Việt Nam tung hỏa mù về năng lực y tế

Sau khi tự hào chính thức ra mắt bộ kít phát hiện cúm viêm phổi Vũ Hán ‘made in Vietnam’ chuẩn WHO, Việt Nam lại đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ kit chẩn đoán nhanh loại cúm này. Những thông tin trái chiều gần đây được công bố trên truyền thông Việt Nam đã làm dư luận không khỏi hoang mang, lo lắng.

Sáng 15/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã tiếp Đại sứ Hàn Quốc để cùng chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán trong đó đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ kit chẩn đoán nhanh cúm mới này.

Tại cuộc gặp, vị thứ trưởng đề nghị phía Hàn Quốc chia sẻ bài học kinh nghiệm về việc xét nghiệm cùng lúc số lượng lớn mẫu bệnh phẩm, đồng thời đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ “các sinh phẩm, kit chẩn đoán nhanh, trang thiết bị xét nghiệm”.
Hàn Quốc được coi là một trong những ổ dịch lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc. Dù dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát nhanh trong thời gian ngắn, nhưng Chính phủ Hàn Quốc đã nhanh chóng chặn đứng được bệnh dịch với những kết quả đáng ghi nhận.
Thay vì phong tỏa như các nước, Hàn Quốc đã sản xuất được kit chẩn đoán nhanh bệnh viêm phổi Vũ Hán. Thời gian qua, Hàn Quốc cho xét nghiệm hàng trăm nghìn người ở mọi nơi, từ phòng khám cho đến trạm giao thông.
Hiện Hàn Quốc có thể xét nghiệm cho hơn 10.000 người mỗi ngày. Xét nghiệm có kết quả sau vài giờ, với tỷ lệ chính xác trên 90% và tương đối dễ quản lý.
Nhờ đó, Hàn Quốc đã nhanh chóng tìm ra người bệnh và cho cách ly kịp thời. Hiện số ca mắc viêm phổi Vũ Hán ở Hàn Quốc hàng ngày đã tăng chậm lại.

10 ngày trước đó, sáng 5/3, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) công bố kết quả nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm Real-time RT-PCR one step phát hiện cúm gây bệnh viêm phổi Vũ Hán cho kết quả xét nghiệm trong vòng 1 giờ, độ đặc hiệu 100%, độ nhạy 5 copies/phản ứng và khả năng sản xuất 10.000 kit/ngày, có thể tăng công suất lên gấp 3 lần để phục vụ công tác phòng chống dịch.

Sáng 15/3, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế, Phó trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán đã tiếp ngài Park Noh-wan, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam

Tại cuộc họp báo Giới thiệu kết quả nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm (bộ kit) real-time RT-PCR phát hiện viêm phổi Vũ Hán do Bộ Khoa học & Công nghệ tổ chức sáng ngày 5/3, Trung tướng, GS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y bày tỏ rất “vui mừng vì lần đầu tiên Việt Nam có bộ kit có thể ứng dụng trong thực tế, chẩn đoán viêm phổi Vũ Hán” và khẳng định công tác nghiên cứu và sản xuất có thể “đảm bảo cả về chất lượng, gồm độ nhạy, đặc hiệu, tính ổn định, tương đương với các bộ kit Việt Nam đang nhập về cũng như số lượng” – năng lực sản xuất của công ty Việt Á có thể lên tới 10.000 kit/ ngày.
Bộ kit, cho kết quả trong hơn 1 tiếng, được kiểm định các tiêu chí độ nhạy, độ đặc hiệu (100%, với 5 copy virus trong một phản ứng), độ chính xác 100%, độ lặp lại tại phòng thí nghiệm chuẩn thức của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á và Học viện Quân y. Kết quả cho thấy các tiêu chí tương đương bộ sinh phẩm do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ và WHO sản xuất.
Hiện nay, năng lực sản xuất của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á khi cần huy động có thể tăng công suất lên ba lần tức là có thể cho ra đời 30.000 kit/ngày. Như vậy hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu hoặc hỗ trợ quốc tế trong tình trạng dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới.

Trả lời báo chí trong nước về việc vì sao Việt Nam tuyên bố đã sản xuất được bộ kit có hiệu quả, nhưng lại đề nghị phía Hàn Quốc hỗ trợ bộ kit xét nghiệm, đại diện Bộ Y tế cho biết do thời gian cho kết quả của bộ test do Hàn Quốc sản xuất là khá nhanh, nếu có thêm nguồn test có thể rút ngắn thời gian trả kết quả xét nghiệm.

