Lo Trung Quốc phá Đại hội 13 – Phú Trọng điều quân xin “cầu viện”

Càng gần đến ngày Đại hội đảng lần thứ 13, Trung Quốc càng gây sức ép với nhà cầm quyền tại Hà Nội.

Các cuộc tập trận, bắn tên lửa và đạn thật diễn ra hết sức nguy hiểm trên Biển Đông, chỉ một sơ suất nhỏ sẽ biến thành đám cháy lớn, châm ngòi cho chiến tranh.

Cũng chính các hành động quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trên Biển Đông đã đẩy Hà Nội và New Delhi lại gần nhau hơn trong một mối quan hệ đối tác ngày càng khăng khít về quân sự được xem là để đối trọng với Trung Quốc

Việc Trung Quốc gần đây đưa oanh tạc cơ H-6J ra đảo Phú Lâm, một trong những khu vực tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, khiến Hà Nội tức giận.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ở Hà Nội Lê Thị Thu Hằng hôm 20/8, như nhiều lần trước đây lên tiếng về các hoạt động quân sự hoá của Trung Quốc trên Biển Đông, tuyên bố rằng việc triển khai máy bay ném bom H-6J, mà Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc nói là để “trấn áp và ngăn chặc các hoạt động quân sự khiêu khích của Mỹ,” là “hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam” và làm “phức tạp tình hình” trong khu vực.

Trong tháng 7 vừa qua, Trung Quốc hai lần công bố tiến hành tập trận tại khu vực Biển Đông và Bộ Ngoại giao ở Hà Nội cả hai lần đều lên tiếng phản đối khi cho rằng hoạt động này của Trung Quốc là “vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo” Hoàng Sa.

Những hoạt động này của Trung Quốc đặt lên hàng đầu trong nghị trình khi Đại sứ Việt Nam Phạm Sanh Châu gặp Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Harch Vardhan Shringla hôm 21/8, theo truyền thông Ấn Độ.

Phía Việt Nam đã thông báo với Ấn Độ về tình hình căng thẳng leo thang tại Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự tại nơi này với việc triển khai tàu, chiến đấu cơ và ít nhất một máy bay ném bom tại vùng biển mà Việt Nam nói thuộc chủ quyền của mình và cũng là nơi hãng ONGC của Ấn Độ có các hoạt động dầu khí.

Theo Giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales, một chuyên gia về quân sự trong khu vực, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc điều máy bay ném bom ra quần đảo Hoàng Sa – Trung Quốc đã từng đưa một vài oanh tạc cơ tầm xa H-6K tới khu vực này năm 2018. Tuy nhiên, theo nhận định của GS Thayer, sự cởi mở của Việt Nam về cuộc gặp của Đại sứ Châu là có ý nghĩa quan trọng.

Việc Việt Nam thông báo với Ấn Độ phần nhiều cho thấy rằng Việt Nam đang tham gia vào một hành động ngoại giao để nêu ra các hành động của Trung Quốc với mục đích tìm kiếm sự ủng hộ chính trị,” GS Thayer được South China Morning Post trích lời nói.

Ảnh: Đại sứ Việt Nam Phạm Sanh Châu (bên trái) gặp Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Harch Vardhan Shringla hôm 21/8. Ảnh: twitter của Đại sứ Phạm Sanh Châu

Truyền thông Việt Nam không đăng tải về cuộc gặp này nhưng Đại sứ Phạm Sanh Châu hôm 21/8 cho biết qua trang Twitter các nhân rằng ông đã gặp mặt Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ để “thảo luận các phương cách nhằm thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Ấn Độ.”

Trong sự kiện mà các nguồn ngoại giao gọi là cuộc gặp chính thức, Đại sứ Phạm Sanh Châu nói Việt Nam quyết tâm phát triển mối quan hệ hợp tác toàn diện mạnh mẽ với Ấn Độ.

Với việc tiếp cận Ấn Độ, Việt Nam đã cho thấy không chỉ một mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước mà còn cho thấy sự ủng hộ không ngừng của mình đối với tự do hàng hải và hàng không của Ấn Độ trên Biển Đông, theo Thạc sỹ Huỳnh Tâm Sáng của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM.

Ấn Độ và Việt Nam giờ đây cùng ở điểm hội tụ về chiến lược,” ông Sáng nói với South China Morning Post. “Cả hai bên đều phản đối việc Trung Quốc coi Biển Đông là ao nhà của mình và cùng có lợi ích trong việc gìn giữ hoà bình và ổn định trong vùng biển đầy tranh chấp.”

