ngoài, ở những vùng biển tranh chấp.

Hôm 05/11/2020, chính quyền Việt Nam và Nhật Bản đã có phản ứng quan ngại.

Theo Nikkei Asia Review, tại Tokyo, chánh văn phòng chính phủ Nhật Bản tuyên bố chính quyền Nhật «sẽ tiếp tục theo sát các diễn biến liên quan đến lực lượng tuần duyên Trung Quốc, và các cơ quan chính phủ liên quan sẽ tiếp tục thu thập thông tin về vấn đề này».

Theo báo chí Nhật, luật mới của Bắc Kinh sẽ để ngỏ cho các lực lượng tuần duyên quyền sử dụng vũ khí nhiều hơn so với lực lượng tuần duyên Nhật Bản.

Luật Nhật Bản giới hạn chặt chẽ việc sử dụng vũ khí của tuần duyên, gây nguy hiểm cho tính mạng của người trên tàu nước ngoài. Việc dùng vũ khí chỉ được phép trong một số điều kiện đặc biệt, ví dụ như đương sự đang chuẩn bị một hành động tội ác nguy hiểm.

Luật mới của Trung Quốc về cho phép lực lượng Hải cảnh sử dụng vũ khí chống lại tàu nước ngoài, ở những vùng biển tranh chấp, gây lo ngại không chỉ Nhật Bản, do các tranh chấp tại khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.

Khả năng Hải cảnh Trung Quốc sử dụng vũ lực tại các khu vực mà Trung Quốc coi là thuộc chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông cũng gây lo ngại với Việt Nam. Trả lời câu hỏi của báo giới về dự thảo luật của Trung Quốc, hôm qua, 05/11, trong cuộc họp báo thường kỳ, phó phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Dương Hoài Nam khẳng định: «Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Việt Nam luôn ủng hộ giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982».

Theo báo chí Việt Nam, dự thảo luật liên quan đến Hải cảnh Trung Quốc đang trong giai đoạn thăm dò, lấy ý kiến của công chúng cho tới ngày 03/12/2020.

Ảnh: 3 tàu hải cảnh TQ uy hiếp rồi đâm chìm tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi hôm 2-4. Ảnh do ngư dân cung cấp

Một ngày trước đó, truyền thông Nhật Bản cho hay nếu một dự luật vừa được công bố của cơ quan Quốc hội Trung Quốc được thông qua, Bắc Kinh sẽ cho phép cảnh sát biển sử dụng vũ khí đối với các tàu nước ngoài có các hoạt động bị cho là “bất hợp pháp” và “không tuân lệnh” trong vùng lãnh hải mà Trung Quốc kiểm soát.

Do có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên quần đảo Senkaku, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, chính phủ Nhật Bản cho biết đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến liên quan đến cảnh sát biển Trung Quốc, và sẽ đáp trả các động thái của Trung Quốc một cách bình tĩnh và kiên quyết.

Giữa bối cảnh đang diễn ra đại dịch trên toàn cầu, nhiều quốc gia đưa ra cảnh báo về những động thái ngày càng lấn tới của Bắc Kinh trong việc khẳng định yêu sách chủ quyền của họ trong những khu vực tranh chấp, bao gồm cả Biển Đông.

Hồi tháng 4, một tàu cá với 8 ngư dân Việt Nam đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm trong khu vực đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền song trên thực tế do Trung Quốc quản lý. Vụ việc khiến nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh về hành động bắt nạt này.

Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn tiếp tục gây ra những vụ “tai nạn” tương tự đối với ngư dân Việt Nam hoạt động trong vùng biển tranh chấp.

Hôm 4/11, Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong tư cách quốc gia Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2020, tổ chức một hội thảo trực tuyến giữa khối 10 quốc gia Đông Nam Á với Trung Quốc về nội dung “đối xử công bằng và nhân đạo với ngư dân” và thúc đẩy đưa vấn đề trở thành “lĩnh vực hợp tác ưu tiên” giữa hai phía.

Đây là hướng mà chúng tôi muốn chuyển thông điệp đến các nước trong khu vực, trong khối ASEAN, tìm cách bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của các ngư dân Việt Nam và các nước hoạt động đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia mình”, báo Người Lao Động dẫn lời Phó phát ngôn viên Dương Hoài Nam nói thêm trong cuộc họp báo.

Tàu hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc “lảng vảng” trong vùng biển Việt Nam nhiều tháng qua

Tàu hải cảnh và dân quân biển của Trung Quốc đã liên tục xuất hiện trong vùng biển của Việt Nam tại Bãi Tư Chính và Union Banks ở Biển Đông nhiều tháng qua, theo dữ liệu từ phần mềm theo dõi tàu biển từ vệ tinh mà Đài Á Châu Tự Do có được.

