Dùng laser, Trung quốc “nhắm thẳng” máy bay Mỹ

https://www.youtube.com/watch?v=5mWm9zahpbw

Hải quân Hoa Kỳ nói rằng một khu trục hạm của Hải quân Trung Quốc đã bắn tia laser vào một máy bay tuần tra của Mỹ vào tuần trước trong khi phi cơ bay ngang qua Biển Philippines, cách đảo Guam khoảng 600 km về phía tây. Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố rằng một tàu Trung Quốc đã bắn tia laser lên máy bay P-8A Poseidon của Mỹ một cách “không an toàn” và “không chuyên nghiệp,” trong khi chiếc P-8 đang hoạt động “trong không phận quốc tế phù hợp với các luật lệ và quy định của quốc tế.”

Hải quân Hoa Kỳ cho biết hành động của Trung Quốc vi phạm Bộ Quy tắc về Các Cuộc Giáp mặt Không định trước trên Biển (CUES), một thỏa thuận đa phương đạt được vào năm 2014, và cũng không phù hợp với Bản ghi nhớ (MOU) giữa Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Trung Quốc về sự an toàn của các cuộc giáp mặt trên không và trên biển, tuyên bố cho biết.
Tia laser được ghi nhận bởi một cảm biến trên chiếc P-8A và không thể nhìn thấy bằng mắt thường. “Các loại tia laser cấp vũ khí có thể có khả năng gây tổn hại nghiêm trọng cho các máy bay và thủy quân lục chiến, cũng như các hệ thống tàu và máy bay,” Hải quân Mỹ nói.
Lâu nay, Mỹ được cho là dẫn đầu trên đường đua phát triển vũ khí laser, tuy nhiên Nga và Trung Quốc cũng đang tăng tốc để không bị tụt lại trong cuộc đua sở hữu loại vũ khí nhiều tiềm năng này.
Mới đây Trung quốc giới thiệu hệ thống LW-30 có thể bắn tia laser với công suất 30 kW, có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 25 km. Tuy nhiên giới phân tích hoài nghi tầm bắn hiệu quả lên đến 25 km của nó. Các hệ thống vũ khí laser của Mỹ đang thử nghiệm chỉ có thể bắn hạ mục tiêu trong phạm vi vài km.

Một tàu sân bay Mỹ dự kiến sẽ ghé thăm thành phố Đà Nẵng của Việt Nam trong đầu tháng 3 tới, một nguồn tin ngoại giao phương Tây không muốn nêu danh tính cho VOA biết.

Tàu sân bay USS Carl Vinson, từng ghé cảng Đà nẵng từ 5 đến 9/3/2018.

Hiện Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội đang làm việc với Bộ Ngoại giao Việt Nam để chuẩn bị cho chuyến thăm, và còn chờ quyết định cuối cùng từ phía nước chủ nhà, nguồn tin cho hay.
Chưa rõ tàu sân bay Mỹ sắp thực hiện chuyến thăm có tên và số hiệu là gì. Nếu hai nước đạt thỏa thuận, đây sẽ là lần thứ hai một tàu sân bay Mỹ ghé thăm Việt Nam sau khi hai nước chấm dứt chiến tranh vào giữa thập niên 1970.
Cách đây gần 2 năm, tàu sân bay USS Carl Vinson đã có chuyến thăm “lịch sử” lần đầu tiên đến cảng Đà Nẵng kể từ năm 1975, kéo dài trong 4 ngày, từ 5 đến 9/3/2018.
Ở thời điểm đó, Thiếu tá Tim Hawkins, sỹ quan chuyên trách truyền thông của tàu USS Carl Vinson, nói với VOA rằng chuyến thăm đánh dấu một “cột mốc quan trọng” trong mối quan hệ Mỹ-Việt và cũng “thể hiện sự hậu thuẫn của Mỹ” đối với một Việt Nam độc lập, mạnh mẽ và phồn vinh.
Đưa ra nhận xét chung về hoạt động của Hải quân Mỹ trong khu vực, Thiếu tá Tim Hawkins nói với báo chí quốc tế khi tàu USS Carl Vinson thăm Đà Nẵng rằng Hải quân Mỹ đã thường xuyên hoạt động ở Thái Bình Dương, “giúp duy trì hòa bình trong hơn 70 năm qua”.
Giới phân tích và quan sát cho rằng sự hiện diện của siêu chiếm hạm Mỹ đầy uy lực ở cảng của Việt Nam trong vùng Biển Đông có nhiều tranh chấp là một tín hiệu gửi tới Trung Quốc.

Lần xuất hiện gần đây nhất ở Biển Đông của Tàu sân bay Mỹ là hồi ngay sát quốc khánh Trung Quốc vào cuối tháng 9 năm ngoái, khiến phía Trung quốc vô cùng tức giận.

