“Tứ bề thọ địch” – Trung Quốc phát cuồng vì bị bỏ rơi

Trong khi quan hệ của Trung Quốc với Mỹ, Úc, Canada đang rất căng thẳng, quan hệ với Anh Quốc cũng không tốt đẹp gì hơn. Rõ ràng chỉ còn lại có châu Âu thì khối này cũng đang dần xa lánh người khổng lồ châu Á thể hiện qua cuộc họp thượng đỉnh qua cầu truyền hình giữa Chủ tịch Trung Quốc và các lãnh đạo Liên minh châu Âu, hôm 14/09/2020.

RFI nhận định Thượng đỉnh EU – Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh hoài nghi ngày càng lớn trước Bắc Kinh. Gió đã đổi chiều.

Đại dịch COVID-19 và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giúp châu Âu thức tỉnh trước Bắc Kinh.

Ngay từ tháng Giêng khi một dịch bệnh lạ và nguy hiểm bắt đầu khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, hàng triệu tấn dụng cụ, thiết bị y tế đã được các nước châu Âu hào phóng viện trợ cho Bắc Kinh, một cách lặng lẽ, không khoa trương.

Đến tháng 03, tới lượt châu Âu bị con virus từ Vũ Hán hoành hành, Trung Quốc đã hỗ trợ khẩu trang và thiết bị y tế nhưng phô trương thanh thế tưng bừng để tự quảng cáo cho ‘nghĩa cử cao đẹp’ đồng thời để nhấn mạnh sự bất lực của EU trước đại dịch. Đã thế chất lượng hàng hóa cứu trợ đến từ Trung Quốc đã khiến cho nhiều nước phải ngán ngẩm.

Không dừng lại ở đó, Bắc Kinh còn xua hàng đàn « chiến lang » tung tin đồn thất thiệt bôi nhọ các chính phủ châu Âu rồi quay sang tấn công hung hăng những tiếng nói chỉ trích mình.

Ngoại giao virus corona sẽ đi vào lịch sử của ngành ngoại giao như một thất bại thảm hại của Tập Cận Bình. Chiêu trò dối trá và thái độ hung hăng đã gây phản tác dụng đánh dấu chấm hết cho sự ngây thơ của châu Âu với Trung Quốc như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố từ tháng 06/2020, đại dịch đã khiến sự ngờ vực Trung Quốc chưa bao giờ cao như thế.

Vị Tổng tư lệnh của siêu cường thế giới – Hoa Kỳ cũng là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự thay đổi thái độ của châu Âu với cường quốc châu Á.

Ảnh: Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong lễ ký kết Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 tại Nhà Trắng ngày 15/01/2020

Tổng thống Mỹ đã đánh thức phương Tây khi khởi động cuộc thương chiến, cáo buộc rất đúng là Trung Quốc không tôn trọng luật lệ quốc tế, chắp thêm đôi cánh cho châu Âu trên hành trình thoát Trung.

Từ 2017, EU liên tục tăng cường chống phá giá, trợ giá của Trung Quốc, giám sát đầu tư, chuyển giao công nghệ, đòi hỏi mở cửa thị trường tương xứng…

Trong cuộc họp thượng đỉnh vừa qua, châu Âu cũng quyết không ký hiệp ước đầu tư đã thương lượng từ bảy năm qua với Trung Quốc, một khi không có được những bảo đảm từ đối tác nay chỉ gây ngờ vực.

Trong cuộc họp báo kết thúc hội nghị, Bruxelles ghi nhận « một số tiến bộ » nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm để cho ra đời hiệp định đầu tư song phương – Comprehensive Agreement on Investment (CAI).  Châu Âu một lần nữa nhấn mạnh đòi hỏi phía Trung Quốc tôn trọng nguyên tắc bình đẳng.

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu thông báo đã đạt được một số tiến bộ với Trung Quốc trên ba điểm : « Ứng xử của các công ty Nhà nước Trung Quốc, chuyển giao công nghệ và chính sách trợ cấp cho các công ty quốc doanh ». Bất đồng vẫn tồn tại trên hai vế : việc « mở cửa thị trường nội địa Trung Quốc cho các doanh nhân châu Âu và dư thừa sản xuất » của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Thực chất, châu Âu đã ‘chán ngán’ với những lần thất hứa của Trung Quốc về một nền kinh tế bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.

Sau gần 30 vòng đàm phán, hai bên không tìm được lời giải cho bài toán kinh tế theo hình thức ‘cộng sinh’.

Chuyên gia Antoine Bondaz thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược FRS của Pháp : « Điểm hết sức quan trọng là lập trường của châu Âu về Trung Quốc đang thay đổi rất nhanh và những bức xúc của châu Âu đối với Bắc Kinh đã thêm dồn dập. Điều này thể hiện một cách rõ ràng trên hồ sơ kinh tế mà đây là trọng tâm của thượng đỉnh Âu – Trung lần này. Liên Âu quá mệt mỏi trước những hứa hẹn trống rỗng của Bắc Kinh. Trung Quốc cam kết nhiều nhưng thực hiện thì không bao nhiêu.

