Séc hạ tượng nguyên soái Liên Xô – Nghệ An rước Lê Nin dựng giữa đường

Căng thẳng ngoại giao giữa CH Czech và Nga lại gia tăng sau khi chính quyền thủ đô Prague tháo dỡ tượng nguyên soái Ivan Konev, anh hùng Liên Xô hôm 03/04/2020 để cho vào bảo tàng.
Chính quyền Nga ngay lập tức đã làm hai động tác: mở cuộc điều tra hình sự về tội xâm hại biểu tượng quân đội Nga, và yêu cầu CH Czech “hoàn trả tượng ông Konev”.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu, đã nói với người tương nhiệm Czech, ông Lubomir Metnar, rằng Nga sẵn sàng trả hết chi phí vận tải để đưa tượng ông Konev về Moscow.

Thế nhưng chính phủ Czech nói việc giải quyết bức tượng thế nào là do chính quyền thành phố Prague quyết định, theo Reuters.
Từ cuối năm 2019, quận Prague 6 và các thành viên hội đồng địa phương thuộc một đảng trung hữu ở Czech đã nêu kiến nghị di dời bức tượng Konev đi chỗ khác.
Quyết định này đã gây ra phản đối mạnh từ Đại sứ quán Nga ở CH Czech và bị đảng Cộng sản Czech lên án.
Bức tượng dựng thời Tiệp Khắc còn thuộc khối XHCN do Liên Xô lãnh đạo đã bị một phần dư luận Czech sau Chiến tranh Lạnh coi là biểu tượng của quá khứ, cần phải dọn đi.
Sau đó, vì gây tranh cãi nhiều, chính quyền Prague cho tạm phủ bạt bức tượng để tránh không bị một số người chống Nga bôi bẩn.
Đến hôm đầu tháng 4 năm nay thì tượng được chính thức đem đi chỗ khác.
Thành phố Praque cũng từ chối lời yêu cầu của Nga đòi họ trả lại bức tượng và cho hay họ sẽ “đối xử lịch sự” với tượng ông Konev.
Có vẻ như người ta sẽ đem pho tượng này vào một bảo tàng.
Tại một số quốc gia Đông Âu hậu cộng sản, đã có hiện tượng tượng lãnh tụ cũ, gồm cả Lenin, Stalin, được cho vào “công viên tượng” như ở vùng Baltic, và ở Hungary.

Nhân dịp này, một số báo châu Âu nói lại về lịch sử quan hệ khó khăn của người Czech với láng giềng khổng lồ là Nga và câu chuyện “công và tội” với các nhân vật Liên Xô.

Liên Xô, và Nga sau này coi Nguyên soái Ivan Konev là “người giải phóng Prague“.
Nguyên soái Ivan Konev được các nhóm công nhân Prague thân cộng sản chào đóng khi cùng Hồng quân tiến vào thành phố ngày 9/05/1945
Nhưng một số sử gia Czech nói ông Konev đưa Hồng quân vào Prague ngày 9/05/1945 sau khi thành phố này đã vắng bóng quân Đức được vài hôm.
Các sử liệu của Anh nói trên thực tế vào những ngày cuối của Thế Chiến 2 ở Đông Âu, cả quân Mỹ và Liên Xô đều chỉ “đi qua” thành phố Prague để tập trung đánh vào Đức.
Đại tướng Dwight Eisenhower, tổng tư lệnh liên quân Anh – Mỹ – Pháp ở châu Âu đã đồng ý với Tướng Aleksei Antonov của Liên Xô rằng quân Mỹ sẽ dừng ở tuyến Karlovy Vary (Carlsbad) – Plzen- Ceske Budejovice.
Quân Liên Xô sau khi mở mặt trận ở Slovakia chỉ tính đến việc để đánh vào Dresden của Đức.
Mỹ còn cử một hai sỹ quan quân báo lái xe từ Plzen vào Prague xem tình hình ra sao, họ đã không ở lại thành phố mà quay về trong ngày.
Liên Xô chỉ mở chiến dịch Prague ngày 07/05/1945 sau khi thấy du kích cộng sản Czech đã làm chủ nhiều khu phố của Prague.
Sau khi tiến quân vào thủ đô Czech, Liên Xô đã ngay lập tức vây bắt và triệt hạ các nhóm hoạt động Czech thuộc phái không cộng sản.
Với nhiều người Czech, Nguyên soái Konev phải chịu trách nhiệm đã đem quân Liên Xô đàn áp khởi nghĩa Budapest 1956 ở nước láng giềng Hungary, và điều động quân đội khối Hiệp ước Warsaw xâm lăng Tiệp Khắc và đàn áp khởi nghĩa Prague năm 1968.

Người dân Tiệp khắc không thể quên sự kiện lịch sử mang tên “Mùa xuân Prague” đã bị đàn áp đẫm máu bởi quân đội Liên xô năm 1968.