Cùng “mối thâm thù

Các mối quan hệ quốc tế, trong đó có Ấn Độ, đang giúp cho Việt Nam chống lại được tham vọng chiếm trọn Biển Đông và “nuốt sống Việt Nam” của Trung Quốc từ nhiều đời nay, theo nhà báo Võ Văn Tạo. Người từng chiến đấu trong quân đội nhân dân Việt Nam nói với VOA rằng Ấn Độ sẽ là nước đáng tin cậy để Việt Nam cùng liên minh chống lại Trung Quốc.

Những quốc gia mà họ không bao giờ xoá được thâm thù với Trung Quốc là Ấn Độ và Nhật Bản và tôi nghĩ (Việt Nam) liên minh được với những quốc gia đó thì mới bền vững được,” nhà báo Võ Văn Tạo nói. “Trung Quốc luôn luôn muốn nuốt vùng biên giới ở Kashmir, ỷ mạnh hơn để bắt nạn quân đội Ấn Độ mặc dù Ấn Độ là một cường quốc hạt nhân.”

Cùng nhận định trên, ông Mohan Malik của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược NESA thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng “cả Ấn Độ và Việt Nam đều nhận thấy Trung Quốc là một cường quốc theo chủ nghĩa bành trướng, không bao giờ có thể thoả mãn về mặt lãnh thổ và do đó là một mối ngụy hiểm rõ ràng và hiện tại.” Nhà nghiên cứu của NESA được South China Morning Post trích lời cho rằng Ấn Độ đang tìm cách đối phó với Trung Quốc như Trung Quốc đã làm với Ấn Độ, là “ngăn chặn và bao vây.”

Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường các mối quan hệ với Ấn Độ để giải quyết các mối lo ngại chung về hành động tuyên bố chủ quyền ngày càng tăng của Trung Quốc trên khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, theo nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại Rand Corporation, Derek Grossman.

Điều này có thể liên quan đến việc chia sẻ thông tin, huấn luyện quân sự và có lẽ là mua sắm vũ khí,” nhà nghiên cứu Grossman nói, đồng thời cho biết thêm rằng quân đội hai nước rất bổ trợ nhau vì cả hai đề chủ yếu dựa vào thiết bị quân sự từ thời Liên Xô hoặc Nga.

Quan hệ quốc phòng và quân sự giữa Ấn Độ và Việt Nam cũng đã gia tăng trong vài năm gần đây. Trong chuyến thăm gần đây nhất của một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam tới Ấn Độ cuối năm ngoái, Thứ trưởng Phan Văn Giang tuyên bố rằng hợp tác quốc phòng là một trụ cột quan trọng của quan hệ Việt Nam-Ấn Độ.

Tuy không phải là một bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông nhưng Ấn Độ coi đây là một vùng biển quan trọng khi có tới 55% lượng hàng hoá thương mại của Ấn Độ di chuyển qua ngả này và Ấn Độ cũng tham gia nhiều dự án khai thác dầu khí với Việt Nam trên Biển Đông.

Ảnh: mới đây giàn khoan Repsol phải dời đi dưới áp lực của Trung Quốc ‘khiến Việt Nam mất một tỷ đô la’ ở Biển Đông

Trung Quốc đã phản đối các dự án khai thác dầu khí của Ấn Độ nhưng Ấn Độ nói việc hợp tác khai thác năng lượng với Việt Nam trên Biển Đông là phù hợp với luật pháp quốc tế.

Sự hợp tác nhiều hơn nữa giữa Ấn Độ và Việt Nam trong các hoạt động khai thác dầu khí có thể sẽ diễn ra vì những hành động phát triển cơ sở hạ tầng vượt trội của Trung Quốc ở khu vực tranh chấp với Ấn Độ ở Kashmir, theo nhà nghiên cứu Malik của NESA.

Ấn Độ coi tự do hàng hải trên Biển Đông là trọng tâm trong tầm nhìn chiến lược của họ trong một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do là rộng mở, và theo nhà nghiên cứu Malik, điều quan trọng hơn đối với Ấn Độ là kiềm chế những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu hết khu vực biển có tranh chấp.

Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, dù cả Hà Nội và New Delhi đều có thể thấy được lợi ích trong một mối quan hệ nở rộ nhưng cả hai bên sẽ thận trọng, nhất là Việt Nam.

Việt Nam không thể để xảy ra xung đột ngày càng lớn với Trung Quốc vì Bắc Kinh có “sức mạnh đòn bẩy trong tay”, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, an ninh nguồn nước (Mekong) và Biển Đông.

Theo GS Thayer, mặc dù tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông là nguyên nhân chính gây khó chịu trong quan hệ song phương giữa Hà Nội và Bắc Kinh, “Việt Nam không muốn tranh chấp này trở thành tâm điểm duy nhất trong mối quan hệ giữa hai nước.”

