Hà Nội: “Ghế Bí thư Thành ủy là chiếc ghế có gai”?

Hôm 13/02/2020, PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh, người tự giới thiệu là quen biết ông Vương Đình Huệ khi còn là du học sinh ở một quốc gia tại Đông Âu trước đây và có sinh hoạt chung trong một hội hữu nghị, nói:

Tôi có kiểm tra lại sơ yếu lý lịch của anh Huệ, thì tôi phát hiện ra là mặc dù con đường quan lộ của anh có vẻ rất rực rỡ, nhưng mà anh không bao giờ ở một chỗ nào đó lâu được hơn hai năm.“

Tôi cũng có một chút quan tâm đến ông Vương Đình Huệ, vì ông Huệ từng học ở Bratislava và tôi trước đây thì học ở Czech. Chúng tôi sinh hoạt chung một hội gọi là Hội hữu nghị của những sinh viên, cựu sinh viên đi Tiệp Khắc ngày xưa về.
Tôi có một vài dịp gặp vợ anh Huệ ở đó và cũng có nghe nhiều chuyện về anh Huệ. Tôi được biết anh Huệ thực tế là một người học giỏi, tuy nhiên đấy cũng là một điều đáng tiếc nữa, vì kinh nghiệm của tôi đã nhìn thấy nhiều lần là những người học giỏi mà đi vào con đường quan trường thì nhiều khi cũng không được may mắn, thông đồng bén giọt lắm.

Cho nên tôi cũng nghiêng về ý kiến như là mọi người nói ở đây, đó là có đây là một bước chuẩn bị để hy vọng là anh Huệ có thể vào được tứ trụ. Trong trường hợp anh Huệ vào được tứ trụ, thì có lẽ cũng là một tin tốt vì đây cũng là một trong số hiếm hoi những trường hợp một người được học hành tử tế, tức là anh làm Tiến sỹ ở Đại học Kinh tế của Bratislava, có thể nắm được một chức vụ quan trọng trong chính quyền.”

ông Vương Đình Huệ nhận quyết định bổ nhiệm làm bí thư thành ủy Hà nội hôm 07/02/2020

Cái ghế của Bí thư Thành ủy trong trường hợp này có vẻ giống như cái ghế có gai mà chúng ta vẫn thường nhìn thấy trong các tranh biếm họa về những quan lớn, người mới nhậm chức, PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh bình luận.

Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng là như nhìn vào (CV) Sơ yếu lý lịch của anh Huệ, chúng ta cũng thấy câu chuyện này cũng chưa có gì là chắc chắn và nếu trong trường hợp anh Huệ ở lại Hà Nội, thì cá nhân tôi cũng chưa nhìn thấy một hy vọng nào cho đổi mới của Hà Nội cả.

Tại vì chúng ta cũng biết rằng dân chúng từng rất kỳ vọng vào đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, một người cũng có một lý lịch học hành cũng rất hoành tráng, nhưng thực tế thì ở cương vị Bộ trưởng (Giáo dục & Đào tạo), cũng như ở cương vị Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh hiện tại, đồng chí đều có vẻ chưa có gì nổi bật cả.
Tình hình bây giờ, nếu anh Huệ ở lại lâu dài, thì sẽ có nhiều vấn đề rắc rối hơn nữa so với của bên (TPHCM của) ông Nguyễn Thiện Nhân. Chúng ta cũng biết rằng gần đây nhất vụ Đồng Tâm vẫn là một câu hỏi để ngỏ.
Rồi những vấn đề tồn đọng lâu dài làm dân chúng bức xúc, như là đường sắt Cát Linh – Hà Đông, thì cũng chưa có một giải pháp nào cả.

Liên quan câu chuyện về nhân sự này thì hiện nay, tất cả tình hình nhân sự của Đại hội đảng chưa được rõ ràng cho lắm”, Phó Giáo sư, TS. Hoàng Ngọc Giao bình luận.

ông Nguyễn Thiện Nhân bí thư thành ủy TpHCM tích cực dọn rác với một lượng đông đảo phóng viên ảnh cùng lăn xả để chụp hình

Mặc dù về phía đảng thì, đã quy hoạch được khoảng 200 nhân sự, gọi là cán bộ chiến lược, thế nhưng giá như các vị đã được quy hoạch, mà danh sách được công khai, minh bạch cho người dân biết, thì sẽ tốt biết bao.
Bởi lẽ từ góc nhìn của người dân, biết cụ thể nhân sự nào được quy hoạch là chiến lược, thì chắc chắn người ta sẽ có những đánh giá – để cho về phía đảng (CSVN) có thể lựa chọn được những người xứng đáng theo những tiêu chí như là Tổng Bí thư mong muốn là không có ham muốn quyền lực, tận tâm với người dân và gương mẫu đảng viên.
nếu như việc đó làm được, thì lực lượng cán bộ mà đảng quy hoạch sẽ được sàng lọc. Bởi vì người dân sẽ biết là anh nào được nằm trong quy hoạch, anh ấy có tham nhũng không, tài sản của anh có không? Người dân sẽ có ý kiến.
Bởi vì tham nhũng là con người, nếu như đảng vẫn cứ làm theo cách xưa, là làm nhân sự khép kín, thì khó có thể giải quyết một cách rốt ráo câu chuyện chống tham nhũng, cũng như nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo đảng và chính quyền,” ông Hoàng Ngọc Giao nói.

