Nhà quan cột gỗ càng to – “Đảng ta” vẫn quyết đào mồ chôn dân

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=Xj-WVuuosPI

Sau cơ bão số 9 là hiện tượng lở đất xảy ra ở tỉnh Quảng Nam. Ngày 28/10 xảy ra cùng lúc 2 vụ lở đất, một vụ lở đất ở thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My khiến. Vụ này đã san phẳng 14 nóc nhà với 53 người gặp nạn. Vụ thứ hai xảy ở xã Trà Vân  vùi lấp 20 người. Vụ thứ 3 xảy ra ở ở thôn 6, xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn vùi lấp 11 người và có 3 người được xác định là đã tử vong. Đây là vụ lở đất thứ ba và thứ tư và thứ năm trong tháng 10 này. Hai vụ trước là vụ sạt lở diễn ra vào ngày 18/10 tại thôn Cợp, tỉnh Quảng Trị vùi lấp 22 lính Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 337 và  vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3  xã Phong Xuân, huyện Phong, tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra ngày 12/10 làm 17 công nhân và 13 người gồm các sĩ quan quân đội thuộc quân khu 4, ban chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế và quan chức chính quyền.

Các vị trí sạt lở đất
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng ban Nội chính tỉnh ủy Quảng Nam cùng đoàn Quân khu 5 xác định đường tiếp cận hiện trường tại Phước Lộc, huyện Phước Sơn.

Theo báo Tiền Phong cho biết “Thôn 1, xã Trà Leng nằm dưới chân một ngọn núi, bao quanh là cây rừng và suối. Khoảng 15h chiều 28/10, sau tiếng nổ lớn, cả vạt núi cùng cây cối ụp xuống khu dân cư. Sau hơn 3 giờ đồng hồ đi bộ, phóng viên Tiền phong tiếp cận hiện trường vụ sạt lở kinh hoàng khiến 52 người mất tích”

Bài trên báo Tiền Phong

Theo báo Sài Gòn Gải Phóng “tính đến 21 giờ 15 tối 29-10, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My Trần Duy Dũng cho biết, tính đến thời điểm này, tại xã Trà Leng và xã Trà Vân: 21 người thoát chết, 24 người bị thương, tìm được 14 thi thể, 14 người chưa tìm được.”. Trong tình hình bị đất vùi như thế này chẳng khác nào động đất, thời gian càng kéo dài thì cơ hội sống sót cho 14 người còn lại càng trở nên vô vọng.

Bài báo Sài Gòn Giải Phóng

Chưa hết, hiện nay do hiện tượng lở đất xảy ra mà 200 công nhân đang thi công thủy điện Đăk Mi 2 (Phước Lộc) đang bị cô lập. Liệu rằng thảm họa thủy điện Rào Trăng 3 đang tái diễn với Thủy Điện  Đăk Mi 2?

Báo Thanh Niên dẫn lời ông Lê Xuân Tuấn, Tổng giám đốc Công ty CP Năng Lượng Agrita Quảng Nam (chủ đầu tư công trình thủy điện Đăk Mi 2 cho biết “Hiện mọi người vẫn an toàn, tuy nhiên nhu yếu phẩm đã cạn kiệt. Với khoảng 200 người, nếu ăn cháo thì có thể cầm cự đến trưa ngày 30/10. Sang ngày 31/10 thì không còn thức ăn gì nữa. Tôi đã liên hệ với các ngành chức năng để báo tình hình và đề nghị cấp lương thực, thực phẩm nhưng hiện đường vào công trường rất khó khăn do sạt lở. Hiện các tốp công nhân đang ở 5 điểm khác nhau và không thể liên lạc với nhau”.