Bộ Y tế giải thích như sau: Bộ kit của Hàn quốc là loại kit xét nghiệm nhanh. Chẳng hạn như bộ kit cúm Vũ Hán Ag GICA Rapid của công ty PCL sẽ lấy mẫu từ dịch mũi/họng/đờm có thể cho ra kết quả chỉ sau 10 phút. Cách sử dụng rất đơn giản nên thậm chí có thể dễ dàng thực hiện. Độ chính xác của kit lên đến 85%.
Vì bộ kít Hàn quốc cho kết quả rất nhanh cho nên rất phù hợp để sử dụng xét nghiệm sàng lọc đại trà với số lượng lớn, chẳng hạn như hành khách tại các cửa khẩu/sân bay giúp phân loại nhanh hành khách để có biện pháp xử lý phù hợp, không làm ách tắc việc đi lại.
Trong khi đó bộ kit của Việt Nam là kít để dùng đọc kết quả với thiết bị RT-PCR. Kit Việt Nam có độ nhạy rất cao và độ chính xác lên đến 100%, cao hơn nhiều so với kít nhanh của Hàn Quốc tức là tốt hơn.
Tuy nhiên thời gian từ khi lấy mẫu đến khi có kết quả phân tích lên đến hơn 1 giờ. Nếu phải gửi mẫu từ sân bay/cửa khẩu về các bệnh viên chuyên môn có thiết bị RT-PCR để phân tích thì thời gian còn kéo dài hơn nữa. Do vậy không thích hợp với mục đích sàng lọc nhanh số lượng lớn.

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, bản thân những thông tin kỹ thuật công bố ngày 5/3 về bộ xét nghiệm do Việt Nam sản xuất đã có nhiều câu hỏi được đặt ra.

Bộ kit real-time RT-PCR one step phát hiện viêm phổi Vũ Hán do Việt Nam sản xuất

Nhà nghiên cứu Vũ Thiên Sơn phân tích các điểm cần thảo luận về bộ xét nghiệm viêm phổi Vũ Hán do Việt Nam sản xuất, xin được tóm lược như sau:
Thứ nhất, về thời gian cho kết quả xét nghiệm, chưa kể thời gian thao tác thì để đi từ mẫu bệnh phẩm tới trả kết quả tốn 1 tiếng rưỡi. Đó là trong điều kiện lý tưởng, người thao tác nhanh, làm 1 mẫu. Trên thực tế nếu tính cả thời gian thao tác: lấy ống nghiệm, đánh dấu mẫu, dùng pipette hút mẫu, trộn, đặt mẫu vào máy, cài đặt máy… rồi nhân hệ số khi phải thao tác với nhiều mẫu đồng thời, thì từ mẫu bệnh phẩm tới kết quả mất không dưới 2 tiếng.
Thứ hai, về độ đặc hiệu và độ nhạy con số về độ nhạy 5 copies/phản ứng là một con số khá khó tin.
Thứ ba, về “khả năng sản xuất 10.000 bộ kit/ngày“. Trong các bộ kit xét nghiệm là các enzyme và đầu dò (mồi) huỳnh quang. Ở Việt Nam không có nhóm nghiên cứu nào nghiên cứu cơ bản về enzyme phiên mã ngược (RTase), cũng như enzyme nhân gene (Pol), càng không có công ty nào tự sản xuất cả. Nói “khả năng sản xuất” thực ra vẫn là mua sản phẩm của các hãng nước ngoài về pha chế chứ không thực sự làm chủ được công nghệ lõi do thiếu nền tảng khoa học công nghệ cơ bản.

Trước sự không minh bạch về tinh hình dịch bệnh tại Việt Nam, dư luận gần đây đã lan truyền giả thuyết gói 37 triệu USD mà chính phủ Hoa Kỳ giúp các nước đối phó với dịch bệnh đã làm hồi sinh bệnh viêm phổi Vũ Hán tại Việt Nam với sự kiện bệnh nhân số 17 và hàng loạt người nhiễm bệnh sau đó.

