Dịch Cúm Vũ Hán: Trung Quốc mua chuộc Châu Âu chống lại Mỹ?

https://www.youtube.com/watch?v=5StgQ7UPdk8

Khi châu Âu trở thành tâm điểm của dịch Cúm Vũ Hán, Bắc Kinh tăng cường hỗ trợ hoặc cam kết giúp đỡ từng chính phủ trong khối EU trong lúc khẩu chiến với Mỹ. Đây là Kết quả của một cuộc chiến lý trí mà Trung Quốc xem ra đang thắng lợi, ít nhất là cho tới thời điểm này, theo nhận định trên tờ Straits Times.

Đài phát thanh nước Pháp RFI nhận định: Đây là cơ hội bằng vàng để Trung quốc tô điểm lại hình ảnh của mình, đồng thời đào sâu sự chia rẽ tại châu Âu và giữa Mỹ với châu Âu.

Đối với Bắc Kinh, vươn tới EU là một phần trong nỗ lực trèo trở lại vào vai trò lãnh đạo quốc tế sau khi đã thoạt đầu che đậy bệnh dịch khiến virus lan tràn ra khỏi biên giới.
Về mặt địa chính trị, động thái của Bắc Kinh tự dán nhãn cho mình như cứu tinh của châu Âu nhằm cải thiện vị thế trên sân khấu quốc tế khi cả đôi bên đang có xích mích với chính quyền Mỹ do Tổng thống Donald Trump lãnh đạo, theo Straits Times.
Tuần này, Chủ tịch Trung Quốc mô tả việc Bắc Kinh triển khai hàng loạt viện trợ y tế sang châu Âu là nỗ lực ‘Con đường Tơ lụa Y tế’, nối dài sáng kiến Vành đai Con đường về cơ sở hạ tầng và thương mại.
Cùng với các hỗ trợ được quảng bá rầm rộ của nhà nước Trung Quốc dành cho Ý, các công ty tư nhân cũng rải viện trợ khắp châu Âu nhân danh Bắc Kinh hầu đánh bóng hình ảnh của Trung Quốc từ Pháp tới Ukraine.
Trong bối cảnh châu Âu gặp khó khăn vì dịch bệnh, Tờ Le Figaro đặc biệt ghi nhận sự kiện “Trung Quốc tung chiến dịch ngoại giao khẩu trang”, tựa bài phân tích ở trang quốc tế.
Đối với Le Figaro, tình trạng rối loạn y tế mà dịch Cúm Vũ Hán đang tạo ra tại châu Âu và Hoa Kỳ, là cơ hội bằng vàng cho Bắc Kinh để đánh bóng lại hình ảnh bị hoen ố năng nề sau những sai sót ban đầu trong cách xử lý dịch bệnh vào lúc bùng lên tại Vũ Hán.

Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình đang tiếp xúc các nhà lãnh đạo EU để quảng bá Chiến lược Vành đai và con đường của ông ta,

Theo Le Figaro, dịch Cúm Vũ Hán đã phơi bày những vết rạn nứt trong nội bộ châu Âu cũng như giữa châu Âu và nước Mỹ thời tổng thống Donald Trump, những kẽ nứt mà Trung Quốc đã chen vào để khoét rộng từ nhiều năm nay.

Le Figaro trước hết nêu bật một loạt cử chỉ của Trung Quốc đối với các nước đang bị lún sâu vào cuộc khủng hoảng Cúm Vũ Hán: Tặng cho nước Pháp 1 triệu chiếc khẩu trang, cử 300 bác sĩ qua Ý cùng với trang thiết bị để giúp chống dịch, cung cấp thiết bị hay trợ giúp y tế cho hàng chục quốc gia và tổ chức quốc tế, từ Nhật Bản, Pakistan cho đến Lào, Thái Lan… Tại châu Âu, ngoài Pháp và Ý, Bắc Kinh cũng ra tay giúp đỡ nhiều nước vùng Balkan, đặc biệt là Serbia
Chuyên gia Natasha Kassam thuộc viện nghiên cứu Lowy tại Úc cho rằng: “Đây là một cái tát mới vào mặt liên minh phương Tây, đặc biệt là liên minh giữa châu Âu và Hoa Kỳ. Viện trợ mà Trung Quốc dành cho Ý nổi bật lên thành một điểm tốt, đối nghịch với những tin đồn về những nỗ lực thô bạo của Trump để dành lấy một loại vác-xin từ một phòng thí nghiệm của Đức. Điều đó rất tốt cho hình ảnh của Trung Quốc”.
Thực ra nhu cầu về khẩu trang trong nội địa Trung quốc không đủ dùng trong nước nhưng họ vẫn tung khẩu trang ra thế giới.
Đối với Le Figaro, dù là nhà sản xuất khẩu trang số một thế giới, Trung Quốc hiện vẫn phải đối mặt với sự thiếu hụt loại phương tiện bảo vệ này dù nhu cầu cực lớn tại các thành phố châu Á. Thế nhưng Bắc Kinh đã tăng sản lượng lên gấp 10 lần trong vài tuần bằng cách huy động tối đa guồng máy công nghiệp của họ.