Cũng theo lời ông Tuấn thì: “Từ chiều ngày 28/10, khi lũ quét qua thì chúng tôi bị chia cắt. Đây là đợt lũ cực lớn mà tôi từng biết”, ông Tuấn nói thêm: “Đường vào xã Phước Lộc đã chia cắt nên chúng tôi mong sẽ được tiếp nhu yếu phẩm rồi thông đường dần dần. Chúng tôi cũng lo lắng và mong muốn được giải cứu các công nhân. Hiện chúng tôi đang tìm các điểm an toàn để công nhân trú ngụ…”.

Bài trên báo Thanh Niên

Có thể nói, bão số 9 gây ra những thảm họa liên hoàn cho tỉnh Quảng Nam. Đây là một hiện tượng đáng báo động. Mưa cũng gây thảm họa mà bão cũng gây thảm họa. Miền Trung vốn đã mong manh trước thiên nhiên nay lại còn mong manh hơn.

Nguyên Nhân do đâu?

Trên Facebook cá nhân, nhà báo Hoàng Hải Vân cho rằng vụ sạt lở đất xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam quê ông là do phá rừng: ” Năm nay không có trận lũ nào không có người bị vùi lấp. Bão số 9 mưa to gây lũ quét, cả một làng ở Quảng Nam quê tôi (thôn 1 xã Trà Leng, huyện Nam Trà My) bị đất đá vùi lấp, trong 49 người chỉ có 4 người thoát chết. Một làng khác cũng của huyện này (thôn 1 xã Trà Vân) đất đá cũng vùi lấp 8 người, đã tìm được 7 thi thể. Đau thương cùng cực thấu trời xanh. Tư lệnh Quân khu 5 trực tiếp chỉ huy cùng hơn 200 cán bộ chiến sĩ và các lực lượng địa phương đang khẩn trương tìm kiếm cứu hộ, nhưng khó hy vọng có người sống sót.”

Status Hoàng Hải Vân

Có thể nói thảm họa sạt lở đất vùi lấp công nhân như đã xảy ra với Thủy Điện Rào Trăng 3 không xảy ra. Nhưng đây cũng là một hồi chuông báo động về hiện tượng lũ quét cùng với hiện tượng sạt lở đất đang diễn ra tại các khu vực miền núi của Việt Nam. Đợt lũ quét kỳ này có nguyên nhân là do cơn bão bão số 9, có tên quốc tế là Molave với sức gió mạnh lên đến cấp 15 kèm theo mưa lớn trong nhiều ngày.

Bão mang đến sức tàn phá của gió và mưa. Trong đó sức mạnh của gió con người không thể khắc chế được nhưng với lượng mưa con người hoàn toàn có thể điều tiết nó bằng cách trồng rừng và xây dựng đập thủy điện hoặc thủ lợi điều tiết lũ. Nếu con người không khắc chế được sức mạnh được dòng nước lũ thì bão đến sẽ gây ra hiện tượng thiệt hại kép: Thứ nhất là thiệt hại do sức gió; Thứ nhì là thiệt hại do lũ quét và sạt lở đất. Và thực tế nó đã xảy ra với cơn bão số 9 vừa qua.

Trên trang facebook của bloger Đõ Ngà cho có viết “Lũ quét là hiện tượng nước đổ xuống một cách bất ngờ làm người dân không thể trở tay kịp. Đi kèm với lũ quét thường là hiện tượng sạt lở đất. Về nguyên nhân, tất nhiên những quan chức CS đổ lỗi cho thiên tai, nhưng sâu bên trong đó là nhân họa. Rừng bị phá trọc nên không thể giữ lại nước và đó là nguyên nhân tạo nên lũ quét và sạt lở. Theo tổng cục Phòng chống thiên tai thì hiện tượng lũ quét và sạt lở đất xảy ra ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du trên lãnh thổ Việt Nam như sau: Từ năm 1953 đến 1999 thì trung bình có 7 trận lũ quét và sạt lở đất mỗi năm, nhưng từ năm 2000 đến năm 2015 thì trung bình 16 trận. Như vậy rõ ràng là thiên tai thì năm nào cũng vậy nhưng thảm họa lũ quét và sạt lở đất thì mỗi năm một tăng, điều này nói lên điều gì? Điều này gián tiếp cho ta biết hiện tượng phá rừng vẫn tiếp diễn bất chấp thảm họa đã quá nghiêm trọng.”