Ảnh: Hành trình khảo sát của tàu Hải dương 8 của Trung quốc trong vùng Đặc quyền kinh tế EEZ của Malaysia và vùng biển chồng lấn giữa Việt nam với Malaysia, từ ngày 16-4 đến 16-5-2020. Năm ngoái tàu này quấy nhiễu ở bãi Tư Chính của Việt nam suốt gần 4 tháng (từ đầu tháng 7 tới 25.10.2019)

Và vì Việt Nam hoạt động thông qua khuôn khổ đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ, cũng như thu hút các cường quốc khác như Nhật Bản, Nga và Mỹ nên, theo GS Thayer, Hà Nội biết rằng họ có “đòn bẩy quan hệ” mà họ có thể dựa vào khi cần hỗ trợ “nếu Trung Quốc trở nên quá hung hăng.”

Thứ trưởng Quốc phòng: “Không nước nào có thể bắt Việt Nam phải chọn bên!”

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, vào ngày 2 tháng 9 trả lời câu hỏi của phóng viên báo VnExpress về nguyên tắc của nước này “không đứng về phía bên này chống lại bên kia”, nêu rõ “không ai và không nước nào có thể bắt Việt Nam phải chọn bên vì chúng tôi độc lập, tự chủ, giành và giữ độc lập bằng sức của mình“.

Trong bài phỏng vấn, ông Vịnh cũng tiết lộ về cuộc đối thoại căng thẳng với Trung Quốc thời điểm tháng 6 năm 2011 sau khi tàu hải giám Bắc Kinh cắt cáp thăm dò địa chấn tàu Bình Minh 02 của Việt Nam.

Đó là cuộc đối thoại với Trung Quốc năm 2011, khi tình hình trên Biển Đông rất căng thẳng. Lúc đó, dư luận, báo chí quốc tế và một số cơ quan truyền thông của Trung Quốc nói rất mạnh. Lãnh đạo giao nhiệm vụ cho tôi cân nhắc đáp trả.

Giữa hai lựa chọn đôi co hoặc giải thích, các cấp lãnh đạo của ta đã chọn giải thích. Tôi cùng các đồng nghiệp lên đường sang Trung Quốc.

Ảnh: Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh với cuốn sách trắng về Quốc phòng Việt nam

Hơn 10 năm làm công tác đối ngoại và nhất là qua chuyến đi đó, tôi nghiệm ra rằng, dù đối đầu nhau đến mấy cũng phải giữ cho được đối thoại. Khi ngồi với nhau rồi thì phải kiên trì, kiên trì và kiên trì.

Kiên trì làm cho đối tượng hiểu điều chúng ta muốn, biết được điều chúng ta không thể bước qua, không thể chấp nhận. Trong đối thoại, bên nào kiềm chế hơn, bên đấy sẽ thắng.

Có người đã hỏi tôi “Các ông có sợ nước lớn buộc các ông phải chọn bên?”. Tôi bảo “Chúng tôi chọn chính chúng tôi. Không ai và không nước nào có thể bắt Việt Nam phải chọn bên vì chúng tôi độc lập, tự chủ, giành và giữ độc lập bằng sức của mình”.

Có những nước luôn nói, khi họ sinh ra thế giới này đã là của họ, họ sẽ lãnh đạo, chi phối thế giới, nhưng Việt Nam không như thế. Chúng tôi quan niệm, Việt Nam là của thế giới, Việt Nam vì thế giới, nhưng giá trị của Việt Nam là của Việt Nam và Việt Nam tự bảo vệ lấy.

Một điều quan trọng nữa là sau lưng người làm công tác đối ngoại thì đất nước phải mạnh, quân đội phải vững, đường lối phải rõ ràng. Đất nước yếu, quân đội không có khả năng tốt nhất để bảo vệ Tổ quốc, đường lối lúc thế này lúc thế khác thì đối ngoại sẽ thất bại.” – Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.

Sách Trắng Quốc phòng của Việt Nam mới công bố cuối năm 2019 xác định Việt Nam theo đuổi chính sách ba không bao gồm: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia. Đồng thời, Sách trắng bổ sung thêm “không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.”

Với chính sách nhẫn nhịn Trung Quốc như vậy, liệu Bắc Kinh có chịu hài lòng với sự quy phục của ĐCS VN hay không, điều đó không ai dám chắc.

Chỉ có một điều mà nhiều người đã nhìn thấy, đó là lãnh hải của cha ông để lại cho gần 100 triệu người dân Việt Nam đã bị nhà cầm quyền Hà Nội coi như của riêng họ và sẵn sàng nhượng, cắt để được yên thân, giữ bằng được chế độ độc tài đầy tham nhũng.

Lan Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Trung Quốc lại ‘thổi lửa’ ở Biển Đông

>>> Quốc tế tẩy chay – Nội bộ đấu đá – Tập Cận Bình “thanh trừng” đối thủ

>>> Đại hội 13: Phúc không chịu về – Trọng muốn ngồi them


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT


Kasse animation 7.8.2023