Giờ đây Bruxelles mạnh mẽ đòi Bắc Kinh tôn trọng nguyên tắc đối đẳng, có qua có lại và đòi các doanh nghiệp châu Âu phải được đối xử bình đẳng trên nhiều lĩnh vực. Thí dụ như mở của thị trường của đôi bên cho các doanh nghiệp của nhau, về chính sách trợ giá cho các công ty quốc doanh hay liên quan tới vai trò trung tâm của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc trong các hoạt động kinh tế. Liên Âu và Trung Quốc đã đàm phán từ trước về tất cả những điều khoản này nhưng câu hỏi vẫn là đôi bên có thể ký kết được thỏa thuận đầu tư hay không ? Cần nói thêm là đàm phán đã kéo dài từ quá lâu rồi, từ năm này qua năm khác ».

Chuyên gia Pháp cho rằng đây là thời điểm để châu Âu áp đặt trở lại luật chơi của mình với một đối tác thương mại dù rất nặng ký như Trung Quốc. Ông giải thích : « Liên Âu cần ý thức được là đang có trong tay nhiều phương tiện để gây sức ép với Trung Quốc… Hơn bao giờ hết Trung Quốc đang cần đến khối này, từ mặt mậu dịch đến các hợp tác nghiên cứu, khoa học… Vậy tại sao Liên Âu không tận dụng thời cơ này để đánh đổi lấy những gì mà Bruxelles từ lâu nay vẫn trông đợi ở Bắc Kinh ? »

Trong trở ngại kinh tế chưa thể vượt qua thì Thượng đỉnh EU – Trung Quốc còn nhiễu sóng vì các hồ sơ chính trị dưới chủ trương cứng rắn của Tập Cận Bình.

Ảnh: Ngoại trưởng Đức Heiko Maas và đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị tại buổi họp báo ở Berlin ngày 01/09/2020

Đối thoại giữa Bruxelles và Bắc Kinh ngày càng phức tạp vì nhiều hồ sơ chính trị khác từ luật an ninh quốc gia mà Hoa Lục đã áp đặt với đặc khu hành chính Hồng Kông đến những bằng chứng ngày càng nhiều về chính sách đàn áp thiểu số Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, tình hình đang nóng lên tại Tây Tạng… Trên những điểm nhạy cảm này Chủ tịch Hội đồng châu Âu cảnh báo Bruxelles sẽ không « nhắm mắt làm ngơ ».

Hôm 22/06 vừa rồi, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Leyen đã phê phán Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia, bóp nghẹt các quyền tự do của người Hồng Kông.

Trước khi thượng đỉnh Âu – Trung diễn ra, 27 thành viên EU đã thống nhất chuyển đến Bắc Kinh thông điệp : không thể duy trì các quan hệ kinh tế và thương mại song phương, nếu chính quyền Trung Quốc không chấp nhận thảo luận về các vấn đề chính trị và nhân quyền.

Trong các chuyến công du một loạt các nước châu Âu cuối tháng 08 đầu tháng 09 ngay trước phiên họp thượng đỉnh, Ngoại trưởng Vương Nghị cũng như Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì đã bị chính giới và dư luận chất vấn liên tục về các vấn đề Hồng Kông, nhân quyền ở Tân Cương và cả về những đe dọa dùng vũ lực đối với Đài Loan.

Trong cuộc thượng đỉnh qua cầu truyền hình giữa chủ tịch Trung Quốc và các lãnh đạo Liên minh châu Âu, EU đã trực tiếp nêu ra quan ngại về tình trạng nhân quyền bị chà đạp tại nhiều nơi ở Trung Quốc.

Ảnh: Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, cùng Thủ tướng Đức Angela Merkel họp báo sau thượng đỉnh Liên Âu – Trung Quốc, ngày 14/09/2020

EU đề nghị Bắc Kinh chấp nhận « các quan sát viên độc lập » đến khu vực Tân Cương, nơi chính quyền Trung Quốc bị tố cáo tổ chức các đàn áp quy mô lớn nhắm vào cộng đồng thiểu số Duy Ngô Nhĩ. Đề xuất cử « một phái đoàn quốc tế với quan sát viên độc lập », dưới sự chủ trì của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, tới khu vực này, đã từng được ngoại trưởng Pháp nêu ra hồi tháng 07.

Theo Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, EU cần bảo vệ không chỉ các lợi ích, mà cả các giá trị của mình.

Ông giải thích : ‘‘Cuộc thượng đỉnh này không phải là một thượng đỉnh mang tính nghi thức. Đây là một thượng đỉnh có nội dung thực chất, với các luận điểm được đưa ra nhằm mục tiêu thúc đẩy việc thực thi các giá trị mà chúng tôi tin tưởng. Chúng tôi không khoan nhượng. Chúng tôi khẳng định Nhà nước pháp quyền, nhân quyền, phẩm giá của con người, cũng như việc bảo vệ các nhóm thiểu số là các chủ đề cần được đề cập đến.”

Trong một diễn biến liên quan, Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây đã ra thông báo sẽ không cho phép nhập khẩu một loạt hàng hóa, có nguồn gốc từ vùng Tân Cương, Trung Quốc. Washington cáo buộc Bắc Kinh sử dụng « các lao động người thiểu số Duy Ngô Nhĩ bị cưỡng bức ». Các cơ quan Hải quan Mỹ ban hành bốn quy định mới cấm nhập vào Mỹ các mặt hàng vải, quần áo, linh kiện tin học hay hàng mỹ phẩm, sản xuất tại các nhà máy ở Tân Cương.

Trung Kiên – Thoibao.de (tổng hợp)

>>> Hai sự thật về Nguyễn Đức Chung

>>> Học phong kiến – Đảng xử “tru di tam tộc” cụ Lê Đình Kình

>>> Sợ dân không bầu – Đảng lo xuất hiện đối lập


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023