Status Đỗ Ngà

Những thảm họa đang diễn ra ngày trong tháng 10 này cho thấy ngoài nguyên nhân là thiên tai thì nó còn có một phần không nhỏ của con người trong đó nạn phá rừng là nguyên nhân chính. Cũng trên trang facebook cá nhân nhà báo Hoàng Hải Vân cũng cho biết thêm “3 năm trước, vào ngày 19-7-2017, tại kỳ họp HĐND tỉnh Quảng Nam khóa IX, với sự nhất trí tuyệt đối của 53/53 đại biểu có mặt đã thảo luận và thông qua nghị quyết bổ sung quy hoạch 4 thủy điện vừa và nhỏ ở huyện Nam Trà My, trong đó có thủy điện Trà Leng. Hàng trăm ha rừng đã/sẽ bị phá cho 4 thủy điện này.”

Theo báo Tin Tức của Thông Tấn xã Việt Nam cho biết “Các định nghĩa khoa học về sạt lở đất trên thế giới đều khẳng định nguyên nhân là do sự phong hóa dần dần và dưới tác động của những trận mưa lớn.

Còn tại Việt Nam, theo cách lý giải của Tổng cục Phòng chống thiên tai thì lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đều có chung một đặc điểm là xuất hiện sau những cơn mưa lớn. Trên triền đồi, núi dốc, đất bị phong hóa qua nhiều năm nên vào mùa mưa luôn luôn trong trạng thái bão hòa nước, đồng thời rừng bị suy giảm, mặt đệm bị bào mòn nên không có khả năng giữ nước

bài trên báo tin tức

Nói chung dù là lũ quét, lũ ống, hay sạt lở cũng đều nguyên nhân là do lượng nước quá lớn đổ về sau cơn mưa. Câu hỏi đặt ra là, nếu có rừng xanh giữ lại phần lớn lượng mưa thì thảm họa có xảy ra thường xuyên như vậy không? Thảm họa xảy ra là bởi Việt Nam thiếu rừng.

Phản ứng của chính quyền như thế nào?

Hiện nay chính quyền đang huy động lực lương quân đội thuộc quân khu 5 tiếp tục công tác đào bới tìm kiếm nạn nhân. Trước mắt công tác cứu người là quan trọng và sau đó là công tác cứu trợ. Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Nam, cho hay từ chiều nay đến ngày 30/10, lực lượng chức năng địa phương sẽ cố gắng đưa lương thực, thực phẩm vào khu vực biệt lập càng nhanh càng tốt. Trường hợp không thể tiếp cận đường bộ và đường thủy, thì tính tới phương án đưa lương thực bằng máy bay rồi thả xuống cho các điểm có công nhân. “Theo đó, chúng tôi sẽ đề nghị Bộ Quốc phòng triển khai biện pháp này. Hiện thời tiết đang nắng nên lực lượng chức năng của huyện đang đưa hàng hóa vào”, ông Nguyễn Mạnh Hà nói thêm. Tuy nhiên, đó chỉ mới là công tác cứu trợ cho 200 công nhân mắc kẹt tại công trường thủy điện Đăk Mi 2, còn những hộ dân đang bị ảnh hưởng vì cơ bão số 9 chắc chắn sẽ cần đến những đồng tiền cứu trợ của đồng bào trên cả nước qua các cá nhân hoặc tổ chức thiện nguyện. Đây là dấu hỏi lớn cho vai trò của chính quyền trong cô tác cứu trợ người dân. Trong một status trên facebook, facbooker Hưng Phạm Ngọc đã viết “Việt Nam có một Tổng cục Phòng chống thiên tai, có Ban Chỉ đạo từ TW đến các tỉnh thành, nhưng những nạn nhân trận lụt vừa qua phải kêu cứu bằng facebook đặt một dấu hỏi lớn về hiệu quả hoạt động