Thủy thủ đoàn Tàu sân bay USS Carl Vinson được chứng kiến các đầu bếp Đà nẵng chế biến và thưởng thức các món ăn đặc sản truyền thống mỳ quảng, bánh xèo và nem rán.

Chúng tôi hoạt động trong khu vực để trấn an các đồng minh và đối tác của chúng tôi, duy trì ổn định khu vực và duy trì sự rộng mở của các tuyến hàng hải quan trọng cho sự thịnh vượng toàn cầu”, viên thiếu tá Hải quân Mỹ nói thêm.
Dự kiến khi tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam lần thứ hai tại cảng Đà Nẵng, cũng sẽ diễn ra các hoạt động tương tự như khi tàu USS Carl Vinson đến, bao gồm các cuộc gặp gỡ, huấn luyện chung giữa các quân nhân hai nước, và các hoạt động giúp đỡ cộng đồng, giao lưu văn hóa giữa thủy thủ đoàn với người dân địa phương.
Theo mô tả của báo chí trong nước, người dân Đà Nẵng nói riêng và người Việt Nam nói chung rất hào hứng và có ấn tượng tốt đẹp về chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson hồi đầu năm 2018.
Tháng 4/2019, ông Randall Schriver, trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Mỹ chuyên trách khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được báo chí dẫn lời cho hay rằng tiếp sau chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson, Mỹ “hy vọng có thể đạt được thỏa thuận” với Việt Nam về tàu sân bay thứ hai đến thăm trong cuối năm 2019.
Tuy nhiên, theo VOA được biết, do có bão lớn ở Biển Đông, một kế hoạch điều tàu hải quân Mỹ thăm Việt Nam vào tháng 11/2019 đã bị hủy.

Hiện chưa rõ tình hình dịch virus corona đang lây lan ở nhiều nước sẽ ảnh hưởng ra sao đối với việc Mỹ dự kiến đưa tàu sân bay thăm Việt Nam vào tháng 3 tới. Hà Nội luôn khẳng định vẫn đang kiểm soát tốt dịch, không có ca nhiễm mới và 16 ca nhiễm trước đây nay đều đã khỏi.

Hình ảnh – tàu sân bay USS Ronald Reagan.

Trong một động thái có khả năng gây ra sự tức giận ở Bắc Kinh chỉ vài ngày trước khi Trung Quốc đánh dấu một sự kiện quan trọng, lễ mừng Quốc Khánh 70 năm, tàu sân bay USS Ronald Reagan tiến hành các hoạt động ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp, gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc, như những hình ảnh mới cho thấy, theo thời báo The Japan Times.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng “Trung Quốc mạnh mẽ phản đối các hoạt động phô trương sức mạnh của hạm đội Hoa Kỳ ở Biển Đông và những nỗ lực nhằm quân sự hóa khu vực”.
Trung Quốc điều tàu bám đuôi tàu sân bay USS Ronald Reagan của Hoa Kỳ trên biển Đông.
Theo South China Morning Post, với hai tuần dương hạm và một khu trục hạm đi kèm hộ tống, tàu sân bay năng lượng hạt nhân USS Ronald Reagan sau đó đã cập bến Singapore vào ngày 17/10/2019.
Chuẩn đô đốc Hải quân George Wikoff khi trả lời báo chí hôm 17/10 dù không phủ nhận việc trước đó USS Ronald Reagan đã bị nhiều tàu chiến Trung Quốc bám đuôi, nhưng ông khẳng định nhiệm vụ của tàu USS Ronald Reagan sẽ ‘mang tính sát thương’ và sẵn sàng tác chiến ngay khi có lệnh điều động.
Các hình ảnh vệ tinh đăng tải trên mạng xã hội cho thấy tàu bị ít nhất bảy tàu được cho là của Trung Quốc vây quanh.

Người dân Đà Nẵng vẫn chưa quên chuyến thăm của tàu sân bay USS Carl Vinson hồi tháng 3/2018.

Thủy thủ tàu USS Carl Vinson biểu diễn âm nhạc cho trẻ em bất hạnh Đà nẵng

Hàng không mẫu hạm Mỹ lần đầu tiên đến Đà Nẵng kể từ 1975 – sau 43 năm trôi qua kể từ thời điểm đó, người Đà Nẵng nay đón tiếp những thuỷ thủ Mỹ với một tâm thế mới.
Gia đình ông Nguyễn Văn Nhân, 59 tuổi từng có người tham gia chiến tranh năm xưa. “Sống dưới thời chiến và khi đất nước hoà bình như ngày nay, tôi nghĩ chuyện quá khứ đã là quá khứ. Họ (người Mỹ) đến đây và giao lưu văn hoá cởi mở, thật tình với mình thì mình tiếp nhận thôi“, ông Nhân nói.
Anh Nguyễn Minh Nhật, 26 tuổi, nhân viên một công ty tin học, so sánh tinh thần của “phong trào ngắm và săn ảnh tàu USS Carl Vinson” dịp này cũng đầy hào hứng và quan tâm như khi người dân Đà Nẵng kéo ra đường chào đón đoàn xe của Tổng thống Trump tới thành phố này dự APEC cuối năm 2017. “Nhiều người bạn của tôi rủ rê lập nhóm đi tìm địa điểm quan sát tàu, còn chủ đề này được nhắc đến khá nhiều trên mạng xã hội“.
Theo Minh Nhật, những lợi ích mà Mỹ tích cực quảng bá như phát triển kinh tế thịnh vượng, các cơ hội đến từ thông thường kinh tế và tự do đi lại, lưu thông trên biển… “đều là những yếu tố phù hợp, cần thiết với sự phát triển của Việt Nam“. “Việt Nam cần một người bạn và đối tác như Mỹ. Ngoài ra, riêng với người Đà Nẵng thì họ cũng đã biết đến và quen với sự hiện diện của người Mỹ tại đây rồi“, Minh Nhật nói.

So với tinh thần hào hứng của người dân Đà Nẵng, cựu binh Jim Reischl cũng chia sẻ cảm xúc thú vị khi quan sát sự kiện tàu sân bay USS Carl Vinson đến Việt Nam. Ông Reischl từng tham gia chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1969-1970, đóng quân ở sân bay Tân Sơn Nhất tại Sài Gòn.

Phó đô đốc – Tư lệnh Hạm đội 7 Phillip Sawyer, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink, Chuẩn đô đốc John Fuller được chào đón ở cầu cảng Tiên Sa, Đà Nẵng ngày 5/3/2018

Chiến tranh đã là chuyện của quá khứ và tôi muốn để lại những ký ức này lùi vào quá khứ. Một số người bạn khác của tôi thì không như vậy, nhưng tôi không thể thay họ phán xét hay nhận định vì những chuyện họ trải qua hoàn toàn không giống với tôi. Cá nhân tôi thì trông đợi sự kiện này sẽ là khởi đầu của một điều tốt đẹp hơn, mở ra những hợp tác mới giữa hai nước“, ông nói.
Thưởng thức bánh xèo, chả giò và một số món ăn Việt Nam khác tại một nhà hàng Đà Nẵng nằm trên con đường Bạch Đằng ven biển, Chuẩn đô đốc John Fuller cho biết đội tàu sân bay của ông đã đi thăm rất nhiều nơi, nhưng chuyến thăm Việt Nam lần này rất đặc biệt vì nó thiết lập một tiền lệ lịch sử.
So với phần lớn thuỷ thủ Mỹ khác trong đội tàu sân bay USS Carl Vinson, Chuẩn đô đốc Fuller cảm thấy có mối liên hệ hơn với Việt Nam. Cha ông từng là binh sĩ thuộc lục quân tham gia cuộc chiến ở Việt Nam trước năm 1975. Ông Fuller khẳng định cha sẽ “cảm thấy tự hào vì con trai. Sau 40 năm, tôi đến ở Việt Nam trong hòa bình, hữu nghị và nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ đất nước tuyệt diệu Việt Nam“. “Cách đây hơn 40 năm sẽ không ai có thể hình dung ra diễn biến ngày hôm nay. Nhưng những diễn biến suốt giai đoạn qua đã nói lên nhiều điều về mối quan hệ song phương, bao gồm hợp tác hàng hải giữa hai bên. Chúng ta đang bước đi đúng hướng“, ông Fuller nói.

Việt Nam và Mỹ đã từ 2 nước cựu thù, giờ đây đứng trước một Trung Quốc ngày càng hung hăng trên Biển Đông, thì họ lại gần nhau hơn và cùng hợp tác.
Bản thân nhà cầm quyền tại Hà Nội cũng cần có một đối tác mạnh mẽ, đủ để đương đầu với lực lượng hải quân, hải cảnh hùng hậu của Bắc Kinh luôn tìm mọi cách xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Nhưng để giữ được chủ quyền, lãnh hải trên Biển Đông, Việt Nam cần một đồng minh chiến lược với Mỹ và các nước dân chủ, tự do . Để có điều này thì Đảng cộng sản cần vứt bỏ chế độ độc tài toàn trị để trở về với nhân dân.

Trung Nam từ Đà nẵng – Thoi bao.de (Tổng hợp)