Từ mức 10 triệu chiếc mỗi ngày vào đầu tháng 2, trong vài ngày, sản xuất khẩu trang tại Trung Quốc đã tăng vọt, lên đến 54 triệu vào ngày 22/02, trước khi đạt kỷ lục 116 triệu đơn vị mỗi ngày kể từ ngày 29/02. Kỳ tích công nghiệp này đã có thể thực hiện được nhờ việc huy động các đại tập đoàn, sẵn sàng chuyển đổi công việc sản xuất, như tập đoàn dầu hỏa Sinopec, hay thậm chí là Foxconn của Đài Loan, thường sản xuất iPhone.

Twitter của bà Hoa Xuân Oánh người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ghi rằng người dân nước Ý hô vang “cảm ơn Trung Quốc”, và quốc ca Trung Quốc. Thực ra điều này sai sự thật vì dân Ý đang hát quốc ca nước họ và cũng không hô “cảm ơn Trung quốc”,

Trong bối cảnh sự gia tăng sản xuất ngoạn mục này vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu nội địa khổng lồ của quốc gia đông dân nhất thế giới này, với 530 triệu công nhân viên Trung Quốc cần khẩu trang mỗi ngày, Bắc Kinh vẫn đang thúc đẩy các nhà công nghiệp đáp ứng nhu cầu toàn cầu, vì đã đánh hơi được cơ hội kinh tế và ngoại giao.
Trước lúc nổ ra cuộc khủng hoảng Cúm Vũ Hán, Trung Quốc đã là nhà sản xuất một nửa khẩu trang của hành tinh và đang cố tăng thêm thị phần.
Thế nhưng, theo Le Figaro, các nước châu Âu trong đó có Pháp sẽ phải tìm nguồn cung ứng khác, và nhất là dựa vào chính mình để có thể đáp ứng nhu cầu của người dân của mình trong trường hợp khẩn cấp như hiện nay.
Le Figaro kết luận: Đó sẽ là một bài toán hóc búa khác cho giới lãnh đạo phương Tây, những người đã chuyển cơ sở sản xuất sang Trung Quốc và hiện đang phải trả giá đắt cho sự lệ thuộc công nghiệp vào Bắc Kinh.
Hôm 18/3, đại sứ Trung Quốc tại Athens giao hơn 50 ngàn khẩu trang cho Bộ Y tế Hy Lạp.
Tập đoàn Alibaba và Quỹ Jack Ma cũng tham gia không vận hàng tiếp tế tới Bỉ và Ukraine.

Sứ quán Trung Quốc loan báo viện trợ đang được đưa tới Pháp, Bulgaria và Slovakia cũng nhận được viện trợ, trong khi Chủ tịch Trung Quốc cũng đã hứa với Thủ tướng Tây Ban Nha rằng Bắc Kinh hỗ trợ nước này chống dịch bệnh.

Các nước khác trong lúc này cũng quay sang Trung Quốc. Cyprus, Luxembourg và ngay cả Na-uy cũng kêu gọi Bắc Kinh ủng hộ hoặc đang cân nhắc tới việc này.
Việc Trung Quốc đề nghị đóng góp cho EU nói chung và cho từng nước thành viên trong khối ‘hết sức được cảm kích’, một phát ngôn nhân EU được Straits Times dẫn lời.
Tuy nhiên, EU xem sự hỗ trợ này mang tính cách đối ứng vì khi Trung Quốc cần giúp EU đã nỗ lực hết lòng hỗ trợ.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Ursula von der Leyen, lưu ý rằng EU đã quyên tặng 50 tấn thiết bị cho Trung Quốc hồi tháng Giêng khi bà lên Twitter đăng tin Trung Quốc loan báo sẽ cấp 2 triệu khẩu trang phẫu thuật, 200 ngàn khẩu trang N95 và 50 ngàn bộ xét nghiệm sang châu Âu.
Bà Lucrezia Poggetti, nhà phân tích tại Viện Mercator ở Đức chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, cho rằng lúc này hãy còn quá sớm để biết rằng việc Trung Quốc vươn tới châu Âu có mang lại tác động lâu dài hay không.
Nhà nước độc đảng Trung Quốc và hồ sơ nhân quyền của Bắc Kinh thường bị đánh giá tiêu cực tại châu Âu, nhưng hành động của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng hiện nay có thể giúp Bắc Kinh chinh phục được một chút.

Mỹ-Trung vẫn tiếp tục cuộc chiến giành ảnh hưởng toàn cầu, Bắc Kinh tuần này vừa trục xuất hơn chục ký giả Mỹ trong khi cũng tìm cách đánh lạc hướng những chỉ trích về cách xử lý bệnh dịch của họ.

Tổng thống Trump nhiều lần gọi COVID-19 là ‘virus Trung Quốc’ khiến Bắc Kinh phẫn nộ. Ông cũng cấm cửa những ai tới từ châu Âu để ngăn ngừa dịch bệnh, khiến cho EU rất bức xúc.
Tại họp báo ở Nhà Trắng ngày 17-3, giải thích lý do vì sao gọi virus corona chủng mới là “virus Trung Quốc“, Tổng thống Donald Trump khẳng định đó là tên gọi chính xác vì nó có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Trung Quốc đã tung tin sai lệch rằng quân đội chúng tôi mang virus vào nước họ. Đây là thông tin sai. Tôi phải gọi virus này bằng cái tên mà nó xuất hiện đầu tiên hơn là tranh luận với họ. Nó có nguồn gốc từ Trung Quốc. Do đó, tôi nghĩ đây là một cụm từ rất chính xác” – ông Trump nêu.
Thế giới đang phải trả giá đắt cho những gì họ [TQ] đã làm”, ông Trump nói, đề cập đến tuyên bố của ông rằng các quan chức Trung Quốc đã không chia sẻ thông tin sớm hơn về sự bùng phát của Cúm Vũ Hán sau khi nó được phát hiện ở Trung Quốc.
Lẽ ra nó phải được ngăn chặn ngay tại nơi nó khởi phát ở Trung Quốc”, ông Trump nói trong một cuộc họp báo ở Nhà Trắng. Ông lập luận rằng các quan chức Mỹ sẽ có thể hành động nhanh hơn giá như ban đầu chính quyền Trung Quốc chia sẻ đầy đủ thông tin về bệnh dịch, xuất phát từ thành phố Vũ Hán.

Hồi cuối tháng Một năm nay, ở Trung Quốc có một tin đồn liên quan tới việc “Quân đội Mỹ phát tán virus trong thời gian tổ chức Thế vận hội Quân sự tại Vũ Hán” đã được lan truyền rộng rãi trên khắp các kênh thông tin tại Đại Lục.

Trong nước Trung Quốc có một bài viết thông tin rằng “Nơi ở của các tuyển thủ Mỹ khá gần với chợ hải sản Hoa Nam”, “Tuyển thủ Mỹ biểu hiện khá kém trong trận đấu” và “Thời gian lần đầu tiên virus truyền sang người trùng khớp với thời gian kết thúc Thế vận hội Quân sự”, và kết luận đây là bằng chứng cho thấy “Quân đội Mỹ đã phát tán virus vào Trung Quốc”.
Tổng hợp những tin đồn này, ngày 12/3, ông Triệu Lập Kiên, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã viết trên Twitter cá nhân bằng tiếng Anh, công khai cáo buộc “Quân đội Mỹ đã mang dịch bệnh tới Vũ Hán”, đồng thời yêu cầu Chính phủ Mỹ đưa ra lời giải thích.
Bất bình với thái độ này, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo ngày 16/3 đã điện đàm với ông Vương Khiết Trì phản đối mạnh mẽ về việc tung tin đùn đẩy nguyên nhân dịch Cúm Vũ Hán cho Mỹ.
Ông nhấn mạnh: “Hiện nay không phải là lúc phát tán những thông tin không đúng sự thực và những tin đồn giả dối, mà là lúc các nước cần đoàn kết chống lại mối đe dọa chung.”
Cũng vì thế nên Tổng thống Mỹ Donald Trump, lần đầu tiên nhắc tới “virus Trung Quốc” trên Twitter của mình. Ông Trump nói: “Hoa Kỳ sẽ tăng cường hỗ trợ các ngành chịu ảnh hưởng nặng nề từ virus Trung Quốc như ngành hàng không. Chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn bao giờ hết!”
Trước đó, khi nhắc tới viêm phổi Vũ Hán, ông Trump đều dùng từ “virus corona”.

Về thái độ và âm mưu của Bắc kinh đang muốn thay đổi lịch sử của nạn dịch Vũ Hán, cư dân mạng cho rằng, nói “virus Trung Quốc” vẫn không đủ chuẩn xác, mà nên gọi là “virus Đảng Cộng sản Trung Quốc” mới đúng, bởi vì đây là virus được tạo ra dưới sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng là nhằm vào Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đảng Cộng sản Trung Quốc phải trả giá đắt cho việc virus hủy diệt thế giới này”.

Thu Thủy từ TpHCM – Thoibao.de (tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023