status Hưng Phạm Ngọc

Vâng! Thực tế là như vậy, khi thiên tai ập đến người dân chỉ biết kêu gào những người đồng bào của mình chung tay giúp đỡ và điều trớ trêu là, những người làm thiện nguyện ấy đôi khi cũng không đơn giản vì vướng một số văn bản dưới luật như nghị định 64/2008/NĐ-CP. Một nghị định mà trong đó quy định “ngoài Mặt trận Tổ quốc, Hội chữ thập đỏ, cơ quan báo chí, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thì không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ”. Đây là một minh chứng cho một loại giấy phép con làm cản trở công tác cứu trợ của người dân.

Giải pháp nào?

Dù cho là công tác cứu người hay cứu trợ thì đó cũng chỉ là lo giải quyết phần ngọn của vấn đề, còn phần gốc là phòng ngừa thiên tai thì không có hiệu quả. Thiên tai vẫn xảy ra  thường xuyên và ngày một nghiêm trọng hơn. Như nhà báo Hoàng Hải Vân đã nói trên facebook “Một làng ở Quảng Nam Quê Tôi bị chôn vùi, căm thù bọn phá rừng”. Vâng! Tiêu đề một bài viết của nhà báo đã nói lên nguyên nhân chính, thế nhưng đằng sau nạn phá rừng đó là gì? Đó là sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền đã để cho những cánh rừng xanh bạt ngàn của Việt Nam bị chặt trụi.

Rừng đã bại phá nếu trồng lại rừng phải mất thời gian rất dài, nhưng có còn hơn không. Tuy nhiên nếu ngưng phá rừng thì thảm họa sẽ không thể xảy ra ngày một nghiêm trọng được. Đã nhiều năm nay chính quyền vẫn cứ chống phá rừng nhưng cuối cùng rừng vẫn bị phá và thảm họa thiên tai thì cứ ngày một nghiêm trọng hơn. Rừng bị phá nhiều không chỉ bởi lâm tặc mà còn bởi những dự án thủy điện bất hợp lý đang xây dựng dày đặc ở Việt Nam. Theo bác VietNamFinance cho biết thì Bình Định chuyển gần 29 ha rừng để làm nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ 3. Điện mặt trời thì hoàn toàn có thể chọn vùng đất nhiều nắng ít cây để dựng tại sao phải phá rừng mà dựng nhà máy? Và đây chỉ là một vì dụ điển hình trong rất nhiều dự án quy hoạch nhà máy điện bất hợp lý mà trong đó những dự án thủy điện ddonngs vai trò chính.

bài báo trên VietnamFinance

Với những thiệt hại về người và của cứ diễn ra hằng năm như vậy, liệu rằng chính phủ đã hạch toán đầy đủ những thiệt hại hằng năm rồi so sánh với những lợi ích do thủy điện mang lại chưa? Sinh mạng là vô giá, liệu rằng quy hoạch thủy điện quá nhiều có phải là lựa chọn đúng? Chính quyền cần phải trả lời cho dân rõ bằng hàng động của mình. Không thể cứ để nhân dân phải thấp thỏm sống chung với hiểm họa thường trực mãi như thế được./.

Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Vượt cuồng phong – Thủy Tiên mang tiền tới cứu miền Trung

>>> Công bố bất ngờ – Thủy Tiên uy tín gấp 70 lần Mặt trận

>>> Quan chức Mặt Trận ngồi máy lạnh – Thủy Tiên sắn quần nước ngập mông

Đảng “đóng cửa” chống tham nhũng- Quan giàu lên, dân nghèo “xơ xác”

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023