Vụ việc ở Đồng Tâm liệu liệu có được đề cập và giải quyết thỏa đáng, có thể là một câu hỏi đặt ra với ban lãnh đạo đảng Cộng sản và chính quyền thành phố Hà Nội, trong giai đoạn mới hay không?

ông Đinh La Thăng, tiến sĩ kinh tế, từng làm Bộ trưởng Bộ GTVT rồi Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2016-2017)

Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu, phản biện chính sách độc lập (IDS đã tự giải thể), đưa ra bình luận:

Tôi nghĩ có nhiều thách thức lắm, nhưng mà việc nổi cộm nhất ở trong phạm vi Hà Nội, đấy là việc Đồng Tâm, không biết là ông Bí thư mới của Thành ủy Hà Nội có giải quyết được hay không?
Và tất nhiên là những việc khác mà rất nổi cộm, tôi nói thí dụ như chuyện đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông ở Hà Nội.
Liệu ông có giải quyết được không? Đấy là những vấn đề nhức nhối trong dư luận xã hội.
Tôi nghĩ là nhiệm kỳ của ông chỉ còn độ một năm nữa, thực sự là rất là ngắn, thay thế ông Hoàng Trung Hải và rất có nhiều khả năng đây cũng chỉ là một bước đệm, để cho nó đủ tiêu chuẩn là đã kinh qua những bước này, bước kia, để có thể ông bước sang một vị trí mới có thể là cao hơn.”

Nhà hoạt động Hoàng Dũng đưa ra bình luận bằng cách kể câu chuyện: Rằng – Hồi tháng 9/2011, anh Huệ mới lên Bộ trưởng Bộ Tài chính, đã có những chấn chỉnh hệ thống xăng dầu, làm hàng triệu dân lúc bấy giờ cảm thấy dễ thở hơn

ông Vương Đình Huệ trả lời chất vấn của Đại biểu quốc hội với cương vị bộ trưởng Tài chính

Phải khẳng định với bà con rằng những năm ấy, 2010, 2011… còn đầy người chưa nhận ra bộ mặt thật của những người cộng sản. Khi ấy hàng triệu người dân, bị truyền thông 1 chiều của nhà nước che phủ đã phát cuồng với Nguyễn Bá Thanh, Đinh La Thăng rồi Vương Đình Huệ, thậm chí cả Thủ tướng vì những phát ngôn mị dân của họ.
Năm ấy, trong cuộc họp, anh Huệ doạ: “Nếu doanh nghiệp nào thấy lỗ quá không làm được thì rút lui. Kể cả Petrolimex, nếu không làm được chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập tổng công ty khác. Với tư cách là Bộ trưởng Bộ Tài chính, tôi xin tuyên bố sẽ không cho phép doanh nghiệp nào bỏ việc lưu thông xăng dầu, khó khăn nào cũng có thể giải quyết. Không phải vì 11 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, mà vì cả nền kinh tế và hơn 80 triệu người tiêu dùng xăng dầu trên lãnh thổ này”. Sau lời phát biểu đó biết bao người tin rằng giá xăng dầu sẽ không còn là gánh nặng của người lao động nữa. Nhưng thực chất là cũng sau phát biểu này, thì giá xăng dầu thì cứ tăng liên tục cho đến nay vẫn chưa có điểm dừng.
Đảng cộng sản như một cỗ máy quá cũ, rệu rã. Vương Đình Huệ có thể là một chi tiết máy hiện đại. Liệu có hy vọng là nó sẽ kéo cả cỗ máy lao về phía trước được không?
Hoặc là nó sẽ phải thích nghi hoặc nó sẽ bị cỗ của Đảng đánh bật ra vì không phù hợp như tấm gương của Nguyễn Bá Thanh hay Đinh La Thăng mà thôi.

Trong trường hợp chưa kịp vào Tứ Trụ và ở lại Hà Nội hết một nhiệm kỳ, liệu ông Vương Đình Huệ sẽ giải quyết những bức xúc ngay trước mắt của Thủ đô như thế nào?

Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông uốn lượn mấp mô như một biểu tượng kém cỏi của việc quản trị đất nước, có dấu hiệu quan tham nhũng giữa thủ đô Hà nội

Làm sao cải thiện tình trạng tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí, sông hồ, thiếu khoảng không xanh, quy hoạch “hổ lốn” tại Hà Nội?

Tiếp theo, với chính sách điều động và luân chuyển nhân sự cấp cao như hiện nay của Việt Nam, các lãnh đạo nguồn trong diện được quy hoạch thường ít có thời gian để gắn bó với cơ sở và chuyên tâm làm những việc cụ thể, “ích nước lợi dân”, bởi họ còn bận “đấu đá” để tiếp tục leo cao hơn nữa.

Vì thế, vấn đề của đất nước có lẽ nằm ở lỗi hệ thống nhiều hơn khi người dân chưa được quyền tự do lựa chọn người thực sự tài giỏi ra lãnh đạo mình.

Ở trong một mô hình “không giống ai” và lạc hậu như vậy, bên cạnh tham nhũng, sai phạm là tất yếu, nhân tài sẽ rất khó xuất hiện, hoặc nếu có thì cũng chẳng làm được gì, chưa kể nguy cơ bị cho vào “lò đốt” nếu muốn làm khác.

Hoàng Trung từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)

Kasse animation 7.8.2023