Trung Quốc ra tay tàn bạo ở Tân Cương và Tây Tạng

https://youtu.be/_2UxOQABjwI
Link Video: https://youtu.be/_2UxOQABjwI

Hãng tin Anh Reuters và một trung tâm nghiên cứu Mỹ ngày 22/09 mới đây đã vạch trần chiến dịch đàn áp của chính quyền cộng sản Trung Quốc khi hàng trăm ngàn người Tây Tạng bị đưa vào trong những trại cải tạo lao động được bao bọc dưới lớp vỏ xóa đói giảm nghèo. Đây là chính sách đàn áp tương tự như đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Hãng truyền thông nổi tiếng này đã tham khảo hàng trăm bài viết trên báo chí chính thức của Trung Quốc, văn kiện chính sách của các cơ quan chính quyền tại Tây Tạng cũng như các yêu cầu tuyển dụng được ban hành trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2020.

Reuters khẳng định Bắc Kinh đang đẩy mạnh kế hoạch đưa ngày càng nhiều lao động nông thôn người Tây Tạng ra khỏi các vùng đất canh tác để chuyển họ đến các “trung tâm huấn nghệ kiểu quân đội” vừa được xây dựng.

Với chính sách đó, các nông dân Tây Tạng đã bị biến thành công nhân nhà máy, tương tự như chương trình đã được áp dụng tại vùng Tân Cương, nhắm vào thiểu số người Duy Ngô Nhĩ, vốn đã bị quốc tế lên án là hành vi cưỡng bức lao động.

Nội dung giảng dạy trong các trung tâm huấn nghệ dành cho người Tây Tạng là tinh thần “kỷ luât” và “lòng biết ơn” Đảng và Nhà nước Trung Quốc để sửa chữa “tư duy lạc hậu”.

Chương trình áp dụng tại Tây Tạng chẳng khác gì điều đã được thấy tại Tân Cương, nơi những người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ bị tẩy não và bị buộc phải làm việc trên dây chuyền sản xuất của các nhà máy.

Theo nghiên cứu, đã có hàng trăm ngàn người Tây Tạng, tương đương với 15% dân số Tây Tạng, đã bị đưa vào các trại huấn nghệ nói trên.

Kế hoạch bắt đầu vào năm 2016 nhưng đã tăng tốc vào năm 2020. Một thông báo hồi tháng 08 của chính quyền Tây Tạng cho biết, trong bảy tháng đầu năm 2020, hơn 500.000 người đã được đào tạo theo chương trình huấn nghệ được áp dụng, với gần 50.000 người được bố trí việc làm tại Tây Tạng, hàng ngàn người còn lại được chuyển tới các nơi khác ở Trung Quốc.

Trên danh nghĩa, chính sách mà Bắc Kinh tiến hành tại Tây Tạng là nhằm xóa đói giảm nghèo, chuyển lực lượng lao động dư thừa từ vùng nông thôn vào các khu công nghiệp, ở Tây Tạng cũng như những vùng khác đang cần nhân công.

Nhưng trên thực tế, người dân Tây Tạng đã phải trở thành công nhân dệt may, xây dựng và nông nghiệp với đồng lương rẻ mạt. Điều đáng nói là cách làm của Trung Quốc rất thô bạo, ép buộc các nông dân hay người chăn nuôi Tây Tạng rời bỏ nông thôn, đưa họ vào các trung tâm huấn luyện khắc nghiệt tương tự như những trung tâm dùng để giam giữ người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Adrian Zenz, nhà nghiên cứu độc lập về Tây Tạng và Tân Cương tố cáo : « Đây là cuộc tấn công trực diện, mạnh mẽ và rõ ràng nhất vào truyền thống sinh hoạt của dân Tây Tạng kể từ thời Cách mạng Văn hóa. »

Đối với ông Zenz : « Đó là hành vi ép buộc thay đổi phương thức sống từ trang trại và du mục sang lao động lãnh lương. »

Bộ Ngoại giao Trung Quốc phủ nhận chuyện lao động cưỡng bức, khẳng định rằng Trung Quốc là đất nước pháp quyền và công nhân tình nguyện làm việc và được trả lương thỏa đáng.

Ảnh: Bí thư Khu tự trị Tân Cương Trần Toàn Quốc, người lập ra kế hoạch đàn áp ở Tây Tạng và Tân Cương

Truyền thông Nhà nước Trung Quốc thì đưa tin chi tiết về chương trình này, mô tả đó là cách xóa đói giảm nghèo cho người Tây Tạng.

Điểm đáng chú ý là một trong những người lập ra kế hoạch ở Tây Tạng, lại chính là Trần Toàn Quốc, người đã thực hiện chính sách đàn áp dân Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương từ năm 2016.

Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc ước tính khoảng 1 triệu người ở Tân Cương, đã bị quây bắt và giam giữ trong các trại, đồng thời bị giáo dục tư tưởng. Ban đầu, Trung Quốc phủ nhận sự tồn tại của các trại, nhưng sau đó lại biện minh rằng đó là các trung tâm dạy nghề và giáo dục.

Tuy nhiên theo ông Zenz, chương trình và điều kiện ở Tân Cương và Tây Tạng khác nhau. Mô hình ở Tây Tạng có vẻ tự nguyện hơn, và « không có dấu hiệu cho thấy có tình trạng giam cầm không xét xử ở vùng tự trị Tây Tạng ». Cho dù vậy, cũng theo chuyên gia này, trong một chế độ độc đoán như Trung Quốc, thì khó mà xác định ranh giới giữa cưỡng bức và tự nguyện.

