Thả ngựa Ba Đình – Tô Lâm bôi bẩn Lăng Hồ Chí Minh

Link Video: https://www.youtube.com/watch?v=4cZP_iSrRRE

Sáng 8-6, buổi lễ ra mắt đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh, cảnh sát cưỡi ngựa ngay trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đại biểu Quốc hội khiến mạng xã hội xôn xao bởi hình ảnh cảnh sát cơ động hót phân ngựa trên đường. Rất nhiều bình luận hài hước và châm biếm được chia sẻ rộng rãi trên Facebook.

Việc áp dụng kỵ binh vào lực lượng cảnh sát ở Việt nam còn quá mới mẻ dưới mắt dân chúng đã quen với các phương tiện giao thông cơ giới. Hơn nữa liệu đoàn cảnh sát cưỡi ngựa có được sử dụng hiệu quả, thích nghi với địa hình và khí hậu Việt nam hay gây lãng phí ngân sách từ tiền thuế của nhân dân cũng là câu hỏi mà dư luận đặt ra nghiêm túc.

Trả lời phỏng vấn báo trong nước, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm cho biết, Cảnh sát cơ động kỵ binh sẽ phục vụ bất kể công việc gì, thậm chí là sử dụng trong lễ tân nhà nước, nghi thức quốc gia.

Bộ trưởng nói bây giờ các nước hiện đại họ cũng dùng ngựa trong thành phố, công việc cũng rất là tốt. Được phép của Chính phủ, Bộ Công an đầu tư xây dựng, có sự giúp đỡ hợp tác của nhiều nước quốc tế đã phát triển lực lượng kỵ binh này.

Hiện số lượng ngựa đang phát triển dần lên và sẽ tiếp tục được nội địa hóa, nhân giống ngựa trong nước như ngựa Bắc Hà hay ngựa ở các vùng của đồng bào miền núi đã quen thuộc địa bàn.

Bộ trưởng cũng cho biết, Đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh sẽ phục vụ bất kể công việc gì, thậm chí là sử dụng trong lễ tân nhà nước, nghi thức quốc gia.

Các nước họ cũng có hình thức như vậy, tất nhiên mình không phải đặt mục tiêu sang trọng nhưng đó là những nghi thức quốc gia chung thì tiến đến có thể nghiên cứu“, Bộ trưởng Tô Lâm nói trước mắt dùng đội kỵ binh trong phòng chống tội phạm, trong tuần tra kiểm soát.

Bộ Công an đã thành lập đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh để huấn luyện và sử dụng ngựa trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới.

Giống ngựa có sức khỏe tốt, khả năng thích nghi cao với điều kiện khắc nghiệt. Sự dẻo dai, ngoại hình phù hợp thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý các tình huống biểu tình, bạo loạn…

Đặc biệt, giống ngựa này phục vụ tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, điều kiện địa hình rất phức tạp, khi các phương tiện ô tô, xe máy, phương tiện đặc chủng không thể cơ động bằng; tham gia đấu tranh truy bắt các đối tượng truy nã ẩn náu, lẩn trốn tại các khu vực rừng núi, vùng biên giới.

Ảnh 1: Đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh ra mắt sáng 8-6

Ngoài ra kỵ binh cũng phục vụ cứu nạn, cứu hộ tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, điều kiện địa hình phức tạp; tổ chức đội hình tuần tra kiểm soát đảm bảo an ninh, trật tự tại các thành phố, các điểm đến du lịch.

Xung quanh dư luận lo ngại ngựa làm mất vệ sinh trên đường phố, qua một số hình ảnh tại nghi lễ diễu hành sáng 8.6, Bộ trưởng Bộ Công an nhận định, đây không phải sự cố chưa lường trước.

Theo Bộ trưởng Bộ Công an, do đặc tính loài ngựa có ruột thẳng, ăn và tiêu hoá liên tục, nên vấn đề đảm bảo vệ sinh khi khai thác, sử dụng ngựa sẽ được tính toán kỹ lưỡng. Đơn cử, kỵ binh của Hoàng Gia Anh có thiết bị giữ vệ sinh cho ngựa, hứng chất thải ở dưới đuôi ngựa.

Các đô thị hiện tại cũng không thiếu thiết bị để vệ sinh, hút, rửa chất thải vương vãi trên đường phố. Theo đó, Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định, việc này không ảnh hưởng nhiều vấn đề phát triển, sử dụng kỵ binh tại Việt Nam.

Các bình luận trên Facebook hầu hết đều mang tính hài hước và chế giễu xuất phát từ những đống phân ngựa xuất hiện vô tư trên đường phố.

Facebook Từ Việt Dân viết:

Sáng nay kỵ binh cảnh sát cơ động diễu hành tại đường Độc Lập. Con đường này đi qua hầu hết các cơ quan đầu não của chế độ, và qua cả mả Bác hồ nữa. Sau khi diễu phố, những con bò cưỡi ngựa sẽ đi qua tòa nhà Quốc hội, nơi các Đại biểu đang chờ duyệt binh.

Điều hài hước là những con ngựa ỉa đái tùm lum trên cả con đường xuyên qua đầu não chế độ, ỉa công khai trước mả bác hồ. Khi đứng trước các ĐBQH, những con ngựa này tiếp tục bài tiết tung tóe, bất chấp những phát biểu rỗng tuếch nhưng hùng hồn của quan chức.

Theo báo chí đưa tin, đám bò cưỡi ngựa này sẽ diễu binh từ ngày 8 – 18/6. Nếu đúng kế hoạch thì màn cứt ngựa vung vào trung tâm đầu não, thành trì của đảng sẽ còn kéo dài nữa và nhân dân sẽ có thứ để giải trí trong 10 ngày tới. Nếu cuộc diễu hành tiếp tục như kế hoạch, rất có thể Bộ Công an sẽ cấp tốc thành lập thêm Tổng cục xúc phân ngựa. Tổng Cục trưởng sẽ mang hàm Trung hoặc Thượng tướng, ăn lương ngang Thứ trưởng. Cuộc chạy đua ngồi ghế Tổng cục mới dự đoán là sẽ sôi động lắm!

Ảnh 2: dân mạng xôn xao với hình ảnh Cảnh sát cơ động kỵ binh kiêm nghề hót phân ngựa

Nhiều khi hình thức và đua đòi, cuối cùng chả ra đâu vào đâu cả.”

Facebook Nguyễn Lân Thắng thì đưa ra hẳn căn cứ Pháp Luật cụ thể rằng đoàn kỵ binh xả phân ngựa trên phố đã vi phạm “Điểm d Khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với hình thức xử phạt được quy định cụ thể như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi: Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng.

Đề nghị ông Tô Lâm nộp phạt làm gương đi.” Ông Nguyễn Lân Thắng đưa ra kiến nghị.

Nhà báo Phạm Ngọc Dương bình luận thành một bài viết như sau:

Hồi công an khu vực Hà nội sắm xe đạp, mình dự đoán rồi sẽ chả ai đi, y rằng, sau đó mình chụp được mấy cái ảnh khiến cộng đồng mạng phì cười ầm ĩ, là cả đống xe đạp nguyên tem vứt ở gầm cầu thang phường Mai Động phủ bụi hoen gỉ.

Vụ cảnh sát cưỡi ngựa rồi cũng thế thôi, chẳng chóng thì chầy, đàn ngựa cũng vào nồi cao mà thôi.

Chả hiểu ông nào nghĩ ra cái trò vui, hài hài, tếu tếu này. Thực sự là nó chả ra sao cả.

Cứ cho là hình thức cho nó vui đi. Đầy nước châu Âu cũng thế.

Nhưng mà, phải xét về lịch sử và văn hoá. Tức là, lịch sử cha ông chúng ta có sống trên lưng ngựa, lấy vó ngựa mở rộng bờ cõi không, hay chỉ ưa nhất trò “quất ngựa truy phong” thôi?

Lịch sử Việt Nam là kháng chiến du kích. Từ ngàn năm qua đến nay đều vậy. Thời xa xưa hơn nữa, khi địa giới Đại Việt chả rõ thuộc nước nào, thì cưỡi voi.

Người Việt ít cưỡi ngựa, ko phải vì ko biết cưỡi, mà giống ngựa ở Việt Nam bé quá, nhìn như con lừa, con la, con dê, con hoẵng… Người Việt đã nhỏ, cưỡi lên con ngựa, mà trông ngựa vẫn nhỏ tí xíu.

Ảnh 3: Bộ trưởng Tô Lâm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham gia lễ ra mắt đoàn kỵ binh trước lăng Hồ Chủ tịch

Thời nay, ngựa vẫn nhỏ và người thì to hơn, nên nhảy lên lưng nó nhìn thật sự thảm.

Thực ra, ngựa ở Việt Nam chủ yếu để thồ hàng, xưa thì kéo xe. Ngày nay, ở miền núi, dân sử dụng thồ bao xi măng, vài cục gạch ở chỗ chưa có đường. Thi thoảng chị em Mông vắt ông chồng say lên lưng ngựa chở về. Chứ, địa hình địa vật miền núi mà người dân cũng chẳng cưỡi ngựa, vì đi bộ còn nhanh hơn cưỡi con ngựa bé tí xíu như con hoẵng.

Quả thực, nếu muốn có tí hình ảnh công an cưỡi ngựa cho vui mắt, nên làm một đội kỵ binh ở Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai… gì đó, đi tuần biên giới chẳng hạn. Chứ ngựa ở thủ đô, nhìn vừa hài, lại tốn thêm kinh phí nuôi tổ “bưng bô” (hót phân).” Nhà báo Phạm Ngọc Dương nhận định.

Ta đang sống ở thời đại khoa học kỹ thuật 4.0, cớ chi quay lại thời kỳ kỵ binh Nguyên Mông? Tuyệt đối đừng chỉ đạo, điều hành tùy hứng. Nếu cho cảnh sát cơ động cưỡi ngựa trên đường phố Hà Nội thì phải sửa đổi Luật Giao Thông Đường Bộ, cần có trại nuôi ngựa, xây dựng nhà máy sản xuất móng sắt ngựa, nghiên cứu sáng chế túi đựng phân, nước đái ngựa để không rơi vãi trên đường làm mất vệ sinh”, luật sư Trần Đình Triển viết hồi tháng Giêng.

Luật sư Lê Quốc Quân viết:

Sáng nay, Đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động của bộ CA ra mắt. Một bài phát biểu quan trọng được “phọt” ra. Nhiều lãnh đạo đảng và Quốc hội chứng kiến. Đội cảnh sát sau đó đã phải dọn dẹp cái mà ” Đoàn cơ động kỵ binh” để lại.

Hy vọng sau khi đã cho Lãnh đạo nếm đủ hương vị, đoàn ngựa giống “Mông Cổ” này không bị xếp xó như các “xe đạp” của Công an phường trước đây.

Ảnh 4: sau lễ ra quân rầm rộ, bây giờ hầu hết xe đạp ở các đồn công an đều đắp chiếu bỏ vào kho vì không ai sử dụng

Trái ngược với các báo trong nước, mạng xã hội có những nhận xét cho rằng cảnh sát cơ động kỵ binh kém hẳn vẻ oai vệ so với kỵ binh các nước, rằng ngựa giống như lừa, rằng ngựa gầy, nhỏ bé,…

Mấy con ngựa chạy như thế trên đường Việt Nam vào buổi trưa nếu không bị thối móng hỏng chân thì cũng mau kiệt sức chết lắm”, Facebook Trần Minh Hiền viết.

Giống mấy con Lừa quá”, theo Facebook Nhân Nghĩa.

Facebook Lê Trọng Hùng Gàn đặt câu hỏi:

Tại sao ngựa chúng ta nhập từ Mông Cổ về mà nhỏ xíu như vậy phải chăng nó đã bị đánh tráo?

“Không chê bai cảnh sát kỵ binh hay ị binh đâu. Ngựa nó ị ra trên đường phố thì đã có các bánh xe máy, ô tô lăn tới lấy đi ít nhiều rồi, chưa kể tối đến có công ty môi trường đô thị đi dọn dẹp. Mùi tí thì chỉ cần đeo khẩu trang vào là được.

Quan trọng đây là hình ảnh mới của Thủ đô, một lực lượng cảnh sát mới trông oai phong, có khă năng di chuyển nhanh và quản lý đám đông tốt nhờ chiều cao của ngựa.

Nói đến hình ảnh oai phong và chiều cao của ngựa, mới chợt nhận ra rằng cảnh sát Việt Nam cưỡi ngựa giống con la, con lừa. Chiều cao nó thấp hơn cả người, đầu nó cứ cúi gằm xuống.

Ngay Indonesia là nước châu Á có hoàn cảnh và con người tương đồng như Việt Nam, cảnh sát họ cũng cưỡi con ngựa trông oai phong hơn.

Cùng một công dọn cứt, hãy chọn ngựa oai phong mà cưỡi.”

Nguyễn Lân Thắng bình luận:

Không biết lãnh đạo phát biểu gì mà ngựa phọt cả cứt.

Bác Hồ ơi. Chúng nó mua ngựa về dày xéo cửa mả bác cả sáng nay rồi ỉa ra một đống to tướng. Mấy con ngựa này rất phản động. Chúng nó quay đít vào lăng bác rồi ỉa đầy đường. Cần nghiêm trị mầm mống phản loạn này bằng cách cho chúng hết vào nồi thắng cố.”

Ảnh 5: đoàn kỵ binh tiếp cận lăng Hồ Chủ tịch

Luật sư Hà Huy Sơn nói:

Đẹp quá. Cứt ngựa cũng đẹp. Đội mũ bảo hiểm đi xe mô tô, cưỡi ngựa. Nhìn dàn Cảnh sát cưỡi ngựa giống y cái cảnh “Quần đùi mặc áo bông, chân đi guốc mộc”. Người to hơn ngựa, mấy con ngựa nhập khẩu này không hợp thuỷ thổ, chả mấy bữa phải đem nấu cao. Lấy tiền thuế của dân cốt chỉ làm cảnh, tiêu tốn vô cùng.

Facebook Lê Hoàng ở Hà nội nói:

Mọi người cùng được một bữa chiêm ngưỡng Binh đoàn ngựa ỉa đầy trước nhà quốc hội .

Các anh CSCĐ ko những biết cưỡi ngựa hay còn khéo trong việc hót cứt ngựa nữa thật đáng khen.”

Một Facebooker đang sống tại Pháp bình luận:

Nghe đồn ở Việt Nam đang muốn thực hiện như các nước, việc cưỡi ngựa diễu binh, mạng xã hội rần rần ảnh ọt. Hiện giờ, cái người ta quan tâm hơn cả là giời thì nóng có khi đạt đến 40 độ C mà còn thêm mùi phân ngựa nữa thì sống sao … hehe.

Lại bàn chuyện ở bển. Ở Pháp, rất dễ dàng bắt gặp tại các tuyến phố ở trung tâm hình ảnh cảnh sát cưỡi ngựa tuần tra.

Khu trung tâm nhưng còn giữ lại kha khá đường đất, đường lát đá chứ không bê tông hóa hết và các quận đều có các khu vườn, bãi cỏ rất nên thơ lãng mạn, tập trung đông khách du lịch và người dân, quán xá vỉa hè.

Giờ đi tuần và tuyến đường chắc hẳn được sắp xếp hợp lý, còn phân thì vẫn có và không phải cứ ngựa vừa đi qua sẽ được hót ngay lập tức.

Phân có mùi không? Dĩ nhiên có. Có khó chịu không? Còn tùy lúc và trời thì chủ yếu lạnh, có nóng cũng nhiệt độ thấp hơn VN. Có khi trời vừa mưa xong, mùi phân ngựa hòa cùng mùi hoa cỏ, cây cối lại thành thứ mùi lãng mạn, thi vị.

Đội kỵ binh nào cũng vậy, tất cả đều có một nỗi ám ảnh chung cần phải giải quyết, mang tên: phân ngựa.

Nếu bạn chưa hình dung được cơn ác mộng ấy kinh khủng như thế nào thì đây: con ngựa các đội kỵ binh thường sử dụng thuộc giống ngựa lùn, mỗi ngày thải ra khoảng 18kg phân, trung bình là… 7 tấn mỗi năm, chưa tính hàng nghìn lít nước tiểu.

Một chú ngựa cảnh sát trung bình làm việc khoảng 8 tiếng mỗi ca, 5 ngày trong tuần, nghĩa là sẽ có khoảng 1400kg phân xuất hiện trên đường phố mỗi năm. Và dĩ nhiên là khi đã có phân thải ra, sẽ có người phải đi dọn, còn người đó là ai thì cần phải xem xét.

Ảnh 6: đoàn kỵ binh diễu hành với những đống phân ngựa ngổn ngang ám ảnh

Hoàng Trung từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Giảm lệ thuộc Trung Quốc – Việt Nam thông qua EVFTA

>>> Việt Nam: Dân vào “chảo lửa” và nền tư pháp “mù”

>>> Triệt phá đường dây buôn người tại Tây Âu liên quan đến vụ 39 người Việt Nam chết trong xe “đông lạnh”

TQ thâu tóm đất đai, “thao túng” Chính trị – VN tìm cách thoát ra