Ngày 21/8/1968, hàng chục người bị giết chết trong cuộc trấn áp quân sự của quân đội Liên Xô và năm quốc gia tham dự Hiệp ước Warsaw.
Xe tăng Liên Xô kéo vào thành phố, nghiền nát cuộc thử nghiệm “chủ nghĩa xã hội với bộ mặt người“.
Một số thành viên lãnh đạo của phong trào tự do Tiệp Khắc bị bắt giữ, trong đó có Thủ tướng Alexander Dubcek.
Hãng thông tấn Liên Xô, Tass, nói rằng việc “kháng cự” được thực hiện theo yêu cầu của các thành viên trong chính phủ và các lãnh đạo Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, nhằm chống lại “các lực lượng phản cách mạng“.
Tuy nhiên, trong một bài diễn văn bí mật phát trên kênh phát thanh, Chủ tịch nước Tiệp Khắc Ludvik Svoboda lên án việc các đồng minh khối Hiệp ước Warsaw chiếm đóng lãnh thổ là bất hợp pháp, và đã được thực hiện mà không được sự đồng ‎ý của chính phủ Tiệp.
Tổng thống Hoa Kỳ khi đó, Lyndon Johnson nói cuộc xâm chiếm là sự vi phạm rõ ràng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, và những l‎í do Liên Xô đưa ra để biện minh cho việc này là “hoàn toàn bày đặt“.
Đó là lời bình luận đáng buồn trong tư duy những người cộng sản khi họ cho rằng dấu hiệu tự do tại Tiệp Khắc bị coi là mối đe dọa căn bản cho an ninh của hệ thống Xô-viết,” ông nói.
Giới chức Tiệp Khắc đã ra lệnh cho lực lượng quân đội với số lượng đông áp đảo của mình không đánh trả, và kêu gọi dân chúng kiềm chế.   

Việc thay đổi hướng đi của Tiệp Khắc bắt đầu khi ông Dubcek, người Slovakia, trở thành lãnh đạo Đảng Cộng sản vào tháng 1/1968.  

Một chương trình cải cách dân chủ diện rộng bắt đầu được đưa ra, mở đầu cho phong trào “Mùa xuân Prague“.
Trong ngày 21/8/1968, những đám đông tụ tập trên đường phố, hô vang ủng hộ ông Dubcek và đòi lính nước ngoài rút về nước.
Hầu hết sự phản kháng diễn ra quanh khu vực đài phát thanh Prague.
Sau đó, các thanh niên Tiệp ném bom xăng và thậm chí còn tìm cách chiếm xe tăng Nga.
Các tường thuật nói một số xe tăng và xe tải chở đạn dược bị phá hủy, nhưng binh lính Liên Xô đáp trả bằng súng máy và nã pháo. Ít nhất có bốn người bị bắn chết.
Tại các khu vực quảng trường Wenceslas và Phố Cổ, hàng trăm thanh niên dựng rào chắn và lật đổ xe tải cỡ lớn nhằm chặn đường tiến của đối phương.
Các chỉ huy Liên Xô và của khối năm thành viên Hiệp ước Warsaw sau đó áp lệnh thiết quân luật vào ban đêm và dọa bắn bỏ bất cứ ai dám vi phạm lệnh này.
Toàn bộ các tuyến đường xe lửa, đường bộ và đường không ra khỏi Tiệp đều bị đóng trong lúc binh lính nước ngoài tiếp tục tiến vào. Ước tính có khoảng gần 175 ngàn lính tham gia chiến dịch.
Sau cuộc xâm chiếm, ông Dubcek và các gương mặt chính trị khác bị cấm hoạt động và bị thay thế bằng một chế độ cộng sản đàn áp hà khắc. Toàn bộ các cải cách trước đó bị tuyên bố vô hiệu, hoặc bị bỏ, không thực hiện.
Cuộc xâm chiếm bị lên án mạnh mẽ trên thế giới.
Đáng kể là có đảng cộng sản ở các nước Nam Tư và Romania tuyên bố họ không dính gì tới các hành động của Liên Xô.
Cũng như những gì từng xảy ra tại Hungary hồi 1956, phương Tây không hành động gì.
Khi đó, Hoa Kỳ đang trong giữa kỳ bầu cử tổng thống và đang bận rộn với cuộc chiến Việt Nam.
Đảng Cộng sản cuối cùng bị lật đổ tại Tiệp Khắc vào 24/11/1989, và ông Dubcek vinh quang trở lại thủ đô Prague.
Ông trở thành lãnh đạo của chính quyền hậu cộng sản trong diễn biến về sau được gọi là Cách mạng Nhung.

Báo chí trong nước Việt nam, mới đây cho hay nhà cầm quyền tại Nghệ An đã lên tiếng bác bỏ ‘tin xuyên tạc’ về tượng Lenin ở thành phố Vinh sắp được khởi công xây dựng cho người dân chiêm ngưỡng.