Cũng như ở Tân Cương, Tây Tạng đã trở thành mục tiêu của các chính sách hà khắc để « duy trì ổn định », dập tắt « chủ nghĩa ly khai », trong đó có việc thắt chặt kiểm soát hoạt động tôn giáo.

Chuyên gia Zenz nêu rõ : « Trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng chính sách đồng hóa dân tộc ít người, các chính sách này về lâu về dài sẽ làm mất đi di sản ngôn ngữ, văn hóa và tinh thần. »

Điểm chung của các trại « huấn nghệ » ở Tân Cương hay Tây Tạng, theo ông Zenz là chương trình huấn luyện theo kiểu quân sự, thuật ngữ tiếng Hoa « quân lữ thức (junlüshi) » bao gồm giáo dục tinh thần yêu nước và dĩ nhiên là dạy tiếng Hoa.

Phát hiện của giới nghiên cứu cho thấy là Trung Quốc đang đẩy mạnh cuộc chiến đồng hóa ngôn ngữ, văn hóa, áp đặt những chính sách sẽ xóa đi di sản các nhóm chủng tộc khác như Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, và trong một tương lai gần là sắc dân Mông Cổ ở vùng Nội Mông.

Giới bảo vệ nhân quyền không ngần ngại cáo buộc chính quyền Trung Quốc thực hiện một chính sách « diệt chủng văn hóa » với Tây Tạng cũng như Tân Cương.

A satellite image of Subi Reef, an artificial island being developed by China in the Spratly Islands in the South China Sea
Ảnh: Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo

Về phía mình, Mỹ cũng đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong hồ sơ Tây Tạng thời gian qua.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 07/07/2020 tuyên bố giới hạn nhập cảnh đối với một số quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc vì Bắc Kinh liên tục ngăn cấm các nhà ngoại giao, nhà báo và khách du lịch đến Tây Tạng.

Trong thông cáo, Ngoại trưởng Mỹ coi các hành động ngăn cản là sự vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng, nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ kiên quyết ủng hộ quyền tự trị đúng mực của người Tây Tạng, và tôn trọng các quyền căn bản của họ.

Thông cáo viết, Hoa Kỳ tìm kiếm sự đối xử công bằng, minh bạch, nhưng Bắc Kinh cản trở một cách có hệ thống việc đi đến khu tự trị Tây Tạng. Việc tiếp cận này là quan trọng đối với sự ổn định khu vực, do Trung Quốc vi phạm các quyền của dân địa phương, để mặc môi trường là đầu nguồn các con sông bị suy thoái. Washington cũng khẳng định cần phải bảo tồn bản sắc, tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ của người Tây Tạng.

Dự luật bảo vệ Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng cũng đang được giới lập pháp Mỹ tính đến.

Ảnh: Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma trong một buổi thuyết giảng ở Bodhgaya, Ấn Độ, ngày 04/01/2020

Chính quyền Mỹ có thể phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh tất cả các quan chức Trung Quốc nào tìm cách nhận diện và đưa lên ngôi một Đạt Lai Lạt Ma mới do chính quyền Bắc Kinh duyệt xét, sau khi thủ lãnh tinh thần Tây Tạng qua đời.

Theo truyền thống, người Phật giáo Tây Tạng chọn Đạt Lai Lạt Ma theo nghi thức riêng, có thể kéo dài nhiều năm, thông qua một ủy ban có nhiệm vụ tìm kiếm một trẻ em có các dấu hiệu là Đạt Lai Lạt Ma đầu thai.

Tenzin Gyatso, tức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay, đã giảm hẳn các cuộc di chuyển và phải vào bệnh viện hồi tháng 04/2019 vì viêm phổi, nhưng ngài cho rằng sức khỏe vẫn tốt. Giải Nobel Hòa Bình 1989 sống lưu vong ở Ấn Độ sau cuộc nổi dậy bị đàn áp năm 1959, đã quyết định không theo tập tục truyền thống để ngăn trở bàn tay của Trung Quốc: ngài có thể tự chọn người kế nhiệm.

Các nhà đấu tranh Tây Tạng và Bắc Kinh đều biết rằng một khi Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, vị sư nổi tiếng nhất thế giới qua đời, niềm hy vọng Tây Tạng được tự trị cũng có thể mất theo. Chính quyền Trung Quốc có thể chỉ định một người chấp nhận tuân phục Bắc Kinh lên kế vị.

Hồi năm 1995, Trung Quốc bắt cóc Ban Thiền Lạt Ma mới 6 tuổi, nhân vật số hai lãnh đạo tinh thần xứ Phật Tây Tạng và đã chọn một cậu bé 6 tuổi khác làm Ban Thiền Lạt Ma. Các tổ chức nhân quyền coi đây là tù nhân chính trị trẻ tuổi nhất hành tinh.

Mới đây, hồi tháng 05, dưới sức ép của Washington, sau 25 tổ chức bắt cóc, Bắc Kinh mới tiết lộ một thông tin Ban Thiền của Tây Tạng vẫn còn sống, năm nay 31 tuổi, cư ngụ đâu đó tại Bắc Kinh cùng với gia đình và “không muốn bi ai quấy rầy” theo cách trả lời của Trung Quốc.

Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Nuốt trọn Biển Đông – Tập vẫn “hứa” hòa bình

>>> Mỹ, Trung – “Súng đã lên nòng” tại Liên Hiệp Quốc

>>> Nguyễn Phú Trọng và Đảng Cộng Sản Việt Nam “thất bại” – Nhân tài bỏ nước ra đi

https://www.youtube.com/watch?v=-VROUnyJckk
Đảng để cướp Biển Đông – Tập hứa tình hữu nghị

Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT