Vì sao tự nhiên “đổ gục” và thực trạng đất nước ra sao?

Trước các diễn biến ngày càng lan rộng của virus corona chủng mới trên thế giới, câu hỏi mà người dân cần biết , đó là tự cách ly thế nào cho đúng cách?

Hỏi: Các công ty có nên thay đổi chính sách dùng chung bàn làm việc (hot-desking policy) không? – Philip Cloke
Nguy cơ mất vệ sinh do dùng chung bàn làm việc – một chỗ ngồi có nhiều người sử dụng – có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi khiến vi khuẩn và virus lây lan.

Tự cách ly có nghĩa là bạn ở nhà trong 14 ngày, không đi làm, đi học, hay tới các địa điểm công cộng khác, và tránh dùng giao thông công cộng hoặc xe taxi. Bạn cũng phải ở riêng, tách khỏi các thành viên khác trong gia đình.

Virus corona mới này được cho là lây nhiễm qua hạt nước bọt bắn ra khi người nhiễm bệnh ho hay hắt hơi, xỉ mũi, và qua các bề mặt có dính virus.
Các chuyên gia tin rằng virus corona có thể sống trên các bề mặt vài giờ, thậm chí có thể là vài ngày.
Nếu có thể thì bạn hãy giữ mặt bàn, bàn phím máy tính và điện thoại sạch sẽ bằng cách dùng khăn diệt khuẩn lau chùi cẩn thận.
Tuy nhiên, vẫn chưa có tư vấn chính thức nào từ các chuyên gia y tế hay chính phủ theo đó khuyên bước đi đó là cần thiết hoặc nên làm.

Hỏi: Nếu áp dụng biện pháp tự cách ly thì cần làm những gì? – Alan Gell – Stockport, Cheshire
Bạn có thể cần phải tự cách ly nếu như bạn:
⦁ Đang chờ kết quả xét nghiệm virus corona
⦁ Có tiếp xúc gần gũi với người được xác nhận là đã nhiễm virus corona
⦁ Vừa trở về từ những nơi nhiễm virus

Hỏi: Vấn đề bảo hiểm sẽ thế nào nếu như bạn bị cách ly kiểm dịch trong thời gian đi nghỉ ở nước ngoài? – Bà Dal, Manchester
Hiệp hội Bảo hiểm Anh Quốc (ABI) nói rằng điều này tùy thuộc vào kiểu đi nghỉ mà bạn đặt mua. Nếu bạn bị cách ly để kiểm dịch trong khi đi nghỉ thì bạn trước tiên nên liên hệ với công ty mà bạn đặt mua gói kỳ nghỉ để hỏi họ xem bạn nên làm gì.

Bảng tổng hợp tình hình dịch Cúm Covid-19 đến 16h ngày 5-3-2020, cho thấy Hàn quốc đã có hơn 6.088 ca nhiễm, rồi đến Italy 3.089 ca, tuy nhiên tin cập nhật mới nhất cho thấy Iran đã vượt qua Italy với 3.513 ca nhiễm và 107 ca tử vong – thay vì chỉ có 2.922 ca nhiễm như trên Bảng tổng hợp

Hãy nhờ trợ giúp nếu bạn cần thực phẩm, các đồ dùng khác hoặc thuốc men – bạn có thể yêu cầu người khác đem các món đồ đến cửa nhà, nhưng bạn không được tiếp khách.
Thậm chí bạn cần tránh tiếp xúc với các thú cưng, vật nuôi của mình, nếu có thể, và rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào chúng.
Hỏi: Mẹ tôi, nay đã 80 tuổi, thường đi lễ nhà thờ. Nên thế nào trong việc dùng ly thông công chung với mọi người? – Joanna Gordon, Walton-on-Thames
Một số nhà thờ đã ra lời khuyên liên quan tới virus corona.
Nhà thờ Anh giáo nói rằng không có khuyến cáo từ phía chính phủ về việc ngưng dùng chung các ly thông công. Tuy nhiên, giáo hội nói phép nhận bánh thánh – khi miếng bánh thông công được nhúng vào rượu – là việc không khuyến khích thực hiện bởi nó có thể khiến cho tình trạng lây nhiễm lan ra, và có thể nguy hiểm đối với những người bị dị ứng với một số loại chất nhất định.
Cho tới khi virus corona bùng phát thì việc dùng chung ly thông công cũng không nguy hiểm gì hơn so với khi dùng ly vào mùa đông thông thường, lúc dịch cúm lan tràn.