Ảnh: Bí thư Hoàng Trung Hải và các đại biểu TP Hà Nội đặt hoa tưởng niệm tại Tượng đài V.I.Lê-nin sáng 7/11, tại Công viên Lê-nin, quận Ba Đình, Hà Nội

Tỉnh Nghệ An cho biết tượng Lenin cao 3 mét đúc ở Nga sẽ được đưa về thành phố Vinh khi dự án hoàn thành dự kiến vào cuối tháng 3 năm nay. Theo thông tin công bố của báo Việt Nam hôm cuối tuần qua, đây là công trình “đã được sự đồng ý của Trung ương, của tỉnh Nghệ An” và thành phố Vinh đang triển khai xây dựng.
Dự kiến tượng đài sẽ đặt ở Ngã 5 của thành phố với tổng diện tích dự án khoảng 4.300 m2.
Tượng có chiều cao 3m, đúc bằng đồng, được chế tác tại tỉnh Ulyanovsk, Liên bang Nga, sau đó vận chuyển Nghệ An,” báo Việt Nam trích đăng từ tỉnh ủy Nghệ An.
Công trình này thể hiện mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa tỉnh Nghệ An – quê hương Bác Hồ vĩ đại và tỉnh Ulyanovsk – quê hương của Lênin, vị lãnh tụ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đồng thời thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước Việt – Nga.”
Trên mạng xã hội Việt Nam thời gian qua đã có một số ý kiến phê phán công trình này.
Việc đầu tiên bị nêu ra là chi phí cao cho công trình ở một tỉnh nghèo.
Báo Thanh Niên xác nhận rằng kinh phí xây dựng vườn hoa, đài phun nước cho công trình này lên đến hơn 8 tỷ VND.
Nay, báo Việt Nam nói “lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy khẳng định thông tin trên mạng xã hội những ngày qua không chính xác, xuyên tạc với dụng ý xấu“.
Tuy nhiên, tỉnh ủy Nghệ An không nói “thông tin không chính xác” đó là gì.

Lý do thứ hai, theo những người chỉ trích, là sự lỗi thời của nhân vật Lenin, biểu tượng của mô hình cộng sản ưa bạo lực ở Nga sau 1917.

Ảnh: cụ bà ở xã Tân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An – được xã trao phong bì bên trong chỉ có 10.000 đồng tiền mừng thọ Tết Canh Tý 2020

Một bài đăng trên báo tiếng Việt ở Hungary hồi 2014, cho rằng tôn thờ Stalin hay Lenin đều là “sùng bái cá nhân mù quáng“.
Ngoài ra, “Lenin trước sau như một ủng hộ sự áp dụng bạo lực cách mạng như một phương tiện cần thiết và tiên quyết để giải quyết những mâu thuẫn trong xã hội và chính trị“.
Sau khi Liên Xô giải tán, nhiều nước cộng hòa từng thuộc liên bang đã cho kéo đổ tượng Lenin, coi đó là biểu tượng của nền thống trị áp bức từ Moscow.
Sự hiện diện của Lenin qua tượng tại Hà Nội và trong sách báo, tranh ảnh của nhà nước Việt Nam lại có ỵ́ nghĩa hơi khác.
Đó là việc khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất, toàn bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức vẫn theo đường lối Leninist.
Facebook Nhất Chi Mai nói: Lenin là một kẻ tàn bạo, một tội đồ của nhân loại. Chẳng lẽ chính quyền tỉnh Nghệ An dựng tượng Lenin vì tôn thờ bạo lực, giết chóc? Facebook AB Bùi nhắc lại: Lenin là người khởi xướng mô hình nhà nước XHCN kiểu Xô viết. Người ta ước đoán, trong thế kỷ 20, các nhà nước cộng sản đã giết hàng trăm triệu người và Lenin phải chịu trách nhiệm trước nhân loại về tội ác này.
Sự kiện Nghệ An xây công viên tưởng niệm và dựng tượng Lenin khiến hàng chục ngàn người sử dụng mạng xã hội chuyển cho nhau xem lại thông tin, rằng năm 2018, Nghệ An chỉ thu được 12.691 tỉ trong khi chi tới 23.780 tỉ.
Khoản thiếu hụt do chênh lệch thu – chi hơn 11.000 tỉ đồng ấy tất nhiên là tiếp tục đi xin như đã, đang và sẽ còn xin hỗ trợ.
Trung Tran đã thử tính (lấy 11 ngàn tỷ chia cho 365 ngày) và nhắc nhở mọi người: Mỗi ngày, toàn quốc đang phải cấp cho Nghệ An khoảng 30 tỉ đồng để chi tiêu và Nghệ An hăm hở… dựng tượng Lenin.

Hoàng Lan từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023