Tại Bãi Tư Chính thuộc khu vực quần đảo Trường Sa, hải cảnh Trung Quốc đã duy trì sự hiện diện liên tục suốt từ tháng 7 đến nay với tổng số ngày các tàu được ghi nhận có mặt ở khu vực này là 113 ngày, trừ một vài ngày gián đoạn.

Bãi Tư Chính là một thực thể nửa chìm nửa nổi nằm hoàn toàn trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Đây cũng là nơi Việt Nam có các tiền đồn và lô dầu khí được ký hợp đồng với các công ty nước ngoài để tìm kiếm và khai thác.

Trung Quốc khẳng định Bãi Tư Chính hoàn toàn nằm trong vùng đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển dù Toà Trọng tài Quốc tế đã bác bỏ tính hợp lệ của đường này trong một phán quyết vào năm 2016.

Theo các dữ liệu theo dõi tàu biển mà RFA có được, tàu hải cảnh Trung Quốc CCG 5402 đã có mặt ở Bãi Tư Chính vào ngày 4/7, đi cách giàn khoan dầu khí của Việt Nam khoảng 30 hải lý và ở đây cho đến ngày 18/8.

Một ngày trước đó, một tàu hải cảnh khác có ký hiệu CCG 5240 đã đến khu vực này để thay thế tàu CCG 5402 và ở lại đây từ đó đến nay, trừ khi tàu phải di chuyển tạm thời đến Đá Chữ Thập để tiếp liệu.

Chính phủ Việt Nam hiện chưa lên tiếng công khai về sự hiện diện của các tàu Trung Quốc ở Bãi Tư Chính.

Hồi giữa năm ngoái, Trung Quốc cũng điều các tàu hải cảnh đến Bãi Tư Chính trong nhiều tháng, quấy nhiễu hoạt động thăm dò dầu khí ở lô 06.1 trong liên doanh giữa Việt Nam, Nga và Ấn Độ.

Sự hiện diện của tàu 5204 lần này đã khiến Việt Nam phải điều tàu cảnh sát biển và kiểm ngư đến theo dõi.

Tàu kiểm ngư 273 đã được điều ra Bãi Tư Chính hôm 13/10, theo dữ liệu từ phần mềm theo dõi tàu biển. Tàu này đã đi rất gần tàu 5204, chỉ cách khoảng 1 hải lý. Điều này cho thấy hai tàu đã đi gần như cạnh nhau trong các ngày 13 và 14 tháng 10. Điều này cũng khiến tàu kiểm ngư của Việt Nam chỉ đi cách quần đảo Natuna của Indonesia khoảng 200 hải lý.

Phía Indonesia vào ngày 7/10 đã điều tàu KN Tanjung Datu đến cách Bãi Tư Chính khoảng 35 hải lý. Nhưng tàu này không đi theo tàu hải cảnh mà hộ tống một tàu sửa chữa cáp biển đang hoạt động ở ngoài khơi Natuna từ ngày 13/10.

Bãi Union Banks

Bãi Union Banks là một bãi đá thuộc Trường Sa nơi cả Trung Quốc và Việt Nam đều có những tiền đồn chỉ cách nhau chưa tới 2 hải lý.

Các tàu dân quân biển của Trung Quốc đã xuất hiện liên tục tại khu vực bãi này từ tháng Ba, với khoảng từ 4 đến 12 tàu lảng vảng trong suốt 6 tháng qua.

Bên cạnh đó, còn có hàng chục tàu cá khác xuất hiện trong khu vực Union Banks. Có khoảng hơn 100 tàu cá và các tàu không xác định khác được phát hiện ở Union Banks trong ngày 26/9. Đây là số lượng tàu khá thường xuyên ở đây theo dữ liệu vệ tinh mà RFA có được từ tháng Tư tới nay.

Các hình ảnh vệ tinh cho thấy các tàu dân quân biển của Trung Quốc đi cùng với hạm đội tàu cá lớn thường không phát tín hiệu định vị vệ tinh (AIS). Phần lớn các tàu này thường là tàu dân sự, một số tàu được phát hiện đã đi từ vùng nước của Việt Nam, Philippines và Trung Quốc.

Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch lập vùng kiểm soát hàng không ADIZ ở Biển Đông

Ảnh: Bắc kinh công khai tuyên bố vùng nhận diện Hàng không ADIZ ở Biển Hoa Đông từ năm 2013

Tình trạng máy bay quân sự Trung Quốc thường xuyên vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan có thể nằm trong kế hoạch lập ADIZ của Bắc Kinh ở Biển Đông, theo trưởng Cơ quan phòng vệ Đài Loan Nghiêm Đức Phát.