Là quốc gia láng giềng đồng thời có mỗi quan hệ chặt chẽ về kinh tế – chính trị với Trung Quốc, nơi bùng phát dịch bệnh nhưng cho đến trước ngày 6/3/2020 Việt Nam vẫn liên tục ổn định với 16 bệnh nhân nhiễm viêm phổi Vũ Hán và cả 16 người đều đã được chữa khỏi. Bệnh nhân số 16 được xác định dương tính với viêm phổi Vũ Hán vào ngày 12/2/2020 và xuất viện vào ngày 26/2. Việt Nam đã lên tinh thần chuẩn bị công bố hết dịch với toàn thế giới.
Tuy nhiên, ngày 7/2 Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo Mỹ cam kết viện trợ 100 triệu USD cho Trung Quốc và các nước trong việc chống dịch viêm phổi Vũ Hán.
Đến ngày 10/2, cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đã cập nhật danh sách các nước kém phát triển và các nước đang phát triển trong luật Chống trợ cấp của nước này. Danh sách cập nhật đã xóa bỏ các ưu đãi của nước đang phát triển đối với loạt các quốc gia, lãnh thổ trong đó có Việt Nam. Trước sự việc trên, Việt Nam theo dõi sát sao tác động việc bị Mỹ đưa ra khỏi danh sách nước đang phát triển bởi lo ngại những ưu đãi mà Việt Nam mất đi khi bị Mỹ loại khỏi danh sách quốc gia đang phát triển sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế, tăng trưởng và duy trì sự ổn định của các hoạt động giao thương.
Ngày 6/3, bệnh nhân số 17 đã xuất hiện một cách đầy tai tiếng tại Việt Nam và gây lây lan trên diện rộng thậm chí trong cả hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, chỉ trong ít ngày, số người nhiễm bệnh đã lên tới 76 ca cùng nhiều nơi bị phong tỏa, hàng nghìn đối tượng trong diện cách ly. Và đến ngày 12/3, rất may mắn, Việt Nam nằm trong nhóm nhận 37 triệu USD chống dịch viêm phổi Vũ Hán của Hoa Kỳ.

Trong khi nhân dân gồng mình chống dịch, chính phủ Việt Nam liên tục có những chính sách đi ngược lòng dân đặc biệt là liên quan đến giá xăng và giá điện.

Facebooker Đỗ Văn Ngà phân tích : Giá dầu thế giới giảm đến 30%, điều đó kéo theo mỗi lít xăng RON95 giảm khoảng 3.115 đồng, nhưng nhà nước đã cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chỉ giảm 2.315 đồng còn lại 800 đồng bị giữ lại được gọi là “quỹ bình ổn” giá xăng. Tương tự vậy xăng E5RON92 bị giữ 200 đồng/lít, dầu hỏa và dầu diezel đều bị giữ 800 đồng/lít. Cứ giá dầu nhập khẩu giảm, thì nhân dân bị đảng xén lấy 1 phần lợi tức lẽ ra chính dân được hưởng trọn. Trước khi giá xăng giảm thì mọi người đã đóng vào quỹ bình ổn rồi, giờ lại phải đóng thêm cho đảng.
Từ nhiều năm nay, mỗi lít xăng người dân phải gánh đến 56% thuế phí, nay những cơ cấu thuế phí ấy không đổi mà giá dầu nhập khẩu lại giảm và chi phí cho quỹ bình ổn giá được tăng lên thì tất nhiên tổng các thuế phí chi xăng hiên nay phải chiếm hơn 56% giá xăng.
Thêm vào đó, giữa lúc dịch bệnh khó khăn, EVN tăng giá điện sinh khối từ 1.220 đồng lên 1.630 đồng một kWh. Giá cao nhất với dự án điện sinh khối lên cao nhất 1.968 đồng/kWh.
Sự độc quyền nhà nước trong xăng dầu và điện đã can thiệp thô bạo vào quy luật tự nhiên của cơ chế thị trường, gây nên bất lợi cho rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đồng thời ngăn cản Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới.

Những khẩu hiệu, những thông điệp về trách nhiệm, đạo đức hay những bài diễn văn về thành quả cách mạng đạt được mà Đảng rêu rao ngày càng trở nên nhàm chán, không thu phục lòng tin của người dân. Chúng mâu thuẫn với thực trạng mà mỗi người dân Việt chứng kiến hàng ngày trên dải đất hình chữ S này. Chúng mâu thuẫn y như lời phát biểu ngạo nghễ của ông Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2020) : “Với tất cả sự khiêm tốn của người cách mạng, có thể khẳng định rằng, Đảng ta thật là vĩ đại, nhân dân ta thật là anh hùng“.

Trung Nam từ Đà nẵng – Thoibao.de (Tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023