“Mọi người nói rằng ngôi đền thiêng có thể chứa virus Corona, bởi vậy tôi sẽ liếm đền thờ để loại bỏ được virus và để các bạn có thể đến viếng thăm nó” – Người đàn ông Iran này nói và sau đó “liếm” ngôi đền thiêng ở Qom

COVID-19: Siêu virus “đủ cả ngũ độc
Trong trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Deutsche của Đức hôm 22/2, nhà virus học nổi tiếng người Đức là Christian Drosten cũng cho biết ngay cả khi tất cả các tài nguyên có sẵn được sử dụng, e rằng cuối cùng cũng không thể ngăn chặn dịch bệnh lan rộng.

Chính phủ nơi áp lệnh cách ly kiểm dịch được trông đợi sẽ chi trả các chi phí ăn, ở.
Nếu thời gian kiểm dịch kéo dài hơn thời gian lẽ ra là kỳ nghỉ của bạn thì bạn cần liên hệ với công ty bảo hiểm du lịch của mình. Tùy thuộc vào gói bảo hiểm bạn mua, bạn có thể yêu cầu được chi trả toàn bộ các khoản bạn phải bỏ ra trong những ngày vượt quá đó.
Nếu bạn mua gói kỳ nghỉ với một hãng có tham gia chương trình bảo hiểm du lịch hàng không, bạn sẽ phải được chi trả cho khoản tiền mua vé quay về.
Hỏi: Liệu những người từng bị viêm phổi sẽ có các triệu chứng nhẹ hơn khi nhiễm virus corona?
Virus corona chủng mới, trong một số ít các trường hợp có thể dẫn tới viêm phổi, mà đáng chú ý nhất là với những ai có tiền sử bệnh phổi.
Tuy nhiên, do đây là một biến thể mới của virus corona, cho nên không ai miễn nhiễm hết. Việc từng bị viêm phổi hay bị nhiễm virus corona ở các dạng khác, như Sars, sẽ không giúp cho một người miễn dịch khỏi chủng virus corona mới này và các chứng bệnh về phổi mà Covid-19 có thể gây ra. Tổ chức Y tế Thế giới nói có thể mất 18 tháng loại vaccine mới chống lại virus corona này mới có thể áp dụng rộng rãi.

Ngày 9.2 tại Hồng Kông, có 9 trường hợp là thân nhân trong một gia đình, cùng bị lây nhiễm sau bữa ăn lẩu và thịt nướng tại nhà hàng

Drosten giải thích rằng người bị COVID-19 mà không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ, vẫn có thể lây nhiễm sang những người khác, khiến dịch bệnh lây lan càng khó lường.
Drosten cũng trích dẫn kết quả tính toán bằng mô hình toán học của Cao đẳng Hoàng gia London (Imperial College London) cho biết, trong số trường hợp người nhiễm COVID-19 đến từ Trung Quốc thì chỉ có thể phát hiện được khoảng 1/3 số trường hợp nhiễm. Vì vậy ông cho rằng ‘viêm phổi Vũ Hán’ thành đại dịch toàn cầu là không thể tránh được.

Dựa trên các trường hợp đã được phát hiện, có thể thấy COVID-19 là một dạng siêu virus mà tính độc hại ở mức “hoàn hảo” (đủ cả ngũ độc).

I – Con đường lây nhiễm:
COVID-19 gần như bao quát toàn bộ các con đường truyền nhiễm của bệnh truyền nhiễm ở người:
Một là, Nhiễm do tiếp xúc – Chỉ cần tiếp xúc với các vật phẩm của người bị nhiễm virus COVID-19 là có thể bị lây nhiễm.
Hai là, Nhiễm qua đường tiêu hóa – Dùng dụng cụ ăn uống chung sẽ có thể lây nhiễm, phân và nước tiểu của người bị nhiễm COVID-19 cũng có thể là nguồn lây nhiễm virus.
Ba là, Nhiễm qua đường hô hấp – Các bệnh như cảm cúm, sởi…
Bốn là – Nhiễm qua không khí – COVID-19 có thể truyền nhiễm khi chúng dính vào các hạt bụi nước bay trong không khí, dù có đeo khẩu trang thì công dụng bảo vệ cũng chỉ có hạn. Đây cũng là cách lây nhiễm của virus cảm mạo thịnh hành, virus lao.
Năm là, Nhiễm qua đường máu – Ví dụ như AIDS, giang mai, virus viêm gan B, virus Ebola.

Sau khi xâm nhập Covid-19 có thể tấn công nhiều cơ quan của cơ thể người – SARS thường chỉ tấn công phổi và đường hô hấp của bệnh nhân. Nhưng ‘viêm phổi Vũ Hán’ không chỉ tấn công phổi mà còn có thể tấn công hệ thần kinh, tim, thận, hệ thống sinh sản hoặc các cơ quan khác. Điều này giải thích có những người bệnh bất ngờ đổ gục chết đột ngột.

Saudi Arabia đã áp dụng lệnh cấm tạm thời đối với hoạt động hành hương đến các đền thờ Hồi giáo ở Mecca và Medina giữa bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng tại Trung Đông

II – Thời gian ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh của COVID-19 thông thường vào khoảng 10 ngày, nhưng có người bệnh lên tới 14 ngày, và trong một số trường hợp hiếm hoi có thể vượt quá 24 ngày hoặc lâu hơn.
Bệnh nhân SARS không lây nhiễm cho người khác trong thời gian ủ bệnh, nhưng COVID-19 có thể lây nhiễm cho người khác trong thời gian ủ bệnh, ngay cả khi không có triệu chứng vẫn có thể lây nhiễm. Có những bệnh nhân sau khi được chữa khỏi vẫn có thể mang virus và lây nhiễm cho những người khác.

III – Khó phát hiện
Có chuyên gia còn chỉ ra COVID-19 là loại virus “xảo quyệt” nhất, trong thời gian ủ bệnh có thể trốn tránh tất cả các phương pháp kiểm tra mà hiện nay đang có, thậm chí có khi nhiều lần kiểm tra vẫn không phát hiện được.
Có người bị nhiễm, trong giai đoạn ủ bệnh đã kiểm tra bằng nhiều phương pháp vẫn không thể phát hiện, họ được xem là người bình thường, nhưng thực tế đã là một nguồn lây nhiễm, thậm chí siêu lây nhiễm.

Ở VN hiện giờ có nhiều trường hợp đột tử kể cả về từ vùng dịch đều được báo chí nhanh chóng đăng tin là “âm tính với COVID-19” – hình thành một công thức là “Đột tử-âm tính”

COVID-19 có khả năng lây nhiễm rất cao, với hệ số lây nhiễm cơ bản hay còn gọi là R-naught hoặc R0, ở ngưỡng từ 2.2 – 3.5.
Hệ số này thể hiện rằng mỗi người nhiễm bệnh có thể truyền virus tới 2.2 – 3.5 người khác.
Đến nay, so với virus Ebola và cúm gia cầm với tỷ lệ tử vong cao nhất (tỷ lệ tử vong hơn 50%) thì tỷ lệ tử vong của COVID-19 dường như thấp hơn nhiều.
Nhưng nhìn từ góc độ truyền bệnh, loại virus có tỷ lệ tử vong thấp hơn này có khả năng lây truyền mạnh hơn, khiến nhiều người bị nhiễm hơn.
Nếu tỷ lệ tử vong cao, nguồn lây nhiễm sẽ giảm nhanh chóng do người nhiễm sớm thiệt mạng.
Do COVID-19 lây lan nhanh, độc tính mạnh, vì vậy biện pháp quan trọng nhất để phòng chống bị nhiễm COVID-19 là nâng cao khả năng tự miễn dịch, tức là sức đề kháng của cơ thể.
Hiện rất nhiều người bị căng thẳng, nhưng tâm trạng căng thẳng nóng nảy lại càng dễ gây ảnh hưởng không tốt cho sức đề kháng. Vì vậy, mỗi người cố gắng giữ tâm trạng lạc quan để góp phần nâng cao hiệu quả hệ thống miễn dịch cơ thể, qua đó nâng cao khả năng đẩy lùi dịch bệnh.

trường quân sự tỉnh Tiền Giang được dọn dẹp làm khu vực cách ly Covid-19. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết riêng hệ thống quân đội đã có trên 60 điểm cách ly được 30.000 người và hiện có hơn 10.000 người đang được cách ly tại những khu vực này

Tại Việt Nam hiện nay, theo công bố trên truyền thông nhà nước thì đã có hàng chục nghìn người đang bị cách ly trong các khu doanh trại quân đội và nhiều địa điểm khác.
Nhiều ca tử vong đã xảy ra, nhưng nhà cầm quyền tại Hà Nội đều nói rằng “âm tính với Covid 19“.
Theo nguồn tin được lưu hành nội bộ tại Bộ Công an Việt nam mà chúng tôi nhận được, thì “thực tế lây nhiễm Covid 19 đang diễn ra rất mạnh trên cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc.
Tình trạng che giấu thông tin sẽ vẫn tiếp tục diễn ra, nhằm tránh hoảng loạn trong dân chúng, có thể dẫn tới biến cố Chính trị.”

Trung Nam từ Đà nẵng – Thoibao.de (Tổng hợp)