Trong cuộc điều trần tại Viện Lập pháp Đài Loan hôm 4.11, ông Nghiêm nói rằng không phận mà máy bay quân sự Trung Quốc hay bay vào trong mấy tháng gần đây thuộc góc phía bắc của ADIZ Trung Quốc định lập ở Biển Đông.

Tính từ đầu năm đến nay, có tổng cộng 276 máy bay quân sự Trung Quốc vào không phận nằm giữa phía tây nam Đài Loan và quần đảo Đông Sa, do Đài Loan kiểm soát ở Biển Đông, theo ông Nghiêm. Ông Nghiêm còn cho rằng Trung Quốc có thể đang cố “chính quy hóa” hoạt động của các máy bay quân sự trong khu vực đó để thiết lập ADIZ.

Những hành động khác của Trung Quốc liên quan đến kế hoạch lập ADIZ ở Biển Đông bao gồm quân sự hóa các đảo nhân tạo nước này xây dựng phi pháp ở Biển Đông và lập các đơn vị hành chính ở khu vực, theo ông Nghiêm. Vào ngày 18.4, Trung Quốc ngang ngược tuyên bố lập hai quận quản lý quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trước đó, tờ South China Morning Post ngày 31.5 dẫn nguồn tin quân đội Trung Quốc tiết lộ nước này đã lên kế hoạch lập ADIZ trên Biển Đông từ năm 2010. Theo đó, ADIZ được đề xuất bao trùm cả quần đảo Đông Sa ở phía bắc Biển Đông, 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông, và cơ quan chức năng Trung Quốc đang chờ thời điểm công bố.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang tiếp tục xây dựng tiền đồn nhỏ trên các hòn đảo nhỏ bé ở Biển Đông.

Hoạt động tích cực trên các đảo nhỏ ở Biển Đông ít gây tranh cãi hơn so với quá trình xây dựng và cải tạo trên diện rộng từ năm 2014 đến năm 2017, khi Bắc Kinh thiết lập các căn cứ chính của mình tại các khu vực tranh chấp thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhưng hình ảnh của một số vùng đất nhỏ trong sáu tháng qua được báo mạng BenarNews của Phillipines xem xét cho thấy dấu hiệu  xây dựng nhà ở, nguồn cung cấp điện, đất canh tác và có thể là sân bay trực thăng.

Đảo Drummond: Chuẩn bị  sân bay trực thăng?

Trên đảo Drummond (đảo Duy Mộng) (thuộc quần đảo Hoàng Sa), nơi tàu thuyền chỉ có thể đi qua một con kênh hẹp, một sân bay trực thăng dường như đang được xây dựng.

Các hình ảnh vệ tinh từ Drummond cho thấy một phần đất đã được dọn sạch ở phía tây của bến cảng bắt đầu từ ngày 20 tháng 5 và đang trong thời kỳ xây dựng.

Hiện nay, khu đất hình vuông đang trong quá trình được lát nền. Đến ngày 3 tháng 10, thi công tiếp tục.

Máy bay trực thăng có thể cất cánh từ các tàu thuộc lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc, Cơ quan Cứu hộ Trung Quốc và Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, và trước đây đã được sử dụng ở Biển Đông để sơ tán y tế và tiếp tế cho lực lượng đồn trú tại các đồn biệt lập.

Đảo Cây: thêm nhiều tòa nhà dân cư, phát triển nông nghiệp

Ở một nơi khác của quần đảo Hoàng Sa là đảo Cây, là ví dụ về quanh cảnh, hình thái của những khu định cư nhỏ ở Trung Quốc trên Biển Đông như thế nào.

Nó nằm cách Đảo Woody (Đảo Phú Lâm) chín hải lý về phía Bắc.

Đảo Cây thường xuyên đón tàu của Cảnh sát biển Trung Quốc và đôi khi cung cấp tàu cho Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân, vì vậy Trung Quốc có thể đang củng cố các tiền đồn của mình ở đó. Hình ảnh vệ tinh cho thấy những cải tiến có thể nhìn thấy đã được thực hiện từ ngày 21 tháng 4 đến ngày 7 tháng 10 để cung cấp thêm nhà ở và nông nghiệp.

Hoàng Trung – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Tổng thống Trump vác đơn đi kiện – Liệu có thành công?

>>> Biden: Ác mộng mới của Bắc Kinh?

>>> Giữa bầu cử Mỹ – Chính quyền Tổng thống Trump áp tăng thuế hàng Việt Nam

https://www.youtube.com/watch?v=oLOK2qony7c
Biden sẽ “đối xử” ra sao với châu Á và Việt Nam?

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023